ĀHUNEYYA SUTTA
ĀHUNEYYA SUTTA (Kinh Bậc Ứng Cúng). Có nhiều bài kinh mang tựa đề này (A. III, 279, 280; IV, 290 ff., 373; V, 23) và mỗi bài đề cập đến một số lượng người nhất định, 6, 8, 9 hoặc 10, những Vị, vì nhiều lý do khác nhau, đáng được cúng dường (āhuneyya). Thuật ngữ āhuneyya là dạng danh động từ của ā + hu, được nối với danh từ āhuti, sự dâng hiến, cúng tế, sự tôn kính, sự tôn thờ, và với động từ juhati, cúng dường, tận hiến.
Khái niệm về sự cúng tế như một hình thức xoa dịu xa lạ với Phật giáo, ý tưởng cơ bản là sự cúng dường như một dấu hiệu của sự tôn trọng và tôn kính. Thuật ngữ này được biết đến nhiều nhất với tư cách là danh hiệu đầu tiên trong một loạt danh hiệu áp dụng cho các vị thánh đệ tử (noble disciple), cụ thể là bốn nhóm (cāttiri purisa-yugāni) đã chứng đạt được 4 tầng bậc Thánh quả Tu-đà-hoàn (sotāpanna), Tư-đà-hàm (sakadāgāmin), A-na-hàm (anāgāmin), A-la-hán (arahant)). Mỗi nhóm gồm một cặp (yuga), một vị chứng đạo (magga) và vị kia thọ hưởng quả (phala) của sự chứng đạo. Tất cả các vị này đều đáng được cúng dường (āhuneyya). Cúng dường được cho là gồm bốn ‘món cần dùng’ (paccaya: vism. VII, § 94, p. 181): thực phẩm, y áo, trú xứ và thuốc men; và Thánh chúng đề cập ở trên xứng đáng được thọ nhận những món này, vì cúng dường cho những vị này mang lại quả báo thù thắng (mahapphala-karanato : loc. cit.).
Khi danh sách ‘những bậc đáng được cúng dường’ được mở rộng lên con số 10, những vị sau đây được bao gồm: Như-lai, là một vị A-la-hán, và là một Đức Phật toàn giác; Đức Phật độc giác (pacceka-buddha); Bậc giải thoát ở cả hai khía cạnh (ubhaiobhāgavimutta) hoặc theo hai cách, cụ thể là, bằng cách thiền định và bằng con đường thiền minh sát (insight-meditation) (vipassana); Bậc đã tìm thấy sự giải thoát nhờ tuệ giác (paññāvimutta); Bậc thấy được chân lý hay sự chứng ngộ trong chính mình (kāya-sakkhi), đã đạt được tám sự giải thoát; Bậc kiến đạo (diṭṭhippatta) trong các giai đoạn giữa trên con đường thánh thiện; Bậc giải thoát nhờ đức tin (saddhā-vimutta) ở bất kỳ giai đoạn nào, sau khi đã bước vào con đường thánh thiện (sotāpanna); Bậc tùy pháp hành (dhāmmanusārī ), đã đạt được tuệ căn khi bước vào con đường thánh thiện; Bậc tùy tín hành (saddhānusārī), đạt được tín căn nhờ quán chiếu lý vô thường vào thời điểm bước vào con đường thánh quả; và Bậc thuần thục, vị được chọn (gotrabhū), tức là đã trở thành thành viên của dòng Thánh do đã được ấn chứng, ngay trước khi bước vào con đường thánh thiện sẽ khiến vị đó trở thành một thành viên của dòng dõi cao quý bởi sự chứng ngộ (A. V, 23).
Các bài kinh khác mở đầu Chakka-nipāta (Chương sáu Pháp) của Kinh Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikaya) (III, 279-281) mang cùng một tựa và cũng đặt tên cho chương đầu (Āhuneyya Vagga), mặc dù chỉ bốn chương đầu trực tiếp (1-2) hoặc gián tiếp (3-4), đề cập đến chủ đề. Một vị Tu sĩ đáng được cúng dường là vị không trở nên phấn chấn hay chán nản, mà vẫn tâm vẫn không dao động, kiểm soát tâm và chánh niệm tỉnh giác, khi một đối tượng xuất hiện trước bất kỳ căn (giác quan) nào trong lục căn của vị đó (A. III, 279). Sự xứng đáng được cúng dường còn do vị ấy kinh nghiệm năm phép thần thông (iddhi, q.v.) cùng với sự giải thoát của tâm và ý nhờ diệt trừ mọi lậu hoặc(A. III, 280-281). Hai bài kinh sau đây, mặc dù có cấu trúc giống hệt nhau và cùng đưa ra lý do tại sao một Tu sĩ đáng được cúng dường, không được đặt tên là āhuneyya trong uddāna ở cuối chương, nhưng được đề cập với tên là các căn (indriya) và các lực (bala), là bài kinh đầu tiên nói về tín (saddhā), tấn (viriya), niệm (sati), định (samadhi) và tuệ (pañña) là các căn (indriya) cùng với sự giải thoát (vimutti) làm cho một Tu sĩ đáng được cúng dường. Những căn này được gọi các lực (bala) trong bài kinh tiếp theo (A. III, 282) – lấy tên từ chúng.
- G. A. V. z.