ADVAITA hay advaya
ADVAITA hay advaya được thấy trong Phật Giáo với ý nghĩa là Đức Phật phủ nhật tính nhị nguyên (dvayatā) của sự hiện hữu (atthitā) và không tồn tại (natthitā), mà hai thuật ngữ đề tới các học thuyết về thuyết trường tồn (sassata-diṭṭhi) và thuyết đoạn diệt (uccheda-diṭṭhi). “Này Ca Chiên Diên (Kaccāyana), thế gian thường đặt quan điểm của nó lên hai điều: hiện hữu và không hiện hữu” (dvayanissito khvāyam Kaccayana loko yebhuyyena atthitañc’eva natthitañca: S. II, 17). Nhưng người với tuệ giác đúng đắn nhìn thấy mọi sự trôi qua trên thế giới như nó thực sự là, không bám chấp vào sự hiện hữu của thế giới. Và anh ta, người có tuệ giác đúng đắn nhìn sự nổi lên của thế giới như nó thực sự là, cũng không liều lĩnh với sự không hiện hữu của thế giới.
Thuyết Nhị Nguyên được tìm thấy trong hầu hết hệ thống tôn giáo với nhiều sự điều chỉnh khác nhau. Nhưng, về cơ bản, nó bao hàm sự hiện hữu đồng thời của hai nguyên tắc độc lập. Trong Hoả Giáo (Zoroastrianism) hai nguyên tắc này là Thiện và Ác, được áp dụng khi nói đến linh hồn và thể xác, tinh thần và tự nhiên, tâm linh và thể chất hoặc được nhân cách hoá như Chúa và Ác Quỷ. Trong chủ nghĩa Plato, thế giới của các ý tưởng được tách biệt một cách cứng nhắc khỏi sự đa dạng của cảm nhận.
Thuyết Bất Nhị Nguyên (advaita), là nguyên tắc căn bản của trường phái Vedanta, khẳng định rằng chỉ có một thực tại (Brahman), rằng sự thay đổi vạn pháp trên thế giới của các sự kiện là hư ảo (māyā), rằng chỉ có thực tại duy nhất (brahman) là đồng nhất với cái ngã (ātman), tuy nhiên, trong sự vô minh thì được cho là một bản ngã cá thể.
Do vậy trong khi thuyết Nhị Nguyên (dvaita) khác biệt và đối lập với Bản ngã thực sự và Vô Ngã thì cái này bị phủ nhận trong thuyết Bất Nhị Nguyên (advaita) vì theo đó sự phân biệt này là ảo tưởng. Thuyết Bất Nhị Nguyên này do đó thực sự chính là Thuyết Nhất Nguyên (Monism) trong việc chấp nhận chỉ hiện hữu một thực tại.
Tuy nhiên, một thực tại này cũng bị phủ nhận trong Đạo Phật, khi mà chỉ có vạn pháp được chấp nhận, không có một tâm tĩnh tại, không tồn tại thiện hạnh không có người thực hiện. Tất cả những điều này được lưu giữ trong Giáo lý Vô Ngã (anatta), là những lời dạy về không có linh hồn, không chắc thực, không có thực thể và đó là của thuyết Bất Nhị Nguyên theo nghĩa tổng quát nhất. Nó phủ nhận sự hiện hữu của bản chất và học thuyết liên hệ với thuyết trường tồn cũng như phủ nhận sự hiện hữu như một quá trình hiện tượng mà sự phủ nhận này là chủ nghĩa hoài nghi tuyệt đối và chủ nghĩa đoạn diệt.
Khía cạnh tích cực của Giáo lý Phật Pháp là học thuyết về Duyên Khởi (paticca samuppāda), theo đó, không có gì sinh ra hay mất đi trừ khi nó xuất hiện các nhân duyên, một lần nữa khẳng định sự trung lập giữa sự hiện hữu và không hiện hữu.
Đức Phật được cho là Bậc Thầy của Sự Bất Nhị Nguyên (advaya-vādin: Mhvyut.23;Divy.95.13).
H. G. A. v. Z.