AGGA-DHANUGGAHA-PANDITA
AGGA-DHANUGGAHA-PANDITA, một vị Bà-la-môn trẻ tuổi của thành Ba-la-nại (Bārāṇasī), anh ta được gọi như vậy vì kỹ năng bắn cung tuyệt vời của anh ta; anh ta cũng được gọi là bậc sáng suốt Culla-Dhanug-gaha Paṇḍita. Vì sự thông minh của mình, thầy của anh ta tại Takkasilā đã gả con gái của mình cho anh ấy. Trên đường trở về Ba-la-nại (Bārāṇasī) cùng với người vợ của mình, anh ta đã giết chết một con voi hung dữ và gặp năm mươi tên trộm, tất trừ tên thủ lĩnh, đã bị anh ta giết chết. Sau đó anh ta bắt tên thủ lĩnh và mong muốn giết anh ta nên đã hỏi vợ mình đưa cho thanh kiếm. Nhưng vì đem lòng yêu tên cướp, cô ta đặt chuôi kiếm vào tay tên cướp và anh ta dùng kiếm để giết chồng cô. Chúng cùng nhau đi đến một con suối ngập nước. Anh ta để cô lại bên bờ và lấy đồ trang sức của cô ta và giả bộ để cất giữ cho an toàn, rồi bỏ chạy. Một vị Bồ-tát, sinh ra là Sakka, khi nhìn thấy điều này, đã đi xuống trái đất trong hình tướng một con chó rừng đang ngậm miếng thịt trong miệng, cùng với Pañcasikha là một con chim Pañcasikha và Matali là một con cá, để chỉ ra sự ngu ngốc của cô ta. Khi con cá nhảy lên, con chó đã nhả miếng thịt để bắt con cá. Trong khi đó con chim lại mang miếng thịt đi. Khi người phụ nữ nhìn thấy điều này, cô ta đã nhận ra sự ngu ngốc của mình.
Câu chuyện này đã được Đức Phật kể lại tại Tịnh Xá Kỳ Viên trong sự liên hệ tới một vị Tỳ-kheo đang mong muốn rời khỏi Tăng đoàn vì người vợ cũ của mình. Vị Tỳ-kheo được cho là người bắn cung, và người vợ của vị chính là người phụ nữ trong câu chuyện và Đức Phật chính là Sakka (J.III, 374).
Theo như bản luận giải của Dhammapada, câu chuyện được kể lại liên quan đến một vị tập sinh đã đem lòng yêu một cô gái trẻ mà anh ta nhìn thấy khi đến một ngôi nhà nọ để lấy nước. Khi cô gái khuyến khích sự lui tới của anh ta và khơi dậy cảm xúc trong anh, anh ta cảm thấy không còn thoả mãn với cuộc sống của một nhà sư và anh ta có mong muốn được rời khỏi Tăng đoàn (DhpA.IV, 65ff).
I.K.