AIŚVARIKA DOCTRINE
AIŚVARIKA DOCTRINE. Thuật ngữ aiśvarika bắt nguồn từ Iśvara, có nghĩa là chúa tể, đấng cai trị, ông chủ, thủ lĩnh, từ gốc từ iś, có nghĩa là ‘có quyền lực’. Theo giáo lý Aiśvarika, giáo lý của một trong bốn trường phái triết học Phật giáo của người Nepal, theo lời của de la Vallée Poussin, có nghĩa là “cách giải thích nửa naiyā nika (tức là hữu thần), nửa Śaivite (tức là phiếm thần) giải thích sự suy đoán về bản thể học và tôn giáo của Đại Thừa (Great Vehicle) trong trạng thái phát triển cuối cùng của nó” (ERE. I, trang 93). Tuy nhiên, cách giải thích này khác biệt đáng kể so với các giáo lý được chấp nhận của Đại thừa, để khiến các học giả nhận ra trong đó một loại Phật giáo mới, vì nó dựa trên thuyết hữu thần. Giáo lý hữu thần này của triết học Phật giáo không chỉ khác biệt với thuyết vô thần, thuyết hoài nghi, thuyết bất khả tri hay thuyết thần thánh, mà còn khác biệt với thuyết hữu thần được một số tôn giáo trên thế giới chấp nhận.
Theo truyền thống, Phật giáo du nhập vào Nepal vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, nhờ đại đế Asoka[1]. Vào đầu công nguyên, Phật giáo ở Nepal hình thành 4 hệ thống triết học, đó là Svābhāvika, Aiśvarika, Yātilika. và Kārmika, mỗi hệ thống, theo cách riêng của mình, cố gắng giải thích những gì mà chúng cho là có thể bị phản đối, cũng như mâu thuẫn, trong giáo lý nguyên thủy, chẳng hạn như nguồn gốc của thế giới, bản chất của nguyên nhân đầu tiên cũng như bản chất và số phận của linh hồn.
Giáo lý Aiśvarika phần lớn dựa vào những diễn giải bắt nguồn từ Svayambhū-purāṇa, Bhadrakalpāvadāna và Avadāna-kalpalatā.
Theo giáo lý này, khi tất cả đều là không (void), chân không (śūnya, mahā-śūnya), âm tiết linh thiêng Om, bao gồm ba âm a, u và m, trở nên hiển hiện, được bao quanh bởi tất cả các chữ cái cơ bản (bījākṣara ). Trong âm tiết linh thiêng đó, Iśvara[2], được đồng nhất với Đức Phật Toàn Giác (Adi-Buddha, q.v.), bản thể trí tuệ đầu tiên, đã tự bộc lộ dưới dạng ánh sáng theo ý chí của chính mình. Iśvara trường tồn, vô tận, trí tuệ và phi vật chất này, Đức Phật toàn giác tự hữu (self-existent Great Buddha), đã trở thành vì lợi ích của sự sáng tạo, Pañca-jñānātmika, như là bản thể riêng của Ngài. Paāca-jñānātmika, sở hữu năm loại trí tuệ, cụ thể là suviśuddha-dharmadhātu-jñānā, ādarśana-jñānā, pratyavekṣaṇa-jñānā, samata-jñānā và kṛtyānuṣṭhāna-jñānā, được tạo ra từ chúng bởi năm hành vi định tâm (mental absorption) (Thiền-na), riêng biệt, tương ứng với ngũ trí Phật[3] (Dhyāni-buddha), Phật Đại Nhật (Vairocana), Phật A-súc-bệ (Akṣobhya), Phật Bảo Sinh (Ratnasambhava), Phật A-di-đà (Amitābha) and Phật Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi), những vị ban đức hạnh của trí tuệ (jñānā) đó được bắt nguồn. Ngũ trí Phật là nguồn trực tiếp, Iśvara, Đức Phật Toàn Giác, là nguồn tối thắng, của ngũ đại (pañca-bhūta), và của ngũ căn (pañca-indriya) và năm cõi giới (pañca-āyatana) của tâm thức (perception). Hư không (ākāśa), nhãn căn (cakṣus) và đối tượng hữu hình (rūpa) phát sinh từ Phật Đại Nhật; phong (vāyu), nhĩ căn và âm thanh (sabda) phát sinh từ Phật A-súc-bệ; hỏa (teja), nhĩ căn (ghrāṇa) và mùi phát sinh từ Phật Bảo Sinh; thủy (āpa), thiệt căn (jihvā) và hương vị (rasa} phát sinh từ Phật A-di-đà; và địa (pṛthivī), xúc (kyā) và đối tượng xúc chạm (spraṣṭavya) phát sinh từ Phật Bất Không Thành Tựu. Như vậy, ngũ đại và ngũ căn và năm cõi giới của tâm là những hình thức của ngũ trí Phật[4]. Mỗi vị Phật, để nhào nặn những chất liệu này thành hình dạng của một thế giới thực tại, tạo ra một trí Bồ-tát (dhyani-bodhisattva) nhờ hiệu lực chung của jñānā – nhận được từ Iśvara, Đức Phật toàn giác, và nhờ hiệu lực chung của một hành động định tâm (Thiền định) của Ngài. Do đó, ngũ trí Bồ-tát được tạo ra bởi ngũ trí Phật lần lượt là Phổ Hiền (Samantabhadra), Kim Cang Thủ (Vajrapāṇi), Bảo Thủ (Ratnapāṇi), Liên Hoa Thủ (Padmapāṇi) và Phổ Chùy Thủ (Viśvapāṇi). Mỗi vị Bồ-tát siêu việt có đủ mọi phẩm chất (sarvaguṇa) bởi đức hạnh của quyền năng bắt nguồn từ chính ngũ trí Phật-Iśvara, Đức Phật toàn giác, là nguồn tối thắng của 5 vị-tạo ra vạn vật theo mệnh lệnh của Ngài. Do đó, các trí Bồ-tát là những đấng sáng tạo thực sự của vũ trụ vật lý. Các Ngài là tác nhân trực tiếp của sự sáng tạo (sṛṣṭi-karmakāra), ngũ trí Phật là tác giả của sự sáng tạo (pravṛtti-karma-kāra).Nhưng những thế giới được tạo ra bởi các trí Bồ-tát đều có thể bị biến hoại. Ba trong số những sáng tạo của họ, nghĩa là, của Phổ Hiền Bồ-tát, Kim Cang Thủ Bồ-tát và Bảo Thủ Bồ-tát, đã biến hoại. Sự sáng tạo thứ tư, vũ trụ hiện tại, là sự sáng tạo của Liên Hoa Thủ (Quán Thế Âm-Bồ-tát Avalokitesvara). Theo Guṇakāraṇḍa-vyūha, Phạm thiên (Brāhma) được sinh ra từ vai của Liên Hoa Thủ Bồ-tát, Đại thiên (Mahādeva) được sinh ra từ trán, mặt trời và mặt trăng được sinh ra từ hai mắt, không khí được sinh ra từ miệng, Thần Sarasvatī được sinh ra từ răng, Thần Varuṇa được sinh ra từ bụng, Thần Lakṣmī được sinh ra từ đầu gối, trái đất được sinh ra từ bàn chân, nước được sinh từ rốn và Indras cùng các vị thần khác được sinh ra từ chân tóc của Ngài. Phật A-di-đà là giáo chủ (nātha) và là đấng chế ngự (jina) của vũ trụ hiện tại, hướng dẫn cho vũ trụ có Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật thứ tư trong ngũ vị Phật của con người (mānuṣi-buddha), tương ứng (pratibimba) với ngũ trí Phật.
Do đó, như đã nêu trong Svayambhū-purāṇa, Iśvara, Đức Phật toàn giác tự hữu, là vị có vạn vật trong biến chuyển (pravṛtti), trạng thái mà trong đó bản chất jñānā tồn tại hòa lẫn với vật chất, và tách biệt khỏi vạn vật trong bất biến chuyển (nirvṛtti), trạng thái mà trong đó bản chất jñānā tuệ tồn tại độc lập với vật chất. Do đó, Ngài là bản chất của biến chuyển và bất biến chuyển. Tuy nhiên, được duy trì trong biến chuyển và không được duy trì trong bất biến chuyển, bản chất của Ngài là bất biến chuyển. Trong bất biến chuyển, Ngài không có hình dạng, nhưng trong biến chuyển, vạn vật đều là hình dạng của Ngài. Nói cách khác, như đã nói trong Bhadra-kaipāvadāna, Ngài là nguyên nhân của vạn vật tồn tại trong vũ trụ vô thường. Và là nguyên nhân của hiện hữu vô thường, Ngài cũng là nguyên nhân chấm dứt tất cả hiện hữu như vậy.
Thân và bản chất jñānā được tạo ra bởi Iśvara, Đức Phật toàn giác. Thân là hợp của ngũ đại; bản chất jñānā, làm thân trở nên sinh động, bắt nguồn từ Iśvara tự hữu, Đức Phật toàn giác. Do đó, sự hòa nhập vào Ngài là giải thoát (mokṣa), cực lạc (nirvrti).
Theo giáo lý Aiśvarika, có thể đạt được giải thoát nhờ nỗ lực của chính mình, thông qua Khổ hạnh và Thiền định. Theo thuật ngữ, Khổ hạnh không phải sự sám hối hay tự đày đọa thân xác, mà là sự từ chối hoàn toàn mọi hiện tượng (pravṛttika) khách quan; và theo thuật ngữ thiền định (Dhyāna), sự định tâm thuần tịnh. Nhờ nỗ lực khổ hạnh (tapas) và thiền định, hành giả có thể mở rộng các cẵn đến vô hạn qua các giai đoạn giới, định, tuệ (prajñā) (hợp nhất với Iśvara, Đức Phật Toàn Giác), vimukti (giải thoát) và jñānā (đầy đủ trí tuệ: jñānā của Iśvara, Đức Phật Toàn Giác), nâng bản thân mình lên Thánh vị và hòa nhập vào Iśvara.
[1] Buchanan-Hamilton cho rằng Phật giáo du nhập vào Nepal vào năm 33 công nguyên (Câu chuyên về Nepal, trang 190) ; nhưng L. A. Waddell nói rằng đây có lẽ là sự du nhập lại của nó (Phật giáo Tây Tạng, trang 8). Tuy nhiên, D. R. Regmi phủ nhận rằng có bằng chứng trực tiếp về sự du nhập của Phật giáo, và khẳng định rằng tôn giáo này đã phổ biến rộng rãi vào thời của Huyền Trang (Nepal cổ đại, Calcutta, 1960, trang 120).
[2] Trong Kinh văn Pali (ví dụ: D. III, 28 ; M. II, 222 ; A. I, 173 và Vism. 513) từ issara (vedic isvara) được dùng để biểu thị ‘vị thần sáng tạo’, Brāhma.
[3] P. Mus, Barabudur, trang 677ff.
[4] Ngoài ra còn có lục vị Bồ-tát, Kim Cang Tát-đỏa Bồ-tát (Vajrasattva) được thêm vào ngũ vị Bồ Tát. Kim Cang Tát-đỏa Bồ-tát được ấn định là sự tổ chức tức thời của tâm (manas). Lục vị Bồ-tát cũng được tăng lên thành Cửu vị bằng cách bổ sung thêm Kim Cang Thân Bồ-tát (Vajrakāya), Kim Cang Pháp Bồ-tát (Vajradharma), và Kim Cang Nghiệp Bồ-tát (Vajrakarma).