ĀGAMA (A-HÀM)
ĀGAMA (A-HÀM) (1). Āgama là tiêu đề được đặt cho tuyển tập các Kinh sách được truyền bởi Phật Giáo Bắc Tông sơ khai. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là truyền thống của các Bậc Thầy nối truyền. Nó thường được đề cập trong các bản văn Phật Giáo như là Kinh Tạng (Sūtra-piṭaka) của Sravaka Tripiṭaka. Bản Kinh Tạng này bao gồm bốn phần được biết đến là bốn A-Hàm (āgamas) là: Trường A Hàm (Dīrghāgama), Trung A Hàm (Madhyamāgama), Tạp A HàmSaṃyukta-gama) và Tăng Nhất A Hàm (Ekottarikāgama). Bản Pháp Trụ Ký (Nandimitrā-vadāna), được chuyển dịch bởi Ngài Huyền Trang của triều đại nhà Đường, đề cập tới bộ thứ năm, bản Khuất-đa-già A-hàm (Ksudrakā-gama), có liên hệ đến việc phân chia thành năm bộ Kinh được truyền bởi các vị Nguyên Thuỷ Nam Tông. Nhưng loại văn bản này thường được coi là một Kinh Tạng hỗn hợp, bên ngoài các phạm vi của Kinh điển (Sūtra), Luật Tạng (Vinaya) và A-tì-đạt-ma-luận (Abhidharma-piṭakas) thông thường. Theo như các bản ghi trong các Luật Tạng khác nhau, bốn bộ A Hàm được biên soạn bởi các đệ tử của Đức Phật ngay sau khi Ngài nhập Niết Bàn, nhưng thực tế là chúng là sự tổng hợp của những niên đại sau này.
Những tuyển tập riêng biệt của bốn bộ A-hàm (āgamas) chủ yếu dựa trên độ dài và hình thức của các tác phẩm được đưa vào cũng như sự phân loại “theo số” của Giáo Pháp có liên quan, và đồng thời, các giáo điều được dạy trong những bản văn này cũng như phạm vi của những ứng dụng dự định của chúng cũng đã được đưa vào xem xét (cp. Bản ghi của bản biên soạn của Tam Tạng (Tripiṭaka) và Kinh Tạng (Piṭaka) hỗn hợp và Tát-bà-đa-tì-ni-bà-sa (Sarvāstivādavinaya-vibhāsā). Những tác phẩm được tập hợp trong Trường A-hàm Kinh (Dīrghāgama) có độ dài lớn hơn, bao gồm những lời tường thuật mà thường liên quan tới
các đơn vị thời gian lớn (bảy vị Phật của quá khứ, các kiếp hình thành và sự hoại diệt của thế giới…). Thêm vào đó, một vài học thuyết dị giáo được đặc biệt xem xét để chỉ ra sự ưu việt của Phật Pháp, và do đó nó trở thành những bản văn cụ thể cho những người cải đạo. Bộ Trung A-hàm (Madhyamā-gama) bao gồm các phần với độ dài trung bình, trong đó các bản văn có tính chất tương tự nhau thường được đặt với nhau theo cặp. Những Giáo lý được chỉ dạy là phù hợp với Trung Đạo. Đặc biệt nhấn mạnh vào việc nghiên cứu sâu về Tứ Diệu Đế, sự phân tích sáng suốt về nguyên lý của Tánh Không và sự diệt trừ của vô minh và nghi ngờ, do đó, đây là bản văn chuyên biệt cho những nghiên cứu học thuật. Bộ Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama) bao gồm những đoạn ngắn của các bài viết mà xuất hiện có phần tầm thường và rời rạc, bất tiện cho việc ghi nhớ (do đó tiêu đề tsa, “hỗn hợp”, được đưa ra bởi dịch giả). Một phân loại ba phần được thực hiện trong sự xem xét về ba khía cạnh của các Pháp như là, liên quan tới tiềm năng chủ thể, liên quan đến đối tượng bên ngoài và liên quan tới các hoạt động đã thành tựu; và tất cả những bản văn bao gồm được sắp xếp theo tính chất khác nhau của chúng. (Do đó một vài dịch giả đã kết xuất tiêu đề của Bộ A-hàm là hsiang-ying “tương ứng”). Sự nhấn mạnh được đặt trên những phương pháp thiền (dhyāna) khác nhau và do đó nó phục vụ như một bản văn chuyên biệt cho những hành giả hành thiền. Các tuyển tập trong Tăng Nhất A-hàm (Ekottarikāgama) là cho hầu hết phần liên quan tới sự phân loại bằng số của các Pháp, được sắp xếp theo thứ tự số của chúng từ một đến mười hoặc mười một. Các nội dung chủ yếu là những chủ đề về bố thí, giới luật, tái sinh trong cõi Trời, Niết Bàn, dần dần bước vào chân lý và tương tự vậy, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào tuyển tập của Giáo Pháp phù hợp nhất để thuyết giảng, thích nghi theo tất cả các cách phù hợp với căn cơ của thính chúng. Bên cạnh đó, cũng có một số các câu chuyện nhân duyên (nidāna) và do đó nó là bản văn chuyên biệt cho những Bậc Thuyết Pháp.
Vì mỗi một bộ trong bốn bộ A-hàm (āgamas) có sự phù hợp riêng cho nhu cầu của từng hoàn cảnh đặc biệt, một vài truyền thống Phật Giáo thường ủng hộ sự phân chia cụ thể của bộ A-hàm theo như yêu cầu của lĩnh vực hoạt động cụ thể. Cụ thể như, những nhà Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghikass) ưa thích bộ Tăng Nhất A Hàm (Ekottarikāgama) (xem trong Puṇyavibhaṅga-śāstra, tập 1), phái Nhất Thiết Hữu Căn Bổn (Mūlasarvāstivādins) bộ Tạp A Hàm (Saṃyuktāgama) (xem trong Yogācārabhūmi-śāstra, tập. 85), Mūlasarvāstivādavinaya-kṣudrakavastu, tập 39), và hơn thế nữa.
Mỗi truyền thống quan trọng của Phật Giáo Thanh Văn Thừa (Śrāvakayāna Buddhism) có bốn bộ A-hàm của chính nó (Những nhà Nguyên Thuỷ của Nam Tông gọi chúng là Nikāyas- Bộ Kinh), khác biệt về nội dung cũng như trong sự sắp xếp của những nội dung này với các truyền thống khác. Thậm chí vào cuối thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, vẫn còn tồn tại bảy bản văn khác nhau, ví dụ, những bản văn của những nhà Nguyên Thuỷ, những nhà Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghikass), phái Chính Lượng Bộ (Sammitīyas), Hóa Địa Bộ (Mahīśāsaka), bộ phái Ấm Quang Bộ (Kāśyapīyas), bộ phái Đàm Vô Đức Bộ (Dharmaguptakas) và bộ phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivādins) (Tiểu sử của những Bậc Đạo Sư Tam Tạng Kinh Điển của Đền Ts’uen vĩ đại, tập.6).
Nhưng không có bản văn Ahàm hoàn chỉnh nào trong tiếng Phạn còn tồn tại tới ngày nay, những bản rời rạc được tìm thấy ở Trung Á với số lượng ít hơn một tá. Do đó, chỉ có thông qua phiên bản tiếng Trung Quốc thì chúng ta mới hình thành được một vài ý niệm về những nội dung và cấu trúc của bốn bộ A-hàm.
Các phiên bản tiếng Trung Quốc của bốn bộ A-hàm được thực hiện lần lượt trong một khoảng thời gian giới hạn của năm mươi năm từ cuối thời kỳ triều đại Tsin Đông cho tới đầu các triệu đại nam và bắc. Những bản của Trung A Hàm (Madhyamāgama) và Tăng Nhất A Hàm (Ekottarikāgama) thuộc về những niên đại sớm nhất. Bộ trước đó được biên soạn bởi Dharmanandi (Đàm Ma Nan Đề) vào năm Chiến Nguyên (Chien- yüan) thứ 20 (384 sau công nguyên) của triều đại Yao-ch’in có tên là Chung-a-han-ching, gồm 59 tập; hiện nay nó đã bị thất lạc, trừ một vài bộ Kinh độc lập. Bởi vì phiên bản này không thoả đáng trong việc trình bày đầy đủ ý nghĩa của văn bản gốc, nên một bản dịch sau này với 60 tập được Ngài Tăng Già Đề Bà (Saṅghadeva) thực hiện vào năm Lung-an thứ 2 (398, sau công nguyên) của triều đại đông Tsin, và đây là phiên bản còn tồn tại cho tới ngày này (Taishō, số 26). Một vài thuật ngữ mới được đặt ra trong bản chuyển dịch lại này sau đó một lần nữa được thay thế bằng những thuật ngữ được sử dụng trong phiên bản cũ. Để cung cấp cho những cân nhắc thêm, Tao-tzū, người sao chép của bản chuyển dịch mới, đã bảo tồn những thuật ngữ mới và cũ này trong một bản ghi của một tập tài liệu mà ông đã thêm vào danh sách các nội dung, nhưng hiện nay đang bị thất lạc. Bộ Tăng Nhất A Hàm (Ekottarikāgama) được chuyển dịch bởi Dharmanandi vào năm Chiến Nguyên (Chien-yuan) thứ 21, với tiêu đề tiếng Trung Quốc là Tăng Nhất A-hàm Kinh (Taishō, số 125) với 41 tập; hiện giờ nó tồn tại với 51 tập. Do sự bất cẩn của người dịch, phần kết uddānas của những chương trong 15 tập cuối đã không được chuyển dịch và phải thực hiện bởi sự nỗ lực chung của cả Tao-an và Fa-ho. Tuy vậy, phiên bản này vẫn chưa hoàn toàn thoả mãn và một số hiệu đính được thực hiện bởi Ngài Tăng Già Đề Bà (Saṅghadeva). Bản chuyển dịch tiếp theo được thực hiện là Trường A Hàm (Dīrghāgama) bởi Ngài Phật Đà Da Xá (Buddhāyaśas), trong sự hợp tác với Chu-fo-nien, vào năm thứ 15 của Hung-shih, (413 sau công nguyên) của chế độ Yao-ch’in, với tiêu đề tiếng Trung Quốc là Trường A-hàm Kinh (Taishō, số 1) trong 22 tập; và hiện nay vẫn còn tồn tại. Bản mới nhất là bản chuyển dịch của Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama), tiêu đề tiếng Trung Quốc là Tsa-a-han-ching (Taishō, số 99) trong 55 tập, được thực hiện bởi Gunabhadra trong thời kỳ Yuan-chia (435-53 sau công nguyên) vào đầu Triều Đại nhà Tống. Bản văn của phiên bản này dường như không được những người sao chép sau này điều chỉnh lại cẩn thận nên các tập của ấn bản hiện tại bị sắp xếp một cách lộn xộn. Hơn thế nữa, trong khoảng trống của hai tập bị thiếu được bổ sung sai lầm bằng cách tự ý thêm vào đó bản dịch của Tôn giả Cầu-na-bạt-đà-la (Gunabhadra. (cp. Đại Đế A Dục Vương (Aśokāvadāna) và Bản Ghi của bản chuyển dịch Tam Tạng Kinh Điển, tập 2&9).
Bên cạnh những bản chuyển dịch hoàn chỉnh của những bộ A-hàm, có một số lượng những bản chuyển dịch rời rạc vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Bản Tạp A-hàm kinh trong 1 tập (Taishō, số 101) bởi một dịch giả không rõ tên
trong suốt thời kỳ Ba Vương Quốc (220-80 sau công nguyên) bao gồm 27 bản Kinh Điển. Bản Biệt Dịch Tạp A-hàm Kinh (Taishō, số 100) trong 20 tập, một tác phẩm khác được xuất bản trong thời kỳ Ba Ch’ins (351-431 sau công nguyên) bởi một dịch giả không rõ, bao gồm 364 bản Kinh. Một bản chuyển dịch khác là An Shih-kao của Kinh Tổng Hợp trong bốn mươi bốn chương của 1 tập. Nó bao gồm 44 bản Kinh là các phần của Tăng Nhất A–hàm (Ekottarikāgama). Nhưng trong những ấn bản hiện đại nó đã được kết hợp với bản Kinh Bảy Trụ Xứ và Ba Định và 積骨經 (Tích Cốt Kinh), do đó, tiêu đề được cho là Thất Xứ Tam Quán Kinh (Taishō, số 150; cp. T.Hayashiya’s bản dịch của An Shih-kao về Tạp A Hàm và Tăng Nhất A Hàm, Ấn phẩm của nghiên cứu Phật Giáo, tuyền tập số 1 và 2). Đối với những bản Kinh độc lập được tập hợp trong Bốn bộ A Hàm này, những sự chuyển dịch riêng biệt được thực hiện vào những khoảng thời gian khác nhau xuyên suốt giai đoạn từ cuối triều đại nhà Hán xuống phía Bắc triều đại nhà Đường, và hơn 130 tác phẩm vẫn còn tồn tại.
Về các nguồn gốc tông phái của những bộ A-hàm này đã được chuyển dịch sang tiếng Trung Quốc thành những bản hoàn chỉnh, rất nhiều học thuyết khác nhau đã được trình bày trong quá khứ. Theo như kết quả từ những khám phá hiện đại, những nhận xét sau đây về cơ bản dường như đáng được xem xét. Bộ Trường A-hàm (Dīrghāgama) được dịch giả tụng đọc trước khi đảm nhận tác phẩm này, Tứ Phần Luật (Caturvarga-vinaya), một tác phẩm của trường phái Đàm Vô Đức Bộ (Dharmaguptakas) được thực hiện đầu tiên. Những bản văn của các bản Kinh được bao gồm trong A-hàm này, mặc dù được sắp xếp khác với những bản của bộ Tứ Phần Luật (Caturvarga-vinaya), rõ ràng có ý nghĩa to lớn đối với công đức của việc cúng dường lên các Bảo Tháp Đức Phật, và chắc chắn đạt được quả vị thân A-la-hán không tì vết. Những ý tưởng này phù hợp với lời dạy của trường phái Đàm Vô Đức Bộ (Dharmaguptakas), do đó nó dường như là có thể chấp nhận được để đưa bộ A Hàm này vào truyền thống của trường phái này (cp.H. Nghiên cứu của Ui về Triết học Ấn Độ, tuyền tập II, trang 134-5). Tiếp theo, hệ thống của Chung-a-han-ching Trung Quốc cũng nổi bật tương tự với hệ thống của Trung A-hàm Nhất Thiết Bộ (Sarvāstivāda Madhyamāgama) như được trích dẫn trong bản Chos mṅon-paḥi mdsod-kyi ḥgrel-śsad ñe-bả mkho-ba tiếng Tạng, bản chuyển dịch của Ngài Śamathadeva, và do đó nó có thể được coi là một tác phẩm của trường phái Nhất Thiết Bộ (Sarvāstivāda) (cp. H. Sakurabe, “Trong Trung A-hàm như được trích dẫn bởi Ngài Śamathadeva trong Câu-xá-luận (Abhidharmakósa) của Ngài”, Nghiên cứu về Ấn Độ học và Phật Giáo, Kyoto, 1955). Thứ ba, hệ thống của Tsa-a-han-ching Trung Quốc rất đồng thuận với Hữu Bộ Luật (Mūlasarvāstivādavinaya-kṣudrakavastu). Ngoài ra, sự sắp xếp những phần căn bản của bản văn cũng trong sự hoàn hảo theo như những gì được miêu tả trong Tạp A Hàm (Saṃyuktāgamamatrka) mà được trích dẫn trong Du-gia-sư-địa-luận(Yogācārabhūmi) (tập 85-98) và do đó, một điều chắc chắn đây là của truyền thống Nhất Thiết Hữu Căn Bổn (Mūlasarvāstivāda) (cp. Khái niệm của tôi, một bản ghi của tác phẩm được hiệu đính lại thực hiên trong Tsa-a-han-ching, Tạp A-hàm Kinh San Định Ký, Sự nghiên cứu nội tâm, tuyển tập I). Cuối cùng, Tsêng-i-a-han-ching tiếng Trung Quốc bao gồm sự phân chia mười một phần của các Pháp trước một
chương giới thiệu, một hệ thống mà rõ ràng không phải thuộc truyền thống Nhất Thiết Bộ (Sarvāstivāda). Mặt khác, trong tác phẩm này, phần của Phật Giáo Đại Thừa được thừa nhận và các phần học thuyết của nó phần nào giống với học thuyết của Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghikas). Do vậy, nó rất có thể thuộc về truyền thống của trường phái Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghikas) (cp. H.Ui, op. cit). Bên cạnh đó, Pieh-i-tsa-a-han-ching có thể bắt nguồn từ truyền thống của Hóa Địa Bộ (Mahīśāsakas) hay Đàm Vô Đức Bộ (Dharmagutakas) bởi vì tác phẩm này dường như nắm giữ Bài Tụng về Tám Đại Thánh Lễ trong phần đầu của toàn bộ tác phẩm (cp. Pañcavarga-vinaya, tập 30 và Ngũ Phần Luật (Caturvarga-ninaya), tập 54). Các bản Kinh Tổng Hợp (Mixed Sūtra) trong bốn mươi bốn chương có thể có nguồn gốc của truyền thống Nguyên Thuỷ, khi sự sắp xếp nội dung của nó khá tương đồng với các bản Kinh Nguyên Thuỷ Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya) được truyền ở phía nam (cp. T.Hayashiya, op.cit). Với nguồn gốc trường phải của Tạp A-hàm Kinh trong một tập sách, có thể chưa đi đến bất kỳ kết luận nào do nội dung của nó còn ít ỏi.
Như đã đề cập bên trên, hầu hết các phiên bản tiếng Trung của bốn bộ A-hàm đều có nguồn gốc từ các trường phái khác nhau. Tất nhiên hệ thống có thể được rút ra từ việc xem xét bất kỳ trường phái nào chỉ giới hạn trong một A-hàm cụ thể của một trường phái cụ thể. Một điều không cần phải nói bởi vì là không thể xác định được toàn bộ những đặc tính khác biệt của bất kỳ trường phái nào.
Những nội dung của Trường A-hàm (Dīrghāgama) bao gồm bốn phần được đưa ra thành bốn phần tụng đọc (ví dụ, các phần được chia ra theo số lượng của các đoạn để mỗi phần có thể được trì tụng trong vòng một ngày) vào gồm ba mươi bản Kinh tạo nên toàn bộ các phần. Phần đầu tiên bao gồm bài trì tụng đầu tiên, gồm 4 bản Kinh như: Kinh Đại Duyên (Sūtra on the Great Nidāna)… Phần thứ hai bao gồm bài trì tụng thứ hai gồm 15 bản Kinh như Kinh Tiểu Duyên (The lesser Nidāna)… Phần thứ ba bao gồm bài trì tụng thứ ba gồm 10 bản Kinh như Kinh Ambaṣṭha …Phần thứ tư bao gồm bài trì tụng thứ tư gồm 1 bản Kinh, Kinh Biên Lục Thế Gian (Sūtra on the Record of the World), được chia nhỏ thành 12 chương như Chương về Diêm Phù Đề (Jambudvīpa)…
Hệ thống của Trung A-hàm (Madhyamāgama) bao gồm bốn phần, lần lượt, gồm 19 chương được sắp xếp dưới năm bài trì tụng, bao gồm 222 bản Kinh tất cả. Trong ấn bản hiện đại (hiện nay), chỉ có các phần phân chia của bài trì tụng được đánh dấu lại, trong khi những phần phân chia gốc thì không được biết đến. Bài trì tụng đầu tiên, tiêu đề là muốn, bảo gồm năm chương rưỡi, gồm 64 bản Kinh. Chúng là: Chương I, Bảy Pháp (On the Seven Dharmas (10 bộ Kinh: Thiện Pháp…); Chương ii, Hậu quả của Nghiệp (10 bộ Kinh: Sự so sánh Muối…); Chương III, Năng lực của Ngài Xá-lợi-phất (Śāriputra) (11 bộ kinh: Kinh được thuyết cho Chư Thiên Samacitta-deva…); Chương IV, A Tỳ Đạt Ma (Adbhūta-dharmas) (10 bộ Kinh: A Tỳ Đạt Ma (Adbhūta-dharma))…; Chương V, Năng lực của sự thực hành (16 bộ Kinh: Trả lời cho các câu hỏi về ý nghĩa của việc gìn giữ Giới Luật….); và phần đầu tiên của chương VI,
Năng lực của một vị Vua (7 bộ Kinh: Bảy món quý báu…). Bài trì tụng thứ hai, Tại Thành Phố Đất Nhỏ (At the Small Earthen City), bao gồm bốn chương rỡi, gồm 52 bộ Kinh. Đó là nửa sau của Chương VI, Năng lực của một vị Vua (7 bộ Kinh: Quạ và những loài chim khác, Sự so sánh…); Chương VII, Vị Vua của Sự Trường Thọ (15 bộ Kinh: Ityukta của vị Vua của Sự Trường Thọ…); Chương VIII, Sự Ô Nhiễm (10 bộ Kinh về sự Ô Nhiễm…); Chương IX, về Hậu quả (10 bộ Kinh: Hậu Quả lớn lao…) và Chương X, Rừng (10 bộ Kinh về Rừng…). Bản trì tụng thứ ba, về Chánh Niệm, bao gồm hai chương, 35 bộ Kinh. Chúng là: Chương XI, Chương Lớn (25 bộ Kinh: Sự mềm dịu…); và nửa đầu của Chương XII về Phạm Chí (Brahmacārin), (10 bộ Kinh: Cận Thần, Năng lực của Mưa…). Bài trì tụng thứ tư, về Nirdesa, bao gồm ba chương rưỡi, 35 bộ Kinh. Chúng là: nửa thứ hai của Chương XII, Phạm Chí (Brahmacārin), (10 bộ Kinh: Kinh được thuyết cho Manavasuka…); Chương XIII về Mūlanirdesa (10 bộ Kinh: Sự miêu tả của sáu yếu tố – On the Description of the Six Dhātus…); Chương XIV, Tư tưởng (10 bộ Kinh: Tư tưởng…); và nửa đầu của Chương XI, Chương Đôi (The Twin Chapter) (5 bộ Kinh: Kinh được thuyết giảng tại Làng Ngựa…- Sūtra spoken at the Horse Village). Bài trì tụng thứ năm tên là Bài trì tụng sau, bao gồm ba chương rưỡi, 36 bộ Kinh. Chúng là: nửa sau của Chương XV, Chương Đôi (The Twin Chapter) (5 bộ Kinh: Sự lý giải của Trí Tuệ…- The Explanation of Wisdom…); Chương XVI, Chương Lớn Sau (The Later Large Chapter) (10 bộ Kinh: Kinh thuyết giảng cho Ca-lưu-đà-di (Sūtra spoken to Kālodayin…); Chương XVII, Sự chỉ dẫn cho Viddha (On the Instruction to Viddha) và những người khác (10 bộ Kinh: Sự gìn giữ của một ngày trôi nhanh – On the keeping of the fast-day)…; và Chương XVIII, Ví dụ (11 bộ Kinh: Trí tuệ thấu suốt- All-knowing Wisdom)…
Bộ Tạp A Hàm (Saṃyuktāgama), theo như yêu cầu hiệu đính mà chúng ta đã cố gắng thực hiện, nên được phân chia thành mười bài trì tụng sắp xếp thành bốn phần. Đầu tiên, Phần về Sự dính mắc Ngũ Uẩn (Five Skandhas of Attachment), Lục Nhập (Six Āyatanas) và Duyên Khởi (Causal Origination) gồm sáu bài trì tụng: (1) Sự Dính Mắc của Ngũ Uẩn, (2) Lục Nhập, (3) Duyên Khởi, (4) Thực Phẩm, (5) Chân Lý, (6) Dhātus. Hai, phần về những Lời nói của Đệ tử Đức Phật và Những lời chỉ dạy của chính Đức Phật bao gồm hai bài trì tụng: (7) Những lời nói của Đệ tử và (8) Những lời chỉ dạy của Đức Phật. Ba, Phần về những điều dẫn đến sự Giác Ngộ, gồm 1 bài trì tụng: (9) Các đối tượng của Thiền. Bốn, Phần về Tập hợp những bản Kinh sách, gồm 1 bài trì tụng: (10) Tám Thánh Lễ (Eight Masses). Sự sắp xếp của mười bài trì tụng dựa vào sự thảo luận về chín chủ đề của Đức Phật có liên quan trong các Kinh điển, ví dụ, chúng sinh, sự thọ nhận, nhân duyên, tuân thủ, thanh tinh và bất tịnh, sự phân biệt, nhà thuyết giáo, giáo lý được thuyết giảng và các tập hội (cp. Chuyên luận của tôi, op.cit). Các Kinh điển trong Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama) đều là những bản có độ dài hạn chế. Sự tồn tại của phiên bản tiếng Trung Quốc bao gồm 48 cuộn, tất cả là 1,359 bản Kinh (được đếm theo như số thứ tự của ấn bản Taishō). Bản Kinh điển về Sự trì tụng Tám Thánh Lễ được đan xen với các câu kệ, trong khi toàn bộ phần còn lại đều trong hình thức văn xuôi và do đó, trong Mūlasarvāstivādavinaya-kṣudraka- vastu được cho là phần của các Chương của Thi kệ (Gāthās). Pieh-i-tsa-a-han-ching chỉ bao gồm các bản Kinh của hai bài trì tụng, Tám Thánh Lễ (The Eight Masses) và Những lời chỉ dạy của Đức Phật (The Sayings of the Buddha).
Đối với Tăng Nhất A Hàm (Ekottarikāgama), truyền thống cũ nói rằng nó bao gồm tám bài trì tụng trong bốn phần (xem phần Lời nói đầu của Sêng-chao’s tới Ch’ang-a-han-ching), nhưng trong ấn bản hiện đại chỉ có chương về Đồng Cỏ Chăn Bò (On Pasturing Cows) (dưới số “mười một”), với nhận xét chỉ định cho nó vào bài Trì tụng về sự Khác Biệt (The Differentiation) của Phần IV, trong khi phần phân chia của những bài tụng khác không được biết tới. Toàn bộ tác phầm bảo gồm 472 bộ Kinh trong 52 chương. Chúng là: (1) Chương Sơ Bộ; (2) Các Pháp dưới con số “Một” (109 bộ Kinh trong 13 chương…, Chương về mười tư tưởng mạnh mẽ…); (3) Các Pháp dưới con số “Hai” (65 bộ Kinh trong 6 chương..Chương về Sự hiện hữu và không hiện hữu…); (4) Các Pháp dưới con số “Ba” (40 bộ Kinh trong bốn chương.., Chương về Tam Bảo…); (5) Các Pháp dưới con số “Bốn” (61 bộ Kinh trong 7 chương…, Chương về Tứ Diệu Đế…); (6) Các Pháp dưới con số “Năm” ( 47 bộ Kinh trong 5 chương… Chương về sự tập hợp của những phẩm chất tốt lành…); (7) Các Pháp dưới con số “Sáu” (22 bộ Kinh trong 2 chương…, Chương về Sáu cấp độ…); (8) Các Pháp dưới con số “Bảy” (25 bộ Kinh trong 3 chương…, chương về Luật bình đẳng…); (9) Các Pháp dưới con số “Tám” (20 bộ Kinh trong 2 chương…; chương về Tám khó khăn…); (10) Các Pháp dưới con số “Chín” (18 bộ Kinh trong 2 chương, … Chương về Nơi cư ngụ của chín loại chúng sinh…); (11) Các Pháp dưới con số “Mười” (26 bộ Kinh trong ba chương…, Chương về Sự thiết lập những điều ngăn cấm…); và (12) các Pháp dưới con số “Mười một” (39 bộ Kinh trong 4 chương…, chương về Đồng cỏ chăn bò…).
Không cần thiết khi nói rằng đối với các phần như được thấy trong các phiên bản tiếng Trung, không có một bộ nào trong bốn bộ A Hàm (āgamas) phù hợp hoàn toàn với các bộ Kinh (Nikāya) tương ứng được truyền dạy bởi Phật Giáo Nguyên Thuỷ Nam Tông. Những bản mà thể hiện sự tương đồng gần nhất có thể là bộ Trường A-hàm (Dīrghāgama) và Trường Bộ (Dīgha Nikāya). Trường Bộ (Dīgha Nikāya) bao gồm 34 bộ Kinh trong ba phần trong khi Trường A-hàm bao gồm 30 bộ Kinh trong 4 phần, sự khác biệt duy nhất là những phần thêm vào bên cạnh của bản Trường A-hàm (Dīrghāgama); ngoài ra, trong 30 bộ Kinh trong Trường A-hàm (Dīrghāgama), có 27 bộ đồng thuận với Trường Bộ (Dīgha Nikāya), trong khi chỉ có 3 bộ Kinh là sự mong muốn sau này. Cặp tiếp theo là Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama) và Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya). Bản sau bao gồm 5 phần, được phân chia lại lần lượt thành 56 phần và 203 chương, bao gồm khoảng 2,889 bộ Kinh tất cả. Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama) bao gồm 10 bài tụng nhóm thành 4 phần, do đó sự phân chia đơn giản hơn; nhưng trong 1,359 bộ Kinh bao gồm trong đó, thì có 883 bộ Kinh, chiếm hơn hai phần ba nội dung của nó, có những phần tương ứng trong Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya). Cặp thứ ba là Trung A-hàm (Madhyamāgama) và Trung Bộ (Majjhima Nikāya). Bộ sau bao gồm 3 phần trong 15 chương và có 152 bộ Kinh. Trung A-hàm (Madhyamāgama) bao gồm một số lượng lớn của các phần phân chia, 18 chương được nhóm thành bốn phần, và trong số 222 bộ Kinh thì chỉ 96 bộ đồng thuận với Trung Bộ (Majjhima Nikāya), có thể nói là ít hơn một nửa so với các nội dung của nó. Cặp mà thể hiện sự khác biệt lớn nhất chính là Tăng Nhất A-hàm
(Ekottarikāgama) và Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya). Bộ Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya) bao gồm mười một phần phân chia về số lượng của các Pháp, gồm 2,308 bộ Kinh được sắp xếp thành 171 chương. Trong Tăng Nhất A-hàm (Ekottarikāgama), con số về số lượng các phần phân chia thì giống nhau nhưng sự phân chia của các chương, con số 52, được thực hiện theo cách ngắn gọn hơn, và nó có 473 bộ Kinh, và chỉ có 135 bộ tức là ít hơn một phần ba so với nội dung của nó là có sự đồng thuận với Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya). Cũng không cần thiết khi nói rằng, mặc dù trong những bản Kinh mà có sự đồng thuận với nhau, vẫn còn tồn tại sự khác biệt về mặt nội dung cũng như thứ tự sắp xếp của chúng (cp. C. Akanuma, Danh mục so sánh của các Bộ A-hàm Trung Quốc và Kinh Nikāya Pali).
Trên thực tế, tất cả các tác phẩm luận giải ở Ấn Độ về bốn bộ A-hàm đều đã bị thất lạc. Chỉ có một quyển về Tăng Nhất A-hàm (Ekottarikāgâm) được tìm thấy trong số các phiên bản tiếng Trung, đó là, Puṇyavibhaṅga-śāstra trong 5 cuộn (Taishō, số 1507) bởi một dịch giả vô danh của thời Hậu Hán (25-221, sau Công Nguyên). Nhưng đây không phải phiên bản hoàn chỉnh vì nó chỉ chứa sự giải thích cho một phần từ Chương Sơ Bộ tới Chương về các Đệ tử của Đức Phật. Một văn bản khác có tựa đề là Sự giải thích về trích xuất từ Bốn bộ A-hàm (Taishō, số 1505) trong hai cuộn, bao gồm một tuyển tập các đặc tính của các Pháp được chỉ dạy trong bốn bộ A-hàm, được biên soạn dưới hệ thống phân chia thành ba phần để thuận tiện cho việc trì tụng và ghi nhớ. Tác phẩm này được trước tác bởi Ngài Vasubhadra của trường phái Hiền Trụ Bộ (Bhadrāyanīya), được bình giảng bởi Ngài Saṅghasen và được chuyển dịch bởi Ngài Cưu-ma-la-thập (Kumārabuddhi) và những Bậc khác trong suốt thời kỳ Dao Tần (Yao-Ch’in). Một phiên bản khác của cuốn sách có tiêu đề San-fa-tu-lun (hay Tridharmaka-śāstra: Taishō, số 1506) được thực hiện bởi Ngài Tăng-già-đề-bà (Saṅghadeva) của triều đại Đông Tsin (Eastern Tsin dynasty). Bên cạnh đó, bản Saṃyuktāgamamātṛkā đã được trích dẫn trong bản chuyển dịch Du-già-sư-địa-luận (Yogācārabhūmi) (cuộn 85-98) của Ngài Huyền Trang (Hsuan-tsang), và sự giải thích cổ xưa của Già-đà (Gāthās) của Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama) mà đã được trích dẫn trong cùng một bản Luận (Śāstra) (cuộn 17-18) có thể được xem là hai bản luận giải tương đối toàn diện về bộ Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama). Đối với Chương về Tuyển tập các Từ đồng nghĩa (paryāyas), trong cuộn 83-84 của cùng bộ luận, trên thực tế đó là tác phẩm lý giải những đặc tính của các từ đồng nghĩa được miêu tả trong bộ Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama).
LU CHÊNG.
ĀGAMA (2)[1]. Từ tiếng Phạn āgama được phiên âm ghi chép lại trong tiếng Nhật là agon. Trong tiếng Trung, Ngài Huyền Trang (602-64) sử dụng phiên âm là a-chi-mo.
Về mặt nguyên học, từ “āgama” có nguồn gốc từ ā+gam (tới, đến…) và nó có nghĩa là đến gần, tiếp cận, nguồn gốc, học thuyết và khoa học truyền thống, đặc biệt được sử dụng để biểu thị văn bản, thánh thư hoặc Kinh điển.
Do đó, trong một nghĩa rộng từ này thường có nghĩa là các tác phẩm linh thiêng. Trong các bản văn Tây Tạng, nó được chuyển dịch là Lun, theo nghĩa này. Trong Phật Giáo, từ “āgama” thường được sử dụng để áp dụng cho cái được gọi là bốn āgama (A Hàm) hoặc agons, nhưng bên ngoài Phật Giáo, lịch sử sử dụng nó đã có từ lâu. Không thể biết được một cách chắc chắn về thời điểm những ý niệm về A-hàm của Phật Giáo lần đầu tiên xuất hiện. Nhưng nó được cho rằng sự ứng dụng này đã có từ rất lâu, kể từ sự chuyển dịch của Tạp A-hàm Kinh, Bản A-hàm tổng hợp bộ Kinh của Tam Tạng Kinh điển Taishō số 101, được thực hiện vào giữa thế kỷ thứ 3, các bản dịch đã lỗi thời của bốn bộ Kinh A Hàm được thực hiện liên tiếp vào cuối thế kỷ thứ bốn và đầu thế kỷ thứ năm. Và khi bản A-han-chêng-hsing-ching, Kinh A-hàm chính thống được chuyển dịch bởi Ngài An-shih-kao, xuất hiện vào nửa cuối của thế kỷ thứ hai, nó có thể khẳng định là bộ Kinh điển lâu đời nhất trong đó thuật ngữ “Āgama– A-hàm” lần đầu tiên được sử dụng. Nhưng, những ví dụ về từ “A-hàm” (Āgama) xuất hiện trong Kinh điển được tìm thấy trong bản Chu-yao-ching (Udānavarga – Kinh Pháp Cú Tây Tạng) của Chung-a-han-ching, Kinh Trung A-hàm và trong lời giới thiệu của bản Szu-a-han-mu-chao bốn bộ Kinh A-hàm mà được chuyển dịch vào năm 382 trước công nguyên.
Hiện nay là thời điểm thích hợp để xem xét lại các bản chuyển dịch và giải thích của A Hàm ở Trung Quốc. Theo như tập 85 của bản Du-gia-sư-địa-luận (Yogācāra-bhūmi), từ A-hàm (āgama) được giải thích như sau: Khi nó được truyền xuống từ vị Thầy tới các đệ tử không gián đoạn cho tới ngày nay, thì được gọi là āgama. Từ này có rất nhiều cách chuyển dịch khác như như: truyền thuyết, học tập, chỉ dẫn, Giáo lý… và những lời chỉ dạy được truyền xuống, sự ứng dụng của thuật ngữ sau đó được mở rộng cũng là để đề cập tới các bản Kinh điển linh thiêng mà là đại diện cho những lời chỉ dạy này. Trong tập 9 của bộ Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký, “āgama” được dịch là “những gì được chỉ dạy và trao truyền bởi nhiều vị Phật khác nhau trong ba giai đoạn của thế giới”. Đây có thể được gọi là một giải thích rộng về ý nghĩa của từ này. Tuy nhiên, ở ý nghĩa hẹp, sự sử dụng của từ āgama được giới hạn trong những bản Kinh linh thiêng thuộc về hình thức Tiểu Thừa của Phật Giáo. Điều này là do sự nỗ lực để nhấn mạnh vào thẩm quyền của truyền thống, đặc biệt là với sự ra đời của truyền thống Phật Giáo Đại Thừa. Trong số các bản chuyển dịch khác, sự đề cập đến có thể được thực hiện của một số từ như “Giáo lý vô song” và “Giáo lý không ý nghĩa”. Thuật ngữ sau này được tìm thấy trong lời giới thiệu của bản Szu-a-han-mu-chao và xem với ý nghĩa rằng mọi học thuyết và Giáo lý cuối cùng sẽ không còn gì cả. Trong bộ Chang-a-han-ching một vài bản Kinh A Hàm được chuyển dịch là “sự xoay chiều của Pháp”, ở đó mọi Pháp cuối cùng quy về nó. Tuy nhiên, tất cả các bản chuyển dịch này không chuyển tải được những ý nghĩa thiết thực của thuật ngữ “āgama”, nhưng chúng được lý giải theo cách để xác nhận thẩm quyền cho các bản Kinh linh thiêng.
Trong Tập I của bộ Thiện Kiến Luật Chú (Samantapāsādikā) (Tam Tạng Taishō, chương V, 677a), “āgama” được chuyển dịch là “ vật chứa” hoặc “tuyển tập”. Sự lý giải này có thể dựa trên ý nghĩa của từ “Kinh” (Nikāya), mà thực tế có thể hiểu theo cách “Nikāya- Kinh” của Phật Giáo Nam Tông tương ứng với “Āgama- A-hàm” của Phật Giáo Bắc Tông trong ý nghĩa hẹp và được phiên âm của từ “Kinh” (Nikāya), được chuyển dịch là “trường phái”.
Sự sử dụng của “Āgama” trong các tôn giáo khác nhau của Ấn Độ. Từ “A-hàm” (Āgama) được sử dụng rộng rãi trong nhiều tôn giáo khác nhau của Ấn Độ từ ngày xưa. Trong Kỳ Na Giáo (Jainism), những bản Kinh điển linh thiêng được gọi là “A-hàm” (Āgama) và đôi lúc chúng được đề cập là “Siddhānta”. Trong nghĩa này, “A-hàm” (āgama) được lấy để biểu thị thẩm quyền của các bản Kinh điển và tương ứng với “Lượng” (pramāna) của triết học Ấn Độ. Tuy nhiên, dường như có một vài sự khác biệt về ý nghĩa của A-hàm (āgama) giữa hai trường phái của Kỳ-na Giáo (Jainism): Giáo Phái Lõa thể (Digambara) và Chỉ Mặc Đồ Trắng (Śvetāmbara). Những người theo giáo phái Kỳ Na Giáo (Jains) tin rằng ngôn ngữ của những bản Kinh điển linh thiêng là ngôn ngữ Ardhamāgadhī hoặc là ngôn ngữ của rsis hay các Bậc Thánh nhân.
Trong Ấn Độ Giáo (Hinduism), có những bản văn được biết đến là “A-hàm” (āgama), tạo thành một trong những tài liệu quan trọng cho sự hiểu biết về tôn giáo. Tất nhiên, đó là một loại Kinh điển thiêng liêng, A-hàm (āgama) được sử dụng theo nghĩa “truyền thống” hay “di sản”. Trong số các trường phái của Ấn Độ, trường phái Śaiva của Kaśmira gọi các bộ Kinh Śiva là āgama. Theo như trường phái này, những bộ Kinh này được ban hành sau khi Thần Śiva sáng tạo ra thế giới bởi Śiva và bộ Kinh gồm hai mươi tám loại A-hàm (āgama). Và mỗi loại khác nhau này được đi kèm với upāgama (bản bổ sung của āgama), đánh số bất kỳ đâu từ 120 tới 198 trong tất cả. Những nội dung của Kinh Śiva bao gồm sự tôn thờ Śiva và Śakti, ảnh hưởng bởi văn học mật điển, được hình thành với chủ đề trung tâm là Śakti, thịnh hành trong một thời gian. Do đó, là điều tự nhiên khi mà nội dung của nó có nhiều điểm tương đồng với nội dung của Mật điển. Nó bao gồm bốn phần: mức hiểu, du già, thái độ và thực hành, có tầm quan trọng đặc biệt ở chỗ chúng trở thành hạt nhân của Giáo lý thuộc trường phái Śaiva.
Trong Phật Pháp, thuật ngữ “A-hàm” (āgama) được áp dụng cho Bốn bộ A-hàm, là bộ dài hoặc Trường A-hàm (Dīrghaāgama), bộ trung bình hay Trung A-hàm (Madhyamāgama), bộ hỗ hợp hay Tạp A-hàm (Saṃyukta Āgama) và tăng lên hay Tăng Nhất A-hàm (Ekottara Āgama). Bốn bộ A-hàm trong tiếng Trung Quốc tương ứng với những bản Kinh Pali (Pali Nikāyas), lần lượt là: Dīgha, Majjhima, Saṃmyutta và Aṅguttara Nikāya.
Nhưng bên cạnh những điều này, thuật ngữ āgama được sử dụng giống như pramāna, thuật ngữ của Triết học Ấn Độ, Trong trường hợp này, từ này được dùng như một từ tương đương với śabda và có nghĩa là tất cả mọi lời tuyên bố (āpta-vākya) của những người mà có thể tin tưởng và họ đóng vai trò là nền tảng cho mọi nỗ lực của chúng ta trong việc đạt được sự hiểu biết đúng đắn.
Āgama Sūtra (Kinh A-hàm) Truyền thống Nam Tông và truyền thống Bắc Tông. Vẫn còn những bản Kinh bốn bộ A-hàm còn tồn tại và các phiên bản của chúng cùng một số bản tiếng Trung Quốc. Trong truyền thống Nguyên Thuỷ Nam Tông, những bản này được biết đến là Kinh Nikāyas hoặc các tuyển tập (collections).
Trong mối liên hệ giữa các truyền thống Nam Tông và Bắc Tông, mỗi một bộ trong Bốn bộ A Hàm có các bản tương ứng với nó, được biết đến lần lượt là Trường Bộ (Dīrgha Nikāya), Trung Bộ (Majhima Nikāya), Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) và Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya). Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya) của truyền thống Nam Tông được đại diện bởi Dvādaśāṅga-dharma-pravacana và Cửu Bộ Pháp Kinh (Navaṅga-śāsana). Chúng được liệt kê theo tiêu đề trong Kinh A-hàm của các trường phái Phật giáo khác nhau, trong khi trong các tác phẩm của trường phái Hóa Địa Bộ (Mahīśāsaka), Đàm Vô Đức Bộ (Dharmagupta) và Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghikas)… chúng dường như được phân loại là “những bộ Kinh hỗn hợp”. Ngoài ra, có bằng chứng được tìm thấy trong phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) cho thấy rằng những bản Kinh này có thể đã tồn tại trong trường phái này, nhưng không có tài liệu nào được thu thập đến với chúng tôi. Tuy nhiên, một vài bản trong số chúng hiện tồn tại ở dạng rải rác như Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Aṭṭhakavagga, Bản Sự Kinh (Itivuttaka), Kinh Bổn Sinh (Jātaka)…
Tiếp theo là tên và các đặc điểm của bốn bộ A-hàm nên được giải quyết. Bắt đầu với, Trường Bộ (Dīgha Nikāya) và Trung A-hàm (Madhyama) được phân loại theo độ dài của các bộ Kinh bao gồm trong đó, và Tăng Nhất A-hàm (Ekottara Āgama) được soạn theo số thứ tự của các chủ đề trong mỗi phần phân chia. Dưới những cách thức này, ba bộ Kinh A-hàm được gọi như chúng được gọi bây giờ, và chúng giống nhau ở cả các truyền thống Nam Tông và Bắc Tông. Mặt khác, Những bộ Kinh A-hàm hỗn hợp của truyền thống Bắc Tông được truyền thống Nam Tông chuyển dịch là Tương Ưng Bộ (Saṃyutta). Các bộ Kinh của Tương Ưng Bộ được phân loại dưới một số tiêu đề như: Tương Ưng Chư Thiên (Devatā Saṃyutta), Tương Ưng Nhân Duyên (Nidāna Saṃyutta), Tương Ưng Thiên Uẩn (Khandha Saṃyutta), Tương Ưng Đạo (Magga Saṃyutta), theo bản chất của các bộ Kinh. Phần các bản Kinh hỗn hợp trong các phiên bản được chuyển dịch tiếng Trung và trong thứ tự sắp xếp của quá trình biên dịch rất phức tạp vì nó thiếu độ chính xác. Ngoài ra, mỗi bộ Kinh có độ dài rất ngắn và khác nhau về nội dung, thể hiện chân thực các khía cạnh của thời kỳ Phật Giáo sơ khởi, với hệ quả tự nhiên là sự sắp xếp không chính xác. Vì thực tế này mới phát sinh tên của bộ Kinh A-hàm hỗn hợp (Miscellanesous Āgama Sūtra). Nhưng đôi lúc tuyển tập này được gọi là Tương Ưng (Saṃyutta) trong các tác phẩm linh thiêng của truyền thống Bắc Tông và do đó, người ta phỏng đoán rằng những tiêu đề của các bộ Kinh “Hỗn hợp” và “Tương Ưng” (Saṃyutta) đến từ sự khác biệt trong cách xử lý của các bộ Kinh giống nhau.
Thuật ngữ “Tiểu Bộ” (Khuddaka) của truyền thống Nam Tông có thể có nguồn gốc từ Kinh Tiểu Tụng (Khuddakapatha) mà tạo thành tác phẩm đầu tiên của Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya).
Sự nghiên cứu của các bộ Kinh A-hàm đã tạo ra những tiến bộ và sự mở rộng đáng kể vào những năm sau này. Cho tới khi đó, các bộ Kinh A-hàm đơn thuần được cho là một phần của các bộ Kinh Tiểu Thừa và có xu hướng bị bỏ qua. Tuy nhiên, nhờ sự khuyến khích của tất nhiều các vị học giả Châu Âu khác nhau như H.Oldenberg, T.W.Rhys-Davids và Otto Franke trong thời kỳ gần đây, sự nghiên cứu về các bộ Kinh Nguyên Thuỷ của Tích Lan đã trở nên khá tích cực. Do đó, những nghiên cứu gần đây về Kinh A-hàm đã đạt được những tiến bộ cao hơn qua việc nghiên cứu so sánh giữa hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông. Ở Nhật Bản, sự nghiên cứu này còn tiến xa hơn bởi những vị học giả dẫn đầu như M.Anesaki, B.Shiio, H.Ui và C. Akanuma. Trong thời của chúng ta, sẽ là điều không thể để bất cứ vị học giả nào của chủ đề này có thể đề cập đến Phật giáo sơ khởi trừ khi vị đó quan tâm tới đúng mức đến việc nghiên cứu so sánh về truyền thống Nam Tông và Bắc Tông.
Bây giờ chúng ta có thể xem xét về nguồn gốc của mỗi bộ Kinh A-hàm. Bộ Kinh A-hàm hỗn hợp bao gồm năm mươi tuyển tập từ 1,362 bộ Kinh tất cả, trong khi Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) của truyền thống Nam Tông tương ứng với bộ trước bao gồm 5 tuyển tập, năm phần, năm mươi sáu bộ Tương Ưng (Saṃyutta) và 2,858 bộ Kinh. Trong tất cả các bộ Kinh A Hàm, Kinh A-hàm hỗn hợp lưu giữ danh mục của Giáo Pháp thời kỳ Phật Giáo sơ khởi trong cách thức chuẩn mực nhất, nhưng vẫn còn tồn tại một vài sự khác biệt ở hai truyền thống. Như được đề cập trước đó, Kinh A-hàm Hỗn Hợp thiếu sự phân loại thích hợp; những bộ Kinh được sắp xếp không có hệ thống. Ngoài ra, trong năm mươi sáu bộ Tương Ưng của truyền thống Nam Tông, một số bộ Kinh nhất định bị thiếu hụt như Tương Ưng Vô Vi (Asankhata Saṃyutta) và những bộ Kinh khác mà tương ứng với chín bộ Kinh Tương Ưng của truyền thống Bắc Tông, trong khi chỉ có một hoặc hai bộ Kinh tương ứng với tám Kinh Tương Ưng của truyền thống Bắc Tông.
Mặt khác, có khoảng 320 bộ Kinh của truyền thống Nam Tông mà không được bao gồm trong những bộ Kinh Tương Ưng của truyền thống Bắc Tông. Trong số chúng, khoảng 140 bộ ở trong Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya). Giống như vậy, khoảng 30 bộ thuộc về hoặc là Trung Bộ (Majjhima Nikāya) hoặc Trường Bộ (Dīgha Nikāya) và khoảng hai mươi bộ thuộc về Tiểu Kinh Bộ (Khuddaka Nikāya). Sự cân bằng được tìm thấy trong Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) chỉ của truyền thống Nam Tông.
Mặc dù thực tế là dù khoảng một nửa của các bộ Kinh Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) không được tìm thấy trong truyền thống Bắc tông, các bộ Kinh tương ứng của chúng không có trong Kinh A-hàm Hỗn Hợp và số lượng những bộ Kinh có trong ba bộ khác: Tăng Nhất A-hàm (Ekottara), Trường A-hàm (Dīrgha) và Trung A-hàm (Madhyama Āgamas) chỉ có hai mươi bộ. Do đó, hầu hết chúng tương ứng với bộ A-hàm Hỗn Hợp, vẫn giữ nguyên sự nhận diện của chúng là Tương Ưng Bộ hoặc Kinh A-hàm Hỗn Hợp.
Có sáu mươi tập, mười tám nhóm và 222 Kinh điển trong Trung A-hàm (Madhyama Āgama) của truyền thống Bắc Tông và tương ứng với những bộ này có ba tập (paṇṇāsa) bao gồm 152 bộ Kinh của Trung Bộ (Majjhima Nikāya) của truyền thống Nam Tông. Trong Yūeh-ts’ang-chih-ching, Trung A-hàm (Madhyama Āgama) được miêu tả là làm sáng tỏ những Giáo lý sâu sắc nhất. Và trong đó, sự phản ánh về Giáo Pháp bắt đầu với A-hàm Hỗn Hợp và tiến tới sự hành thiền về Đức Phật. Trong 152 bộ Kinh của Trung Bộ (Majjhima Nikāya), chín mươi tám bộ tương ứng với những bộ Kinh của Trung A-hàm (Madhyama Āgama), hai mươi ba bộ tương ứng với những bộ của bộ A-hàm Hỗn Hợp (Miscellaneous Āgama) và chín bộ tương ứng với những bộ của Tăng Nhất A-hàm. Cũng trong truyền thống Bắc Tông,
có hai mươi bộ Kinh điển không có bản tương ứng. Khi xem xét từ khía cạnh của Trung A-hàm (Madhyama Āgama), chín mươi chín bộ Kinh tương ứng với Trung Bộ (Majjhima Nikāya), tám mươi bộ Kinh tương ứng với Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya), mười bộ Kinh tương ứng với Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) và chín bộ Kinh tương ứng với Trường Bộ (Dīghar Nikāya) và Tiểu Kinh Bộ (Kuddaka Nikāya) mỗi cuốn. Và có mười lăm bộ Kinh Trung Đạo (madhyama sūtras) mà không có bộ Kinh Tạp A Hàm (saṃyukta sūtras) tương ứng của truyền thống Bắc Tông. Do đó, trong Trung A-hàm (Madhyama Āgama) số lượng bộ Kinh tương ứng với Trung Bộ (Majjhima Nikāya) vượt xa số lượng của ba bộ Nikāya khác. Trường A-hàm của truyền thống Bắc Tông bao gồm hai mươi hai bộ, bốn phần phân chia và ba mươi bộ Kinh và tương ứng với nó là ba bộ, ba phần phân chia và ba mươi tư bộ Kinh của Trường Bộ (Dīgha Nikāya) của Nam Tông. Theo như số liệu, hai bộ này là trùng khớp nhất trong tất cả các bộ Kinh Nikāya và A-hàm (Āgama). Do đó, hai mươi bảy bộ Kinh của Trường A-hàm (Dīrgha Āgama) tương ứng với hai mươi tám bộ Kinh của Trường Bộ (Dīgha Nikāya) và còn lại ba bộ Kinh của Trường A-hàm (Dīrgha Āgama) thiếu những bản Kinh của truyền thống Nam Tông tương ứng. Đồng thời, hai bản Kinh của Trường Bộ (Dīgha Nikāya) không có những bản Kinh của truyền thống Bắc Tông tương ứng. Một bộ Kinh chỉ được biết bằng tên. Trong số ba bộ Kinh còn lại của Trường Bộ (Dīgha Nikāya), hai bộ tương ứng với những bộ của Trung A-hàm (Madhyama Āgama) và một bộ tương ứng với bộ trong Kinh A-hàm Hỗn Hợp (Miscellaneous Āgama). Ở đây, đối lập với những trường hợp trước, người ta thấy rằng Trường A-hàm (Dīrgha Āgama) chỉ tương ứng với Trường Bộ (Dīgha Nikāya) và sau này bị trộn lẫn một vài yếu tố bên ngoài tới từ những bộ khác không phải những bộ của Trường A-hàm (Dīrgha Āgama).
Liên quan đến tên Trường A-hàm (Dīrgha Āgama), Yüeh-ts’ang-chih-ching giải thích rằng “Trường A-hàm (Dīrgha Āgama) tiêu diệt kẻ ác”, và người ta nói rằng những bộ Kinh Trường A-hàm (Dīrgha Āgama) được biên soạn cho mục đích truyền bá Phật Pháp.
Trong sự liên hệ này, trong ba phần của Trường Bộ (Dīgha Nikāya), phần đầu tiên là để cho mục đích truyền bá Phật Pháp, phần thứ hai là sự thiền định về Đức Phật và phần thứ ba được biên soạn để tổ chức Giáo Pháp. Ngược lại với những phần này, Trường A-hàm (Dīrgha Āgama) của Bắc Tông đặt phần đầu tiên ở phần cuối so với những phần khác, thứ tự sẽ là phần thứ hai, ba và đầu tiên. Và trong phần thứ hai, năm bản Kinh như Kinh Đại Bổn (Mahāpadāna Sutta) (D. số 14), Kinh Đại Niết Bàn (Mahāparinibbāna Sutta) (D, số 16)… mà cùng tương đồng về chủ đề, được nhóm lại với nhau. Việc tập hợp lại các bản Kinh trong Trường A-hàm (Dīrgha Āgama) có thể được xem là những sự nỗ lực để tán thán Đức Phật. Trong sự so sánh với Trường Bộ (Dīgha Nikāya) thì Trường A-hàm(Dīrgha Āgama) có những xu hướng tôn thờ Chư Phật lớn lao hơn.
Năm mươi mốt tập, năm mươi hai phần và 472 bộ Kinh tạo nên bộ Tăng Nhất A-hàm (Ekottara Āgama). Những phần này cùng với những bản sao chép của chúng trong Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya) với năm tập, 11 tuyển tập (nipāta) và 2204 bộ Kinh, trong đó là những quan điểm mới nhất về toàn bộ bốn bộ A Hàm. Trong 472 bộ
Kinh của Tăng Nhất A-hàm (Ekottara Āgama) khoảng 150 bộ có Kinh saṃyukta (saṃyukta sūtras) trong Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya), và 180 bộ còn lại không thấy ở trong truyền thống Nam Tông. Đồng thời, có khoảng chín mươi bộ Kinh trong tất cả tương ứng với các bộ của Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) và Trung Bộ (Majjhima Nikāya); và hơn năm mươi bộ Kinh tương ứng với Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya) và những bộ khác. Trong năm mươi bộ Kinh này, có khoảng hai mươi bộ tương ứng với các bộ được tìm thấy trong luận giải kinh Nikāya được trước tác bởi Ngài Phật Âm (Buddhaghosa). Trong 2,204 bộ Kinh của Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya), khoảng 1800 bộ không được tìm thấy ở Bắc Tông và những bộ tương ứng với hai bộ A-hàm Hỗn Hợp và những bộ Kinh với độ dài trung bình là khoảng 180 bộ tất cả. Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya) của Nam Tông có những đặc tính tranh cãi nhiều hơn khi so sánh với những bộ Nikāya khác, nên sự ảnh hưởng của các bộ Nikāyas khác đối với nó có thể nói là nhỏ. Tuy nhiên, Tăng Nhất A-hàm (Ekottara Āgama) của truyền thống Bắc Tông có phạm vi về tư tưởng rộng rãi và nó tạo ra những tiến bộ đáng kể đặc biệt trong quan điểm về Đức Phật. Do vậy, nó rất giàu màu sắc Đại Thừa.
Tiếp theo, một sự tham chiếu ngắn nên được thực hiện với “Mười hai bản văn” mà được cho là một phần của Kinh Hỗn Hợp của truyền thống Bắc Tông. Mặc dù bản văn không được bảo tồn một cách hoàn hảo cho tới ngày này, chúng ta vẫn có thể suy luận ra nó từ Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya) của phương nam. “Mười Hai Bản Văn” và cũng như Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya) được dựa trên bộ Kinh Navaṅga Sūtra. “Mười Hai Bộ Kinh” được biên soạn từ Navaṅga Sūtra với ba phần được thêm vào. Tương tự như vậy, Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya) biên soạn sau Navaṅga Sūtra, đã được giảm xuống thành năm phần, và sau này được tập hợp lại thành bảy phần và tám phần được thêm vào, tổng cộng là mười lăm phần tất cả.
Khi bộ Kinh Tạng (Suttapiṭaka) được soạn thảo bởi truyền thống Nam Tông, “Mười Hai Bộ Kinh” này được phân loại là một trong những bộ Kinh của Kinh Hỗn Hợp và do đó, đã bị loại khỏi bộ Kinh Tạng (Suttapiṭaka) mà là kho lưu trữ thường lệ của các bộ Kinh A Hàm. Mặt khác, trong truyền thống Nam Tông, nó được đưa vào bộ A-hàm như là một phần của Năm Bộ Nikāya (Pañca Nikāya) và vì lý do này, nó đã tồn tại như là Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya) (mười lăm phần văn bản) trong truyền thống Nam Tông cho tới ngày nay. Trong mười lăm phần này, Kinh Tập (Suttanipāta), Kinh Pháp Cú (Dhammapadā), Trưởng Lão Tăng Kệ (Therāgatha) và Trưởng Lão Ni Kệ (Therigatha) thuộc về bộ gốc Navaṅga, chứa một vài bộ Kinh tạo thành một tuyển tập cổ hơn nhiều so với chính bốn bộ Nikāya. Ở Burma, mười lăm bộ này đã được làm thành mười chín phần với bốn bản văn được thêm vào, ví dụ như là Kinh Mi Tiên Vấn Đáp (Milindaphanha)… Ở Siam, mười lăm bộ này được giảm xuống còn bảy bộ.
Sự xuất hiện của các bộ Kinh A-hàm như bộ Kinh Tạng (Suttapiṭaka) thường được cho là đã diễn ra vào khoảng thế kỷ thứ hai trước công nguyên, nhưng chúng được thực hiện thành các bản văn muộn hơn 100 năm so với thời gian này, thuộc về truyền thống Nam Tông; nó được dưới triều đại Vaṭṭagāmiṇ của Sri Lanka (Tích Lan) (Mhv.Xxxiii, 100 f). Tại truyền thống Bắc Tông thì còn muộn hơn nữa.
Theo như rất nhiều truyền thuyết, ngay sau khi Đức Phật Thích-ca-mâu-ni nhập diệt, Đức Ca-diếp (Mahākasyapa) trở thành người lãnh đạo của Tăng đoàn và bản Kinh Phúng Tụng (Saṅgīti) đầu tiên được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của Ngài. Hai bộ Luật Tạng (Vinaya) và những bộ Kinh được trì tụng bởi những vị tu sĩ như: Upāli, Ānanda và những vị khác. Trong bản Phúng Tụng (Saṅgīti) được thực hiện dưới triều đại của Hoàng đế Asoka, người ta đã quan sát thấy những sự khác biệt trong sự diễn giải các Giáo lý, do đó đã khiến tạo ra nhiều trường phái khác nhau. Mỗi một trường phái khác nhau này được cho là có cách tụng đọc các bản Kinh A-hàm (āgama sūtras) theo cách riêng của họ. Đối với Kinh Tạng, mặc dù những bộ Kinh được tụng bởi những vị bảo hộ của Kinh điển, nhưng một thời gian dài sau này thì mới xuất hiện Tạng (Piṭaka) tên là Kinh Tạng (Suttapiṭaka). Sự xuất hiện tổng thể của Tam Tạng Kinh Điển của các giới luật Tu viện, Kinh và Giáo lý diễn ra vào rất lâu sau đó. Trong sự liên hệ này, có một điểm tranh luận là liệu các bộ Kinh Nikāya có được biên soạn cùng thời điểm với sự xuất hiện của Tam Tạng Kinh Điển hay không. Nếu chúng ta xem xét điều này từ quan điểm về nội dung sẽ có rất nhiều giai đoạn khác nhau, cũ và mới vì nó được biên soạn trong một khoảng thời gian ba tram năm sau khi Đức Phật Thích-ca-mâu-ni nhập diệt. Các bản Kinh Nikāya là những nội dung được mở rộng sau sự xuất hiện của chúng.
Phần tiếp theo sẽ xem xét qua các Kinh A-hàm khác nhau được truyền dạy trong các trường phái Phật Giáo. Để bắt đầu, người ta chú ý đến một truyền thuyết về Samaya-bheda-upacārana-cakra (I-pu-tsung-lun-lun) và lời nói đầu của những bộ Kinh điển linh thiêng trong Trường Bộ (Dīgha Nikāya) mà Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) đã dẫn giải các lời chỉ dạy của mình. Theo đó, người ta nói “Sau bản Phúng Tụng (Saṅgīti) đầu tiên, lần lượt, Trường Bộ (Dīgha Nikāya) được truyền dạy bởi trường phái của Ngài Ānanda, Trung Bộ (Majjhima Nikāya) bởi Ngài Xá-lợi-phất (Sāriputta), Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) bởi Ngài Ca-diếp (Mahākassapa) và Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya) bởi Ngài A-nậu-lâu-đà (Anuruddha)”. Cũng theo như những tác phẩm khác như Abhidharmakośavyākhyā và Mahāyāna-saṅgraha (Shê-ta-ch’êng-lun), ghi lại rằng các bộ Kinh A Hàm được lưu truyền bởi rất nhiều trường phái cũng khác nhau giữa mỗi trường phái, và người ta nói rằng giữa khoảng hai mươi trường phái của Tiểu Thừa, chỉ có một vài trường phái có bộ Kinh A-hàm. Những trường phái mà có bộ Kinh A-hàm là Nguyên Thuỷ (Theravāda), Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghikas), Đàm Vô Đức Bộ (Dharma-gupta), Hóa Địa Bộ (Mahīśāsaka), Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda), Độc Tử Bộ (Vātsīputrīya), Ẩm Quang Bộ (Kāsyapīya), những trường phái chính.
Mặt khác, hầu hết tất cả các trường phái của phía Bắc đều lưu giữ ít nhất một vài loại Kinh A-hàm (Āgama Sūtras), và thực tế này đã dẫn đến bốn bộ A-hàm của ngày hôm nay. Sau đó, câu hỏi tiếp theo được đặt ra sẽ là những bộ A Hàm thuộc trường phái nào có thể được tìm hiểu? Một quan điểm được tìm thấy trong tập đầu của Fa-hua-hsūan-tsan rằng bốn bộ A-hàm là tài sản của Đại Chúng Bộ Mahāsāṅghikass cùng với Luật Tạng (Vinaya-Piṭaka) không được các học giả ngày nay coi trọng.
Một tài liệu tham khảo được tìm thấy trong tác phẩm có tiêu đề Chū-shê-lun-chi-ku bởi Fa-ch’uang nói rằng hai bộ A-hàm được gọi là “Trung” và “Hỗn Hợp (tạp)” là các bản văn thuộc về Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda), bộ Tăng Nhất A-hàm (Ekottara Āgama) là của Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghikas), Trường A-hàm (Dīrgha Āgama) là của Hoá Địa Bộ (Mahīśāsaka) và một phiên bản khác của A-hàm Hỗn Hợp thuộc về Ẩm Quang Bộ (Kasyapiya).
Việc không có các tài liệu đáng tin cậy để xác định nguồn gốc của các bộ A-hàm là một thực tế rõ ràng và vì thế chúng ta không có lựa chọn nào mà phải suy luận chúng từ những nội dung của các bộ Kinh A-hàm, chúng ta nên chú ý tới đoạn bên trên. Ngày nay, một lý thuyết chung đó là hai bộ A-hàm, được gọi là “Trung” và “Hỗn Hợp” là những bản văn của Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hoặc một trường phái có bản chất tương tự, và bộ Tăng Nhất A-hàm (Ekottara Āgama) là của các trường phải thuộc về Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghikas). Tuy nhiên, đối với Trường A-hàm (Dīrgha Āgama), quan điểm hiện tại ủng hộ cho việc nguồn gốc của nó là từ Đàm Vô Đức Bộ (Dharma-gupta).
Bảng dưới đây đưa ra các con số và nguồn gốc của những bộ Kinh A-hàm này:
Kinh Pali (Pali Nikāya) |
A-hàm trong phiên bản tiếng Trung |
Nguồn gốc |
||||||
Trường Bộ (Dīgha Nikāya) |
34 bộ Kinh |
Trường A-hàm (Dīrgha Āgama) |
20 phần |
30 bộ Kinh |
Đàm Vô Đức Bộ (Dharmagupta |
|
||
Trung Bộ (Majjhima Nikāya) |
152 bộ Kinh |
Trung A-hàm (Madhyama Āgama) |
60 phần |
222 bộ Kinh |
Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) |
|
||
Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) |
56 bộ Tương Ưng |
Tạp A-hàm (Saṃyukta Āgama) |
50 phần |
|
Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) |
|
||
Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya ) |
11 tập (Nipātas) |
Tăng Nhất A-hàm (Ekottara Āgama) |
51 phần |
|
Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghikas) |
|
||
SHOZEN KUMOI.
Sự chuyển dịch của các bộ Kinh A-hàm. Trường phái Phật Giáo phía Nam được đưa đến Tích Lan (Tích Lan) thông qua trung Ấn, có thể bằng đường của khu vực phía Tây Ấn Độ, và trường phái Phật Giáo phía Bắc đến Trung Quốc từ vùng Tây Bắc của Ấn Độ dọc theo vùng núi Thiên Sơn (Tien-shan) và thông qua địa phận của Ch’ing-hai hay Turkistan Trung Quốc qua khu vực phía Tây.
Sự chuyển dịch đầu tiên của các bộ Kinh A-hàm sang tiếng Trung được thực hiện bởi một vị Tỳ-kheo của vùng phía Tây, An Shih-kao (circa thế kỷ thứ 2 Công nguyên), và theo sau đó, tất cả bốn bộ Kinh A-hàm được chuyển dịch sang tiếng Trung Quốc bởi Ngài: Chih-ch’ien, Chu-fa-hu, Saṅghadeva, Buddhayaśa và Gunabhadra từ cuối thế kỷ thứ 4 đến đầu thế kỷ thứ 5. Trong giai đoạn sau này, trong thời kỳ trị vì của triều
đại nhà Đường, những bản chuyển dịch độc lập của những bộ Kinh này được thực hiện bởi: Ngài Huyền Trang (Hsüan-tsang) (602-64, sau Công Nguyên), I-tsing (635-713 sau công nguyên) và những vị khác.
Mặc dù một vài bản thảo rời rạc của các bộ Kinh A-hàm ở tiếng Phạn được khám phá tại vùng phía Tây Trung Quốc, chúng chỉ là một phần rất nhỏ trong một tuyển tập rộng lớn. Cũng vậy, có hai mươi ba bộ Kinh điển tiếng Tạng hiện nay còn tồn tại, nhưng chúng chỉ là một phần nhỏ trong những gì phải là một bộ tổng hợp lớn.
Đối với các bản Kinh của truyền thống Nam Tông, chúng được Hiệp Hội Văn Bản Pali ở London xuất bản dưới dạng chữ Latinh từ cuối thế kỷ 19 trở đi. Những ấn bản mới được xuất bản gần đây ở Thailand, Miến Điện và Tích Lan (Tích Lan), lần lượt trong tiếng Xiêm, Miến Điện và Sinhala. Ngoài ra, các bản dịch tiếng Anh được thực hiện bởi các học giả phương tây, trong khi các bản dịch tiếng Sinhala được thực hiện ở Tích Lan (Tích Lan).
Ở Nhật Bản, các phiên bản tiếng Trung Quốc của các bộ Kinh A-hàm đã được lưu hành ở dạng nguyên gốc, được biên soạn và xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Xã Hội Taishō là Tuyển Tập hoàn chỉnh của các Kinh điển, có những tập dành cho các bộ Kinh A-hàm, Kinh Tập (Suttanipāta) và những bộ Kinh điển liên quan khác. Vào đầu thời đại hiện nay, những phiên bản tiếng Trung bên trên được chuyển dịch sang tiếng Nhật và được xuất bản bởi Nhà xuất bản Daito. Cũng có bộ Nan-den-daizō-kyō (Bộ sưu tập các Kinh điển vĩ đại của truyền thống Nam Tông), là một tác phẩm tiếng Nhật của năm bộ Kinh Nikāya của Pali.
[1] Bài viết dưới đây được gửi tới bởi Uỷ ban Nhật Bản của chúng tôi, đã được xuất bản, bởi vì nó bổ sung thêm những thông tin đã có trong bản viết trước. Nó được xuất bản đầy đủ, mặc dù có một vài lần lặp lại, nhưng là để duy trì sự tiếp nối của mạch tư duy. – G.P.M.