AGĀRAVA SUTTA (KINH AGARAVA)

AGĀRAVA SUTTA (KINH AGARAVA) (1), bản Kinh thứ 9 trong Bộ Sekhabala Vagga của Pañcaka Nipāta trong Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya) (III, 7f).

Đức Phật chỉ dạy rằng một vị tu sĩ mà thiếu sự đi sự kính trọng và phóng túng sở hữu năm phẩm tính bất thiện này: vị đó không có niềm tin, kiêu mạn, liều lĩnh, biếng nhác và thiếu sáng suốt. Kết quả là chắc chắn vị đó sẽ sa đọa và sẽ không tìm thấy sự hỗ trợ nào trong Giáo lý thiện lành. Nhưng một vị tu sĩ mà đầy lòng tôn kính và tuân thủ, có niềm tin, khiêm cung, cẩn trọng, kiên định và trí tuệ, sẽ không bị sa ngã. Vị đó sẽ tìm thấy sự hỗ trợ trong Giáo lý thiện lành.

Bản Kinh kết luận của bộ (vagga) này (ibid. 8 f) cũng có cùng tên. Nó có chút khác biệt bởi bản khác. Ở đây, một vị tu sĩ mà sở hữu năm phẩm tính bất thiện thì được cho rằng sẽ không có khả năng đạt được sự phát triển, tăng trưởng và toàn thiện trong sự trì giới của Giáo Pháp (imasmiṃ dhammavinaye), trong khi vị tu sĩ mà sở hữu những phẩm tính tốt lành đối lập sẽ có khả năng đạt được những điều tốt lành tương tự.

Cả hai bản Kinh đều lặp lại bản Kinh thứ tám của cùng một bộ (vagga), với sự khác biệt là bản sau không có hai từ “agārava” (thiếu sự kính trọng) và appatissa (phóng túng), bản đầu được dùng để đặt tên cho cả hai bản Kinh của chúng ta.

AGĀRAVA SUTTA (KINH AGARAVA) (2), một trong một vài bản Kinh có cùng một tiêu đề. Nó được tìm thấy trong Bộ Pañcaṅgika Vagga của Pañcaka Nipāta trong Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya) (III, 14 f).

Đức Phật tuyên bố sẽ là một điều không thể cho một vị tu sĩ thiếu tôn trọng và phóng túng, hay người mà không sống hoà hợp với những người đồng tu có thể sống cuộc đời


Phạm Hạnh, gìn giữ những tiểu giới (abhisamācārika-dhamma), gìn giữ quy tắc của người hữu học (sekha-dhamma) không có các tiểu giới, có đức hạnh (sīlāni) mà không có quy tắc của người hữu học, có chánh kiến mà không có đức hạnh, hay có định mà không có chánh kiến.

Cũng như nhiều bản Kinh khác, bản Kinh này tiếp tục đưa ra điều ngược lại với bản Kinh trên. Bản Manorathapūraṅi giải thích rằng thuật ngữ “abhisamācārika dhamma” là hành vi cao nhất phù hợp với các bổn phận, giới hạnh được tuyên bố. Bản Visuddhimagga (10) cũng đồng thuận và xác định hành vi cao nhất với những tiểu giới (yāni va sikkhāpadāni khuddānukhuddakānīti vuttāni idam ābhisamācārika-sīlam). Thuật ngữ ‘Sekham dhamma” được lý giải như thuật ngữ “sekham sīlam”. Cũng cùng đoạn văn này được cho (Gradual Sayings, III, trang 10, n.3) là đã được trích dẫn trong bản Visuddhimagga nhưng nó thay từ sekham với từ ādibrahmacariyakaṃ. Từ sīlam được giải thích là bốn giới luật vĩ đại. E.M.Hare nói là những phần luận giải và thuật ngữ Mahāsīlāni dường như không xuất kiện trong các Bộ Kinh Nikāya mặc dù trong Trường Bộ (Dīgha Nikāya) (I, 12) có những phần phụ của Giới luật (sīla) mà theo như ông, có thể là sự biên tập bổ sung muộn  (ibid. note 4).

AGĀRAVA SUTTA (KINH AGĀRAVA SUTTA) (3) là phần hai của bản Pañcaṅgika Vagga của Ngũ Bộ Kinh (the Book of Fives) trong Tăng Chi Bộ (Anguitara Nikāya) (III, 15, f). Trong đó hầu hết là sự lặp lại của Kinh Agārava (1), nhưng thay cho các thuật ngữ, đức hạnh, chánh kiến, chánh định, được đưa vào các thuật ngữ, Giới Uẩn (sīlak-khandha), Định Uẩn (samādhikkhandha) và Tuệ Uẩn (paññāk-khandha) theo lần lượt.