AFTER-IMAGE (HẬU ẢNH), còn được gọi là “Quang tướng” (patibhāganimitta)

AFTER-IMAGE (HẬU ẢNH), còn được gọi là “Quang tướng” (patibhāganimitta), là một biểu hiện, dấu hiệu hoặc phản xạ tinh thần (nimitta), mà sinh khởi trong sự thực hành thành công của một số bài tập thiền (bhāvanā) và định (samādhi). Sau khi thiết lập dấu hiệu ban đầu (parikamma-nimitta) cái mà đối tượng vật chất của sự tập trung, và khi tâm hoàn toàn định vào đối tượng lựa chọn của nó, một hình ảnh thu được, được gọi là Học tướng (uggaha-nimitta), tự hiển lộ. Đó là sự phản chiếu tâm của đối tượng vật chất mà nên được nhìn nhận như là một người nhìn vào chính khuôn mặt mình trong gương, với tất cả mọi thứ khiếm khuyết của nó, cho đến khi tất cả mọi chi tiết đã được quan sát hoặc được biết, dù là mắt đang mở hay nhắm. Từ sự phản chiếu tâm của các dấu hiệu giả định hay hình ảnh thu được (Học tướng) (uggaha-nimitta), những khiếm khuyết dần dần mất đi cho tới khi hậu ảnh hay “Quang tướng” (paṭibhāga-nimita) xuất hiện mà không có bất kỳ sự khiếm khuyết nào gắn với nguyên mẫu vật chất. Đó đơn thuần chỉ là một hình thức xuất hiện (upaṭṭhānākāramattaṃ: Vism. Iv, § 31, trang 102) mà giờ đây đã trở nên hoàn toàn độc lập cả từ đối tượng sơ khởi và dấu hiệu thu được và do đó được gọi là hậu ảnh hay Quang Tướng (paṭibhāga- nimitta). Sự phản chiếu tinh thần trong sự thanh tịnh của nó chấm dứt sự xao nhãng của tâm và do đó trở thành sự phản chiếu chân thực trạng thái của tâm tại thời điểm đó, khi các chướng ngại (nīvarana) bị dập tắt và các phiền não (kilesa) đã lắng xuống. Do đó, trong khi thiền định về căm ghét như một xác chết trương phình, hình ảnh thu được sẽ gớm ghiếc và là một cảnh tượng chết chóc, nhưng Hậu ảnh sau đó sẽ xuất hiện giống như “một người đàn ông mập mạp đang nghỉ ngơi sau một bữa ăn no nê”.

Những dấu hiệu này không khác biệt một cách quá rõ ràng trong các bản văn kinh điển, mặc dù ngay cả ở đó chúng cũng có thể được nhận dạng trong hình thức căn bản của chúng. Do vậy, “khi đã nhận biết một đối tượng tinh thần bằng tâm, người đó không bị lôi cuốn bởi dấu hiệu bên ngoài (na nimittag-gāhī hoti) hay hình dạng bên ngoài, hay người đó cũng không bị cuốn bởi những đặc tính phụ của nó”(nānubyañjanaggāhi: M.I,180). Trong đoạn văn này, những dấu hiệu khác nhau đi kèm với các cấp độ của định khác nhau vẫn chưa được đưa ra như là sự phân biệt kỹ thuật được tìm thấy trong các  bản luận giải, đặc biệt trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), nơi ba dấu hiệu là biểu thị cho sự tiến triển của định, và là các giai đoạn của sự quán tưởng. Trong Kinh điển, những dấu hiệu này đúng hơn là những phương pháp của sự liên kết ý tưởng, nhờ đó trạng thái định sâu hơn có thể đạt được. Do đó, trong Kinh An Trú Tầm (Vitakka-saṇṭhāna Sutta) (M.I,119) Đức Phật đề cập tới năm dấu hiệu (pañca nimittāni), nhưng chúng đúng hơn là các trạng thái khác nhau của tâm được phát triển theo thời gian tuỳ thuộc vào đặc tính liên quan trong sự phát triển của một tư tưởng. Khi một đối được của tư tưởng trở thành sự liên kết với các ham muốn, sân hận và mê muội, người ta nên hướng tới đối tượng tư tưởng khác kết hợp với kỹ năng và đức hạnh “giống như một người thợ mộc khéo léo tháo một cái chốt lớn với một cái chốt nhỏ”. Nếu phương pháp này không đem lại sự hiệu quả đầy đủ, Thiền giả nên quán xét kỹ lưỡng suy nghĩ của mình và suy ngẫm về những kết quả đau khổ (dukkhavipāka) của những suy nghĩ bất thiện. Hoặc vị đó nên bỏ qua chúng và quên chúng đi do sự thiếu tập trung (asati-amanasikāra). Hoặc nếu không thể quên được như vậy, vị đó nên phân tích sự hình thành của những dạng tư tưởng đó (vitakkasaṅkāara-saṇịhānam manasikā-tabbam) và theo đó sẽ đưa chúng tới sự kết thúc. Cuối cùng, vị đó có thể dùng ý chí để tập trung điều phục, làm an dịu và chế ngự tâm thức (cetasā cittaṃ abhinigganhitabbaṃ abhinippīḷetabbaṃ abhisantā-petabbam).

Hậu ảnh hay Quang Tướng (paṭibhāga-nimitta) là tiền thân trực tiếp của một trạng thái thiền (jhāna), nhưng quá trình chuyển đổi là vi tế. Vì, liệu người ta có nên dồn ép năng lượng của mình tại thời điểm xuất hiện dấu hiệu này, nghĩ rằng: “Bây giờ tôi sẽ sớm đạt được trạng thái thiền”, sự nóng vội này có thể dễ dàng ngăn chặn sự thành tựu và tiến bộ.

Mặt khác, nếu vui mừng với hình ảnh Quang Tướng (paṭibhāga-nimitta) có thể trở thành nguyên nhân của sự lười biếng, theo đó sự tiến bộ và thậm chí việc đạt được thành tựu trong thiền cũng sẽ bị chậm lại và thậm chí là bị ngăn chặn (Vism. iv, § 72, p. 111).


Khi đạt được Hậu ảnh (Quang Tướng), nó nên được mở rộng “để hoàn thiện sự phát triển của thức” (cittabhāvanāvepullatthañca yathā-laddhaṃ paṭibhāga- nimittaṃ vaḍḍhetabbaṁ: ibid §126, trang.123), cho tới khi nó tràn ngập khắp tâm thức và tâm trở nên tập trung trong cận định (upacārasamādhinā cittaṃ samāhitam evā ti: ibid § 31, trang 102).

H.G.A.v.Z.