ADULTERY (SỰ TÀ DÂM)
ADULTERY (SỰ TÀ DÂM). Một thái độ chung của Đức Phật đối với những ác pháp mà Ngài đã dạy không được thể hiện trong bộ luật các hình phạt; nhưng, ở bất cứ nơi nào những phong tục xã hội đã xây dựng một tập hợp những điều luật, sự ảnh hưởng của Giáo lý có xu hướng giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của chúng. Không bỏ qua cho bất cứ sự vi phạm quy tắc nào mà đã đưa ra và đã phát triển ra ngoài cuộc sống cộng đồng, xã hội, trách nhiệm cho hậu quả của những hành động đó luôn được đặt ngay trước kẻ vi phạm. Nếu người vi phạm là một thành viên của Tăng đoàn, kỷ luật Tu viện sẽ được thực thi thông qua việc áp dụng các quy định có liên quan. Bị khai trừ (pārājikā) là bản án dành cho bất kỳ sự quan hệ tình dục nào mà một vị tu sĩ tham gia tự nguyện, bất kể hành vi đó có phải là ngoại tình hay không. Do đó, sự khai trừ này, không phải là một hình phạt của người vi phạm, nhưng là sự bảo vệ cộng đồng để giữ gìn sự trong sạch của chính nó. Người vi phạm đã phải chịu “sự thất bại” trong nỗ lực của anh ta để đạt được một cuộc đời có kỷ luật.
Ngoại tình không có trong các bản văn Phật Giáo và các truyền thống nhận được sự quan tâm khác biệt nhau như trong một vài tôn giáo và quy tắc đạo đức khác. Không có gì nghi ngờ như đã được đề cập, nó là một trong những cấp độ khác nhau của việc tà dâm (kāmesu micchācāra); nhưng ngoài hành động của việc tham dục quá mức (kāmacchanda) thì đây là điều đầu tiên trong nhóm năm chướng ngại (pañca nīvaraṇāni) và cũng là mục đầu tiên và quan trọng nhất trong nhóm mười kiết sử (dasa saṃyojanāni) mà ngăn cảm tâm giải thoát và trói buộc sự tái sinh trong luân hồi, tội lỗi của hành động nằm ở việc vi phạm quyền giám hộ. Đức Phật đã chỉ dạy cho Cunda (A.V,264) rằng trong sự ham muốn tình dục, kẻ sai trái là kẻ đã giao hợp với những cô gái còn đang dưới sự giám hộ của: mẹ, cha, anh, chị hay họ hàng, dưới sự bảo hộ của luật Pháp hoặc với người phụ nữ đã có gia đình, phụ nữ bị bỏ tù hay với các cô gái đã hứa hôn.
Điều đáng chú ý là trong khi sự phạm tội tà dâm với một người phụ nữ xấu xa thì chỉ bị khiển trách ở một cấp độ thấp (micchācāro pi dussīlāya itthiyā vītikkamo appāsavajjo), nó sẽ trở nên nặng nề hơn tương ứng với đức hạnh của người phụ nữ với tư cách là một cư sĩ, một nữ giới mới quy y (sāmaṇerī), một Tỳ-kheo, người đang trên con đường trở thành Thánh nhân hoặc một người đã đạt tới sự loại bỏ mọi tâm ham muốn (khīṇāsavāya pana ekantamahāsāvajjo va: VbhA. 383). Cũng cần lưu ý rằng sự tà dâm không bao giờ bị coi là một hành vi sai trái về mặt tâm lý nếu một người đàn ông đã có gia đình thực hiện đối với vợ mình trong sự kết hợp của anh ta với một người phụ nữ khác. Lý do có lẽ là sự khác biệt giữa chế độ một vợ một chồng và chế độ đa thê không phải là một trong những đức hạnh và điều xấu, mà chỉ là sự khác biệt về mức độ dục vọng (kāma). Người đàn ông lý tưởng sẽ tránh cả hai.
Bản Kinh về Giới Luật Tăng đoàn (Luật Tạng- Vinaya) chỉ tình cờ nói về rất nhiều kiểu phụ nữ khác nhau như tình nhân, “những người vợ hờ” (taṅkhaṇikā), “những người vợ nhất thời” (muhuttikā: Vin.III, 139); chúng được đề cập đến một cách thực tế, trong khi sự sai lầm đạo đức là ở vị Tỳ-kheo khi hành xử như một người trung lập với một người phụ nữ như vậy với một người đàn ông.
Việc một người phụ nữ mưu sinh bằng cách bán thân xác của mình dường như không có vẻ gì là cô ta đang bán đức hạnh của mình. Vì chúng ta thấy một vài trường hợp kỹ nữ được cộng đồng tôn trọng và kính nể như Ambapāli và người phụ nữ mà con gái của bà được hỏi để gả cho đệ tử của Nigaṇṭhas (Vin. III,134). Sự căng thẳng nằm ở quyền sở hữu người vợ của người chồng: Nếu một người không thể sống một cuộc đời tiết dục, người đó không nên phạm lỗi với vợ của người khác (asambhuṇanto pana brahmacariyaṃ parassa dāraṃ na atikkameyya: Sn. 396). Một cuộc đời buông thả thường được miêu tả là một người đàn ông lạm dụng phụ nữ (itthidhutta), say xỉn (surādhutta) và cờ bạc (akkhadhutta):
“Kẻ trác táng đánh mất tất cả những gì anh ta có được,
Nhanh như nó đến, phụ nữ, say xỉn và cờ bạc.
Tiếp theo là kẻ dâm đãng, kẻ không thoả mãn
Với chính vợ của mình, được thấy ở cùng với kỹ nữ,
Hay bị bắt gặp ngoại tình với “vợ” của người khác.
(Sn. 106-8, trsl. Chalmers.)
“Anh ta bị bắt gặp cùng với “vợ” người khác” (dissati paradāresu), ở đây có nghĩa là mức độ cao nhất của việc tà dâm. Người vợ phóng đãng của vị Bà-la-môn của Kinh Bổn Sinh Radha (Radha Jātaka) (J.Số 145, I, trang 496) có biệt danh là cú mèo (kosiyāyanī), có thể bởi vì các hoạt động vào ban đêm của bà ta, vì điều đó những người phụ nữ xấu xa khác ở Kinh Bổn Sinh Kosiya (Kosiya Jātaka) (J. số 130, I, trang 463ff) cũng được gọi là cú (kosiyā). Mặc dù bản luận giải giải thích biệt danh đó thuộc về Kosiya-gotta, một bộ tộc hạ cấp hơn của Bà-la-môn, sự trùng hợp ngẫu nhiên mà những người phụ nữ xấu xa bị đặt theo tên của một con chim đêm quá mạnh để khiến nó không còn ý nghĩa.
Nó sẽ xuất hiện rằng nếu một người tà dâm (paradārika) bị bắt giữ, anh ta bị chặt đầu (S.II, 188) nhưng không rõ ràng rằng liệu hình phạt này được thực hiện bởi luật pháp của quốc gia hay bởi một người chồng phẫn nộ đã giành quyền vào tay mình. Nhưng ngay cả khi không bị phát hiện trong đời này, hậu quả của hành động tà dâm có thể sẽ phải trả vào những đời sau, như đã xảy ra với trường hợp của một người đàn ông ở Rājagaha, người đã bị nhấn đầu và toàn bộ trong một hố phân; anh ta đã từng là một kẻ tà dâm trong chính thị trấn đó (kūpe nimuggo parādariko: S.II, 259). Một người phụ nữ tà dâm (aticārinī) được nhìn thấy là đang bị lột sống da bởi một con kền kền (loc.cit.). Bởi do là bà ta vui vẻ với một người đàn ông khác, không phải với chồng của mình, bà ta đã phải trải qua sự tiếp xúc đau đớn này, bị tước đoạt cảm giác của khoái cảm (Vin a.510).
H. G. A. v. Z