AHOSI KAMMA
AHOSI KAMMA (Nghiệp không trổ quả) nghĩa đen là ‘nghiệp đã từng gây tạo’, với hàm ý rằng nó không còn nữa. Giáo lý về nghiệp báo liên quan đến các khía cạnh tích cực và tiêu cực của tư niệm thực (cetanā). Tất cả các cách phân loại nghiệp đều có quả báo cho nhân theo quan điểm, như phận sự, sinh ra (pākadāna), chiều sâu về cõi giới riêng của nó (pākaṭṭhāna), hoặc chiều rộng về thời lượng và thời gian (pākakāla). Khi một nhân ngừng trổ quả, điều này có thể là do lực của nó đã bị cản trở (upapīḷaka) hoặc thậm chí bị triệt tiêu (upaghātaka) bởi những ảnh hưởng khác. Có thể là do không có cơ hội để trổ quả ngay lập tức (diṭṭha-dhamma-vedanīya) nghiệp lực đang tích tụ (kaṭattā). Nhưng, khi hành động với ý chí không có bất kỳ cơ hội nào, dù ở hiện tại hay tương lai, không phải do đã tiêu tốn năng lượng sản sinh của nó (janaka), hay do sự chống đối mang tính hủy diệt, mà chỉ do thiếu thời gian hoặc nhân duyên thích hợp, thì người ta nói: Đã có Nghiệp không trổ quả (ahosi kammam), quá khứ không có nghiệp quả (n’ahosi kammavipāko), tương lai không có nghiệp quả (na bhavissati kammavipāko), và hiện tại không có nghiệp quả (n’atthi kammavipako : Ps. ii, 78; Vism. xix, § 14, trang. 515).
Tuy nhiên, vì hầu hết các loại nghiệp đều có khả năng sinh sản tích lũy vốn có mà không bị ràng buộc bởi giới hạn thời gian, nên hầu hết các loại nghiệp phải trổ quả trong chính đời này (diṭṭha-dhamma-vedanīya-kamma) đều sẽ trở nên không vận hành và không trổ quả như Nghiệp không trổ quả, sau khi hết tuổi thọ. Lực tiềm năng của nó mất hiệu lực, nó không thể hồi sinh trở lại; giống như một người đã được tha bổng trong một vụ án giết người thì không thể bị xét xử lại vụ án đó. Một lý do khác khiến nghiệp trở nên không trổ quả (ahosi) là do nghiệp yếu. Do đó, một tâm niệm khởi lên như là sát-na thứ 7 (đổng lực, javana) không đủ mạnh để gây nên quả báo sau lần sinh thứ hai; và nếu sau đó tâm niệm này (upapajja-vedanīya-kamma) không trổ quả, thì nó cũng sẽ là một Nghiệp không trổ quả. “Tất cả những nghiệp không trổ quả, do sự yếu ớt vốn có của chúng, và tất cả những nghiệp bị hạn chế bởi thời gian, do bị nghiệp mạnh hơn ngăn cản, được gọi là ‘không trổ quả’ (ahosika) (Bản tóm lược triết học, trang 45).
H. G. A. v. Z