ADVAYASIDDHI

ADVAYASIDDHI, một tác phẩm Mật điển nổi tiếng được trước tác bởi Bhagavatī Lakṣmī hay Lakṣmīnkarā (circa 729 sau công nguyên)[1], Bậc đản sinh trong một gia đình hoàng tộc ở Uḍḍiyāna là em gái của Đức Vua Indrabhūti. Đây là một trong số tác phẩm còn tồn tại và quan trọng nhất của bà, trong đó, bà thể hiện sự can đảm đáng chú ý trong việc thuyết giảng lý thuyết của riêng mình trong việc đạt được sự giải thoát của Kim Cương Thừa. Tác phẩm này đã bị thất lạc từ lâu trong nguyên bản tiếng Phạn, nhưng được bảo tồn trong bản chuyển dịch[2] Luận Tạng Tiếng Tạng cùng với hai tác phẩm[3] khác của bà.

Đối với tác phẩm này, sự quan tâm của các Bậc học giả lần đầu tiên thu hút bởi Haraprasad Sastri, trong một bài báo trong Đánh Giá Dacca có sẵn trong các thư viện của Học viện Phương Đông của Baroda và của Haraprasad Sastri[4]. Theo như sự tóm lược của B.Bhattacharyya[5], xuyên suốt tác phẩm này, tầm ảnh hưởng của Đức Indrabhūti’s Jñānasiddhi là rõ ràng; và đây có thể là bởi thực tế rằng Lakṣmīṅkarā không chỉ là em gái của Đức Indrabhūti mà còn là một trong số những vị đệ tử tâm huyết của Ngài.

Trong tác phẩm này, lời kêu gọi đáng chú ý và can đảm nhất đã được tác giả giới thiệu. Cho đến nay, Kim Cương Thừa ủng hộ việc tôn thờ Ngũ Trí Như Lai (Dhyāni Buddha) và vô số hoá thân của các Ngài; nhưng những gì Lakṣmīṅkarā tán thành thì khác khác thường và lạ lẫm, mặc dù trong thời của bà lời dạy mới này dần dần dành được sự ủng hộ bởi nhiều tín đồ; những người đi theo chủ nghĩa Sahajiyās; họ vẫn được tìm thấy trong số những người Nāḍhā Nāḍhīs của Bengal, và đặc biệt trong số những người Bāuls. Lakṣmīṅkarā tuyên bố rằng không khổ đau, không nhịn ăn, không nghi lễ, không tắm rửa, không tịnh hoá, hay các luật lệ khác của xã hội là không cần thiết, hay người ta cũng không cần cúi đầu trước các hình ảnh của các vị Thần mà làm bởi gỗ, đá hay đất; nhưng một người nên tập trung thờ phụng chính thân thể mình, nơi tất cả các vị Thần cư ngụ.

Tuy nhiên, bà giải thích sau đó là nếu không công khai tuyên bố chân lý, thì chỉ khi chân lý được biết đến sẽ không có hạn chế nào cho người tín đồ. Anh ta có thể ăn bất cứ thứ


gì, anh ta có thể uống bất cứ thứ gì và vi phạm bất cứ luật lệ, con người hay thánh thần nào. Đối với phụ nữ, bà tuyên bố, không nên thể hiện sự thù hận; bởi vì họ là hiện thân của Trí Tuệ Bát-nhã trong sự kín đáo[6]. Sau đó, bà nói rằng những chỉ dẫn về Niết-bàn nên tìm từ người Thầy. Trong toàn bộ thế giới động và bất động, không có gì tốt hơn Bậc Đạo Sư, thông qua sự từ bi của các Ngài mà người khôn ngoan sẽ thành tựu rất nhiều sự hoàn thiện.

S.K.



[1] Thời gian được đưa ra bởi B.Bhattacharrya, Sự giới thiệu về Chủ nghĩa Bí Truyền Phật Giáo (Buddhist Esotericism), nơi mà bài viết này dựa vào.

[2] TM. Số 2220 dưới tiêu đề tiếng Tạng: Gñis-su-med-par-grub-paḥi-sarub-thabs-shes-bya-ha. TM. đưa ra tên của tác giả là Laksmikara thay vì Lakṣmīṅkarā

[3] TM. 1547 (Vajrayoginīsāddhana) và Số 1172 (Parama-gurudharma-rājastotra-nāma)

[4] B.Bhattacharyya, op. cit, trang 76, số 2

[5] Ibid.pp. 76-7

[6] Mầm mống của học thuyết về Bát-nhã hay những người phụ nữ vĩ đại được áp dụng trong thực hành sexo-yogic trong thời kỳ Sahajivas toàn diện sau này, được tìm thấy trong phần này của tác phẩm của bà. Chủ nghĩa Sahajiyas cho rằng niềm hỷ lạc hoàn hảo đạt được chỉ từ sự hợp nhất với Trí Tuệ Bát Nhã hoặc với một thiếu nữ mười sáu tuổi và niềm hỷ lạc này là sự bất nhị nguyên cao nhất hay là sự Thực chứng Đại Lạc (Mahāsukha) cp.S.B.Dasgupta, Giới thiệu về Phật Giáo Mật Thừa, trang 69&112.