AJITA SUTTA
AJITA SUTTA, được đặt theo tên của du sĩ (paribbājaka) Ajita, người không được đề cập ở bất kì bài kinh nào khác, mặc dù cái tên này khá phổ biến trong giới tu sĩ và nhà khổ hạnh, ví dụ như trưởng lão Ajita, Ajita-kesakambalī, v.v. Tuy nhiên, một bản thảo được viết bằng tiếng Sinhala, có trong uddāna (tóm tắt nội dung) của Phẩm Đi xuống (A. V, 222-37) mà bài kinh này nằm trong phần 4 của chương 10, cái tên Ājina thay cho Ajita, và đề cập ông là một nhà khổ hạnh (ājīvaka).
Trong cuộc trò chuyện với Đức Phật, du sĩ Ajita (A. V, 229) này đã tự hào kể về một người đồng phạm hạnh (sabrahmacārī) là một vị hiền trí (paṇḍita), người đã nghĩ ra 500 tâm sở (pañcamattāni cittaṭṭnasatāni). Với hệ thống này, người bạn của ông có thể đánh bại những người có quan điểm (aññatitthiya) khác. Có lẽ, ở đây Ajita đã nghĩ đến những người nắm giữ hệ thống phân tích tâm, mà sau này được phát triển thành Thắng Pháp, theo đó ‘chỉ’ có 121 tâm sở (cittāni).
Đức Phật không phủ nhận tuyên bố của ông ta, mà chỉ chỉ ra rằng học thức không làm nên người trí. Mọi người có thể tung hô một người là một nhà hiền trí, khi anh ta có thể kích động một nhóm người và khiến họ ồn ào náo nhiệt. Vì vậy, khi một người có thể dùng tà kiến để chống lại và hủy báng chánh kiến, thì anh ta có thể được những kẻ vô minh tung hô là một người trí. Ai là bậc hiền trí không quan trọng, mà chúng ta cần hiểu điều gì là chánh (dhamma), điều gì là tà (adhamma), điều gì có lợi (attha) và điều gì có hại (anattha). Hiểu điều này, chúng ta cần điều chỉnh cuộc đời của mình cho phù hợp (tathāpaṭipajjitabbaṃ).
Sau đó, lời giải thích về tà (adhamma) và có hại (anattha) được lặp lại như trong 3 bài Kinh Phi Pháp ở trước (A. V, 222): tà kiến (micchādiṭṭhi) và những ác pháp phát sinh từ tà kiến, tà tư duy (micchāsaṅkappa) và những ác pháp phát sinh từ đó, tà ngữ (micchāvācā), tà nghiệp (micchākammanta), tà mạng (micchājīva), tà tinh tấn
(micchāvāyāma), tà niệm (micchāsati bị lược bỏ trong bản PTS, A.V, trang 228), tà định (micchāsamādi), tà tuệ (micchāñāṇa) và tà giải thoát (micchāvimutti) cùng với những ác pháp phát sinh từ đó. Và cả 10 điều đối lập của những điều trên là chánh (dhamma) cùng những thiện pháp (kusalā dhammā) và viên mãn thiền định (bhāvanā-pāripūriṃ) nên là mục tiêu (attha) của hành giả.