AHI-VIJJA

AHI-VIJJA (Khoa học về rắn).

Nghề về rắn, hay khoa học về rắn, là một trong số những nghệ thuật thấp kém (tiracchana vijjā) và là tà mạng (micchā-ajīva) mà một số đạo sĩ khổ hạnh và bà-la-môn được nói đến trong Kinh Phạm Võng (Brahmajala Sytta) (D. I, 9) đã thực hiện, nhưng đệ tử của Đức Phật thì Ngài lại không cho phép.  Dường như, từ này ám chỉ bùa chú về rắn, chú thuật và phép thuật liên quan đến rắn?  Bảng chú giải (IM. I, 93) giải thích từ này đề cập đến nghệ thuật chữa lành vết rắn cắn và thần chú về rắn cho mục đích tà thuật: sappadaṭṭiha-ticic-chana-njjā c’eva sapp’avhāyana-vyjjā. Nhưng, đối với trường hợp này, không có cách giải thích nghĩa minh bạch.

Mặt khác, các phương pháp bùa chú về rắn được đề cập đến trong một số Chuyện tiền thân (Jatakas) chẳng hạn như Chuyện tiền thân Campeyya (J. IV, 454), Bhūridatta (J. VI, 158) và Saṅkhapāla (J. V, 161). Theo Chuyện tiền thân Campeyya, nó đòi hỏi kiến ​​thức về bùa chú – có thể học từ những giáo thọ nổi tiếng về nghệ thuật tự do, trong trường hợp này, nó được học từ một giáo thọ ở Takkasilā. Các loại thảo mộc ma thuật cũng cần thiết, và con rắn được tiếp cận trong khi miệng niệm chú, tiếng niệm chú khiến con rắn vô cùng đau đớn.  Người Dụ Rắn trong câu chuyện này nhai các loại thảo mộc ma thuật, miệng niệm chú và nhổ lên người con rắn, ngay sau đó nơi nào có nước miếng dính vào thì các mụn mủ mọc lên.  Sau đó, con rắn bị đối xử thô bạo, các khớp bị gãy và toàn thân bị nghiền nát.  Một lần nữa niệm chú và thảo mộc được nhai lại được dùng để bẻ gãy nanh con rắn.  Câu chuyện này có một vài thuật ngữ kỹ thuật, có lẽ được sử dụng để mô tả quy trình tiếp theo: chẳng hạn như gói trong vải (paṭṭaka-veṭhana), chà xát bằng dây thừng (tantamajjita) và giũ vải (dussapoihita).

Trong Chuyện tiền thân Bhūridatta cũng vậy, Ālambāyana, người Dụ Rắn, đã học được một câu thần chú, cũng có tên là Ālambāyana, từ Kosiya, một ẩn sĩ, người được garuḍa, con chim thần thoại, tiết lộ câu thần chú, cố gắng bắt một con rắn bằng câu chú này. Ông ta sử dụng câu chú, cùng với các loại thuốc thần, theo cách tương tự như cách của người dụ rắn trong Chuyện tiền thân Campeyya.  Nhưng trong câu chuyện này, người dụ rắn bôi thuốc thần lên khắp người và ăn uống lấy sức rồi tiến lại gần con rắn, và bắt đầu niệm chú.  Sau khi nhai thuốc thần, ông ta còn nhổ nó vào miệng con rắn.  Khi con rắn ngậm thuốc trong miệng, nó sẽ yếu đi, rồi nôn ra thức ăn mà nó đã nuốt vào. Sau đó, nó bị đối xử thô bạo như cách được mô tả trong chuyện tiền thân Campeyya.

Bắt rắn rõ ràng được coi là một nghệ thuật hoặc kỹ năng đòi hỏi phải có sự học hỏi chuyên biệt, có lẽ đã được truyền lại từ các giáo thọ ẩn sĩ và bắt nguồn từ nguồn gốc thần bí.  Garuḍa, Loài chim thần thoại, được cho là đã truyền nghệ thuật này cho một ẩn sĩ xứ Kosiya, trong chuyện tiền thân Campeyya, và bản thân các garuḍa – được mô tả ở đó là, ở một mức độ nào đó trong lịch sử của họ, lại không biết về bí mật. Một phần của bí mật là phải bắt rắn bằng đuôi chứ không phải đầu, như được giải thích trong chuyện tiền thân Paṇḍara (J. V, 75). Trong tất cả các chuyện tiền thân được đề cập ở trên, những con rắn đều bị tóm vào đuôi, vì người ta tin rằng chúng nuốt đá, và khi bị tóm theo cách này, đá sẽ sẽ rơi ra khỏi miệng chúng, do đó rắn sẽ không nặng ký.

Rắn thường bị bắt theo cách này với mục đích để chúng biểu diễn trước khán giả.  Khiến chúng nhảy múa được coi là một kỳ công và có kỹ năng đặc biệt trong việc khiến chúng phùng mang nhiều lần.  Một lần nữa, các thuật ngữ kỹ thuật dường như đã được sử dụng: tạo thành một hình tròn hoặc vuông màu đen hoặc xanh lam, phùng mang bằng chuyển động nhanh để tạo ra hình dạng của hàng trăm, hàng nghìn cái mang… Dường như đã có những cuộc thao diễn và cuộc thi về múa rắn. Khán giả, bao gồm cả vua chúa, coi đây là một môn thể thao và thưởng tiền cho màn trình diễn của họ. Chuyện tiền thân Ahiguṇḍika kể về chuyện một người dụ rắn đã huấn luyện cho một con khỉ nhảy múa với một con rắn.

Trong chuyện tiền thân Saṅkhapāla cũng có một trường hợp về bắt rắn, nhưng là bởi một nhóm thợ săn chứ không phải bởi người dụ rắn.  Phương pháp mà họ sử dụng dường như không phải phương pháp được sử dụng trong khoa học về rắn và không sử dụng ma thuật.  Con rắn bị bắt bằng cách đánh bằng cọc và trói bằng dây thừng.  Đặc biệt, nó bị bắt để ăn thịt, được cho là để làm một món ngon.  Điểm chung duy nhất ở phương pháp này với phương pháp được đề cập ở trên là con rắn bị bắt bằng cách nắm đuôi.

Ahiguṇṭhika (các biến thể: –guṇḍika, –kuṇḍika…, xem R. Morris, JPTS. 1886, trang 153 và PED. Về từ ‘Ahi’) có lẽ ám chỉ những người Dụ Rắn chuyên nghiệp này nhưng không hẳn là tất cả những người thực hiện khoa học về rắn (ahi-vijā), Trong chuyện tiền thân Bhūridatta và chuyện tiền thân Campeyya, Ahiguṇṭhika chính là Đề-bà-đạt-đa còn con rắn là Đức Phật.

  1. J.