AGA MONASTERY (TU VIỆN AGA) (Aginski datsan)
AGA MONASTERY (TU VIỆN AGA) (Aginski datsan), Tu viện Phật Giáo lớn nhất của vùng Transbaikal, được xây dựng vào năm 1811-16 trên hạ lưu sông Aga. Nó được biết đến là một trung tâm xuất bản và các trường triết học của nó. Vị “trụ trì” đầu tiên của Tu Viện là Ngài Pagbaev Rigdel. Vào giữa thế kỷ cuối cùng, khoảng 1850-60, vị “trụ trì” Galsang Jimba Tuguldurow, thành lập trường triết học (chos-ra hay mtshan-ñid), vì thế một ngôi đền đặc biệt đã được dựng lên, được biết đến là tsanyidīn sūme hoặc coirīn dugan. Vào năm 1880, đền Mật Tông hay Jyud-pa được thành lập, và vào năm 1894 là trường y học (sman-grwa). Vào đầu thế kỷ thứ 20, trường cao đẳng Kālacakra được thành lập.
Trong thế kỷ hiện nay, Tu Viện Aga bao gồm một điện thờ lớn chính hay tshogs-chen, và sáu điện thờ khác nhau, hay ‘du-khaṅ. Bốn điện thờ trong số những điện thờ này được đặc biệt xây dựng cho sự nghiên cứu triết học, mật thừa, y học và kālacakra. Những điện thờ khác được đặc biệt xây dựng để đặt tôn tượng Đức Di-lặc đồng thau khổng lồ (cao 80 cubit), và với điện thờ của Đức Phật A-di-đà, có hai mô hình cõi Cực Lạc (Sukhāvatī) và Cung Trời Đâu Xuất (Tuṣita).
Khoảng năm 1860, một nhà in được thành lập tại Tu Viện cho việc in ấn, Xylographically (trang 295 PDF), các bản văn Phật Pháp sang tiếng Tạng và tiếng Mông Cổ. Tu Viện này trở thành trung tâm của các hoạt động xuất bản ở Buryatiya. Nhà in xuất bản sách bằng tiếng Tây Tạng về triết lý, hệ thống mật tông, các bản văn chiêm tinh và y học, từ điển Tạng-Mông Cổ và một số lượng nhất định các bản văn Phật Giáo phổ biến ở tiếng Mông Cổ. Danh mục các ấn phẩm in ấn liệt kê những tác phẩm sau đây trong số nhiều tác phẩm khác: Nhận thức luận của Ngài Trần-na (treaties on logic by Dignāga); các tác phẩm về Trung Quán Tông (Mādhyamika) bởi Ngài Nguyệt-xứng (Candrakīrti); Câu Xá Luận (Abhidharmakosa) bởi Ngài Thế-thân (Vasubandhu); các tác phẩm của Ngài Vô-trước (Asaṅga) về Duy Thức Tông (Vijñāvāda); Legs-bśad gser-‘phreṅ và Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận(Lam-rim chen-mo) của Ngài Tông-khách-ba (Tsong-kha-pa); Siddhānta của Jam-dbyaṅs bzed-pa; các tác phẩm về triết học cùng tác giả; tuyển tập các tác phẩm bởi Nag-dban-bkra-śis; tuyển tập 39 tác phẩm về triết học, thiên văn học và nghi thức bởi Dkon-mchog bstan-paḥi sgron-me (Tu-kwan ge-gen); tuyển tập các tác phẩm của Đức Dalai Lama thứ 5; tuyển tập các tác phẩm của Don-yod mkhas-grub; nghi thức của Srī Cakrasamvara theo phương pháp của Đại Thành Tựu Giả (Mahāsiddha) Lu-yi-pa.
Nhà in Tu Viện cũng xuất bản một số lượng các bản văn Phật Giáo tiếng Mông Cổ như: Lời giải đáp của Đức Phật cho Subhūti; Yekje Onol (sự hiểu biết lớn lao); Người khôn ngoan và kẻ ngu ngốc (Mdzaṅs-blun); tiểu sử của Ngài Tông-khách-ba (Tsong-kha-pa); Giọt cam lồ; Subhāṣita. Nó cũng xuất bản các tác phẩm gốc của các học giả-Tỳ-kheo Buriyat. Bản văn học này được xuất bản bằng cả tiếng Tây Tạng và tiếng Mongoli. Nhà tin Tu Viện cũng xuất bản những quyển từ điển sau: Từ điển Mông Cổ-Tây Tạng boeir Rinchen Nomtocy và từ điển Tạng-Mông Cổ bởi Galsang Jimba Tuguldurov.
Một vài thành viên của Tu Viên cũng được biết đến là những vị đã trước sáng tác ra những bản văn gốc tiếng
Tây Tạng như: tác phẩm về hệ thống kālacakra bởi Dandzan Zharbaev; một cuốn sách giáo khoa của trường triết học thuộc Tu viện, bởi Sodnom Jamtsho, người vốn là học viên của trường triết học thuộc Tu Viện Aga và đã được nhận bằng Rab-‘byams-pa trong Tu viện Mông Cổ của Badgar: Mtshod-bya-don-gyi dge-‘dun ñi-śu ‘i-rnam-bzag; câu chuyện về hai mươi vị Lama đi trên con đường của trí tuệ được sử dụng làm sách giáo khoa trong lớp Bát Nhã Ba La Mật (Prajñāpāramitā); sách giáo khoa về Trung Quán Luận; tác phẩm về quan điểm về Tánh Không (Śūnyatā) trong triết lý Trung Quán Luận (Mādhyamika) và Duy Thức Tông (Yogācāra).
Vào năm 1867, Ngài “trụ trì”Tu viện Tuguldurov trước tác một cuốn sách bằng tiếng Tây Tạng về thiên văn học và Ngài đã thành lập một trường thiên văn học.
Trong số các tác giả và các dịch giả, những người viết sách bằng tiếng Mông Cổ, người đầu tiên chính là vị “trụ trì” Lubsang Dorje Danjinow. Ngài được biết đến là một dịch giả và là nhà biên tập của các quyển sách nổi tiếng ở Buriyat. Ngài đã biên tập tiểu sử của những Bậc lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng ở Mông Cổ, những cuốn sách nổi tiếng về đạo đức học, sách vỡ lòng của người Mông Cổ, ngữ pháp, tuyển tập các câu chuyện Kinh Bổn Sinh, những bài thánh ca của Milarepare, và Ngài là một trong những tác giả của tuyển tập sách về đạo đức học được xuất bản năm 1892.
Ngài Dilgirov được biết đến rộng rãi là một dịch giả, nhà biên tập, đặc biệt được biết đến là một dịch giả của những sách giáo khoa triết học như: Chu’i bstan-bcos, Sing-gi bstan-bcos, và luận giải về Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận (Lam-rim chen-mo).
Vị “trụ trì” của Tu Viện hiện này là Ngài Gomboev Jambal Dorje.
Hầu hết các ấn phẩm văn học được xuất bản bởi nhà in của Tu Viện Aga có thể được tìm thấy trong thư viện của Học viện Phương đông của Học viện Khoa học thuộc USSR, Học Viện Nghiên Cứu Buriyat của Chi nhánh Siberia thuộc Học Viện Khoa học, USSR, và Bảo Tàng ở Ulan-ude, thủ đô của nước cộng hòa Buriyat của USSR.
B.DANDARON.