AJĀTAŚATRU-KAUKṚTYA-VINODANA

AJĀTAŚATRUKAUKṚTYA-VINODANA có ba bản dịch tiếng Hán hiện còn trong Tam tạng.  Bản đầu tiên được gọi là Fo-shuo-a-she-shih-wang-ching (tên tiếng Phạn tương đương của nó là Buddhabhlsitājātaśatrurāja-sūtra), được dịch bởi Chih Lou-chia-ch’an, (Lokaraksa ?), của nhà Đông Hán, 25-221 sau công nguyên.  Nó bao gồm 2 tập và phù hợp với bản Tây Tạng (Nanjio, Số 174; Taishō, Số 626).

Một bản dịch khác gọi là P’u-ch’ao-san-mei-ching (tên tiếng Phạn tương đương của nó là Sammantaiikramana-samādhi-sūtra), được dịch bởi Chu Fa-hu (Dharmaraksa) 286 A. C của nhà Tây Tấn,  265-317 sau công nguyên, và bao gồm 4 tập.  Đây là bản dịch sau này của những tác phẩm đã đề cập ở trên (Nanjio, Số 182; Taishō, Số 627).

Bản dịch cuối cùng được dịch có tựa là Fang-po-ching (Kinh ‘buông bỏ bình bát’, tên gốc của nó được Nanjio gọi là Pātra-gamayat-sūtra) dưới nhà Tây Tấn, tuy nhiên tên dịch giả đã bị thất lạc.  Hơn nữa, đây không phải là bản dịch hoàn chỉnh, không giống như hai bản dịch đã đề cập ở trên.  Nó là bản dịch tương tự như chương 2 của bản dịch trên (Nanjio, Số 183 ; Taishō, Số 629).

Bên cạnh đó, Fo-shuo-wei-ts’êng-ch’êng-fa-ching (còn được gọi là bản dịch sau của bài kinh này. Nó bao gồm 6 tập, và đã được dịch bởi Fa-hsien của nhà hậu Tống (Nanjio, Số 925 ; Taishō, Số 628). Bản dịch tiếng Tây Tạng tương ứng có thể được tìm thấy cả trong ấn bản Sde-dge và ấn bản Bắc Kinh.

Ấn bản Sde-dge được dịch là Hphags-pa ma-skyes-dgrahi hgyod-pa bsal-ba shes-bya-ba theg-pa chenpohi-mdo (tên tiếng Phạn tương đương là Ārya-Ajātaśatrukaukṛtyavincdana-nāma-mahāyãna-sūtra). Ấn bản này được dịch bởi Manjuśrīgarbha và Ratnarakṣita


(TM., Số 216). Tựa đề bài kinh và tên dịch giả của ấn bản Peking hoàn toàn giống với ấn bản Sde-dge (ŌM. Số 882).

Nội dung của bài kinh này dựa trên truyền thuyết nổi tiếng về vua A-xà-thế và Đức Phật Gô-ta-ma. Nhưng giáo lý của nó lại cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo Đại Thừa sơ thời. Vấn đề sám hối và tâm thanh tịnh (citta-viśuddhi) được thảo luận chi tiết.  Từ quan điểm này, tác phẩm này nên được ước tính là thuộc về thời kỳ chuyển tiếp từ Đại thừa sơ thời sang giáo lý của Phật giáo Tịnh độ.

S. K.