AGGAÑÑA SUTTA (KINH AGGAÑÑA)
AGGAÑÑA SUTTA (KINH AGGAÑÑA), bản kinh hai mươi bảy của Trường Bộ (Dīgha Nikāya) (III, 80ff) ghi lại một cuộc thảo luận mà Đức Phật quan tâm đến việc thiết lập tiêu chuẩn cho việc đánh giá nhân cách con người như là một sự thay thế cho đánh giá đang phổ biến đương thời, cụ thể là, sự ra đời. Trong quá trình thảo luận, Ngài đã đưa ra với mục đích làm sáng tỏ cũng như bác bỏ, một lý thuyết về nhân duyên mà từ nó, bản Kinh được đặt tên, Aggañña, có nghĩa là “thuộc về sự khởi đầu”.
Trong thời gian cư trú tại Migāra-mātupāsāda ở Pubbārāma, Sāvatthi, Đức Phật nói với hai vị Bà-la-môn trẻ Bhāradvāja và Vāseṭṭha (dường như hai người thanh niên
thuộc về những bộ tộc cùng tên)[1]. Hai vị Bà-la-môn có cùng tên đã được thấy trong Kinh Vāseṭṭha của Trung bộ (Majjhima Nikāya) (II, 197) và Kinh Nipāta (116) cũng như trong Kinh Tevijjā của Trường Bộ (Dīgha Nikāya) (I, 235), và cũng được xác định trong luận giải (DA.406) với hai người này. Trong bản Kinh phổ biến của Kinh Nipāta và Trung Bộ (Majjhima Nikāya), Vāseṭṭha xưng là đệ tử của Pokkharasāti và Bhāradvāja là đệ tử của Tārukkha, và miêu tả bản thân mình là đã thông thạo ba Kinh Vệ Đà (Vedas) (Sn.116). Mối liên hệ của họ với các vị Thầy tương ứng cũng được chỉ ra trong cuộc tranh luận giữa họ trong Kinh Tevijjā (D.i,235). Theo như bản luận giải, hai người thanh niên trẻ được Đức Phật hoá độ trong một dịp được ghi lại trong Kinh Vāseṭṭhavà một lần nữa trong dịp được đề cập đến trong Kinh Tevijjā, lần đầu diễn ra gần Icchānaṅkala (Sn.loc.cit) và lần thứ hai ở Manasākata (D.I, loc. Cit). Kinh Aggañña, sau đó đã đề cần tới một dịp sau nữa không phải một trong hai dịp trước, khi hai người thành niên Bà-la-môn được cho là đã “vượt qua giai đoạn thử thách để có thể gia nhập Tăng đoàn” (D.I, loc. Cit).
Vấn đề mà hai thanh niên Vāseṭṭha và Bhāradvāja mang đến cho Đức Phật trong Kinh Vāseṭṭha là: điều gì tạo nên một Bà-la-môn? (Sn. Loc.cit.) và trong Kinh Tevijjā (D.I, 326): liệu tất cả các con đường khác nhau sẽ được dạy bởi những người Thầy Bà-la-môn khác nhau, như Addhariyā, Tittiriyā, Chandokā và Bavarikā, và sẽ đưa đến cùng một mục đích đúng đắn. Trong Kinh Aggañña, vấn đề đã thay đổi. Họ không còn tranh cãi hay họ cũng ko tiếp cận Đức Phật trong sự nghi ngờ, mà ở đây đơn thuần chỉ là lắng nghe những bài Pháp trong Giáo lý khi họ tới gặp Ngài. Họ bấy giờ đã cải đạo và tự tin và đó chính là Đức Phật, người đã mở ra cuộc thảo luận, Ngài hỏi họ liệu họ, những người vốn có xuất thân và dòng dõi đã là những vị Bà-la-môn, xuất gia từ dòng dõi của Bà-la-môn và từ cuộc sống tại gia thành cuộc sống vô gia cư thì có bị phỉ bang bởi các vị Bà-la-môn không (D.III, 81). Họ trả lời rằng họ bị buộc phải từ bỏ tầng lớp cao cấp, là tầng lớp vốn được sinh ra từ miệng của Phạm Thiên, để có thể gia nhập nhóm “nhà tu hành” thấp kém, điều này đã mang đến điểm khởi đầu cho bài pháp dài về nguồn gốc được bao gồm trong Kinh Aggañña.
Đầu tiên tiến tới sự bác bỏ lời tuyên bố của người Bà-la-môn rằng những người Bà-la-môn là những đứa con đích thực của Phạm Thiên, được sinh ra từ miệng Ngài (loc.cit), Đức Phật chỉ ra bằng chứng theo kinh nghiệm đơn thuần rằng những người phối ngẫu của những Bậc Phạm Thiên, sinh con giống như những người khác, khẳng định lại sự bình đẳng về chủng loại và nguồn gốc phù hợp với những xác nhận trong Kinh Vāseṭṭha rằng trong con người không có nhiều dạng khác nhau (Sn.v.607). Thứ hai, Ngài lập luận ngược lại tuyên bố của người Bà-la-môn rằng chỉ có Bà-la-môn mới là tầng lớp xã hội cao nhất, những tầng lớp khác đều thấp (D.III, 81). Kinh Madhura (M.II, 84-6) lập luận rằng sự mong cầu và nguyện ước đều bình đẳng với tất cả mọi người, con người đều bình đẳng và tiêu chí cho uy quyền tối cao là đức hạnh. Trên thực tế, nó thêm vào lập luận của Kinh Vāseṭṭha rằng con người thuộc một giống và một loài, sự khác biệt trong con người là rất nhỏ (Sn. V.611). Tuy nhiên, Kinh Aggañña nhấn mạnh vào sự khẳng định rằng có một tiêu chuẩn khác mà từ đó con người có thể được phân cấp-đó là nhân cách, tính cách, bản chất, Giáo Pháp- các lập luận tương tự được lặp lại với Avantiputta bởi Kaccāna, mặc dù với sức ảnh hưởng và độ chính xác ít hơn. Ở đây, trong bản Kinh hiện tại, Đức Phật được đại diện chỉ dạy rằng dù là theo quy ước nhưng thực tế đã được công nhận, và Ngài kêu gọi chứng kiến sự tôn trọng bởi hoàng gia Pasenadi đối với “nhà tu hành” Gotama (D.III, 84; cp. M.II, 100-1).
Đức Phật cho rằng nguyên nhân của ý tưởng về nguồn gốc thiêng liêng và kết quả là sự ưu việt của những người Bà-la-môn đơn thuần là do sự thiếu hiểu biết về lịch sự và sự phát triển của con người và xã hội. Đưa ra rằng nguồn gốc của sự phát triển của ý tưởng về Thượng đế là tâm lý học, Ngài truy lại một tiến trình của sự tiến hoá tâm lý. Đối với lý thuyết này, cũng được đưa ra trong một bối cảnh khác trong Kinh Brahmajāla (D.I, 17-8) và cho một mục đích khác trong Kinh Pāṭika (D.III, 27 ff), Ngài miêu tả cuộc sống trên trái đất chỉ đơn thuần là sự tái tiến hoá.
Vũ trụ được chỉ ra là một khối u ám, chìm trong bóng tối, sẽ sớm xuất hiện trong trạng thái lỏng mà từ đó trái đất hiện ra. Sau đó, trái đất được chỉ ra là được viếng thăm với sự sống từ thế giới Ābhassara (q.v), ở đó trải qua nhiều sự chuyển hoá khác nhau như là kết quả của những mong muốn của những chúng sinh sáng chói này. Trong quá trình chuyển hoá này, thời gian, ánh sáng và bóng tối xuất hiện. Thảm thực vật, đầu tiên là một loại nấm, sau đó là các loại cây leo, sau đó là các loại đậu và ngũ cốc xuất hiện, trên đó các sinh vật sống được nuôi sống. Tính lưỡng tính xảy ra như một trong những giai đoạn của tiến trình. Cách mà con người xây dựng nơi cư trú cho bản thân họ và để có được tài sản tư nhân đã được giải thích, việc có được tài sản cá nhân dần dần làm phát sinh tội ác và sự thiếu đạo đức, điều này đòi hỏi sự cần thiết của Luật Pháp và Nhà nước. Sự phát triển của vương quyền từ Mahāsammata[2] và sự thiết lập của chế độ quân chủ sau đó được thể hiện, bác bỏ lý thuyết về nguồn gốc linh thiêng của các vị Vua và thay vào đó là lý thuyết về bổn phận của nhà Vua xuất hiện từ thực tế của sự khởi đầu dân chủ. Sau đó Đức Phật giải thích sự phân chia lao động dần dần và cách mà những vị Bà-la-môn bước vào thực hành nghề nghiệp của họ. Xuyên suốt bài chỉ dạy này là một sự cố gắng để chỉ ra rằng:
“Những người có chuẩn mực xã hội là tốt nhất trong số những người này
Cả trong đời này và đời sau”,
Và rằng nó đã qua các thời đại là tiêu chí của giá trị con người.
Bản Kinh kết thúc với bài thơ nổi tiếng của Phạm Thiên Sanaṅkumāra, người được Đức Phật thừa nhận là người đã mở ra câu chuyện của sự khởi điểm này. Xem thêm trong
s.v KINH AMBATTHA, BRĀHMANA, CASTE, PASENADI.
BANDULA JAYAWARDHANA.
THAM KHẢO: Rhys Davids, Phật Pháp (Thư viện đại học tại nhà); Chalmers, JRAS. 1894; Fick, Sociale Gliederung im nordoslichen Indien zu Buddhas Zeit; Senart, Les Castes dans J’Indol; Rys Davids, Kinh Phật (SBE); R. N Dandeka, UCR.XI, số 3 và 4 (1953).
[1] Một số hiện vật có giá trị liên quan đến các thị tộc Bhāradvāja và Vāseṭṭa hoặc gen được tìm thấy trong Thần thoại Vệ-đà của Macdonnel và Tôn giáo và triết học Vệ-đà của Keith. Các thị tộc được cho là lấy tên từ ṛṣis, các tác giả của một số tác phẩm của Ṛgveda.
[2] Mahāvastu, 338, mở rộng điều này, truy lại phả hệ của Đức Phật Cồ-đàm như trong dòng Mahāsammata.