AHIGUṆḌIKA JĀTAKA

AHIGUṆḌIKA JĀTAKA (ahigundika-jataka)

(CHUYỆN TIỀN THÂN AHIGUṆḌIKA) (Số 365).

(CHUYỆN TIỀN THÂN AHIGUṆḌIKA) (Số 365). Khi Đức Phật đang trú tại Kỳ-đà Viên (Jetavana), một trưởng lão xuất gia cho một chàng trai trong làng; sau đó ông la mắng và đánh đập anh ta.  Do đó, chàng trai bỏ chạy và hoàn tục.  Điều này lặp đi lặp lại ba lần, nhưng đến lần thứ ba, chàng trai không chịu trở lại Tăng đoàn.  Liên quan đến sự việc này, Đức Phật kể câu chuyện Tiền thân này để cho thấy rằng trước đây, chính chàng trai này cũng từng rất nhạy cảm (J. III, 197-9).

Vào một kiếp, Đức Bồ-tát sinh ra trong một gia đình buôn bán ngô.  Khi lớn lên, Ngài bán ngô để kiếm sống. Lúc bấy giờ, một người Dụ Rắn (ahiguṇḍika), sau khi bắt được một con khỉ, đã dạy cho nó giỡn trò với rắn.  Một lần trong một lễ hội ở Ba-Na-Lại (Bārāṇasī), anh ta gửi con khỉ ở chỗ người bán ngô, và đi rong ruổi trong bảy ngày, diễn trò với con rắn.  Trong thời gian đó, Đức Bồ-tát chăm sóc cho con khỉ.

Vào ngày thứ bảy, người Dụ Rắn đã uống say, và khi trở về, anh ta dùng một đoạn tre đánh con khỉ ba lần. Sau đó, anh ta đưa con khỉ ra vườn, trói nó lại và ngủ thiếp đi. Con khỉ trốn thoát và trèo lên cây xoài. Mặc dù người Dụ Rắn yêu cầu con khỉ quay lại với mình nhưng nó từ chối.

Sau khi kể lại câu chuyện này, Đức Phật xác nhận Ngài chính là người bán ngô, chú sa-di (sāmaṇera) là chính con khỉ và vị trưởng lão chính là người dụ rắn.

Chuyện tiền thân này rất giống với chuyện tiền thân Sālaka (II, 266, Số 249).

  1. K.