ADORATION (SỰ TÔN THỜ)
ADORATION (SỰ TÔN THỜ). Tiếng Trung Quốc 讚 嘆 (tán thán) cho Sự tôn thờ được chuyển dịch từ tiếng Phạn varṇa và tiếng Tạng bsṅaqs-pa và đôi lúc viết tắt là tán nghĩa là ngưỡng mộ hoặc là “thán” nghĩa là xưng tán và cảm thán. Thuật ngữ tiếng Anh, do đó, không nên được hiểu theo nghĩa thần học Kitô giáo là thờ phụng thần thánh (latria) chỉ riêng cho Thượng đế tối cao, mà theo nghĩa thể hiện sự tôn thờ (doulia), sự tôn kính lên những Bậc và những đối tượng xứng đáng được vinh danh.
Định nghĩa chung cho từ này nằm trong quyển thứ 2 của Miao-fa-lien-hua-chung-wên-chu (tuyển tập các bài giảng của T’ien-tai ta-his trong triều đại Sui bị hạ bệ bởi đệ tử của mình là Kuan-ting vào năm 587 Công Nguyên) là “tán thán và ngưỡng mộ được gọi là sự tôn thờ”. Theo như định nghĩa này, sự tôn thờ bao gồm việc nói ra bằng ngôn từ, ngưỡng mộ và kính mến. Cần được ghi nhận là mặc dù sự thực hành chung trong Phật Pháp là phân loại các hành xử của con người thành ba hoạt động của thân, khẩu và ý (ba nghiệp), sự tôn thờ không bị giới hạn trong việc làm hài lòng một cảm giác của sự được kính ngưỡng trong tâm mà thôi, hay để thể hiện một thái độ của sự tôn thờ bằng những động tác của thân thể, mà nó còn kèm theo lời nói. Do đó, sự xưng tán những ngôn từ được xem là cần thiết để thể hiện một hành động của sự tôn thờ. Một định nghĩa tương tự cũng được tìm thấy trong quyển Sinh ra nơi Cõi Tịnh Độ (đôi lúc được biết đến là “Cõi Tịnh Độ”): điều gì tạo ra sự tôn thờ? Sự tôn thờ được tạo ra bởi nghiệp của khẩu.
Quyền Đại Phẩm Bát Nhã (Mahāprajñāparamitā-śāstra) của Ngài Long Thọ (phiên bản tiếng Trung Quốc do Ngài Cưu Ma La Thập, Lo-shih thực hiện vào năm 405, sau công nguyên theo lệnh của hoàng gia) có thể được coi là một văn bản đại diện cung cấp nội dung của từ Tôn thờ. Trong tập thứ 30, công việc tương tự nói rằng “từ Tôn thờ có nguồn gốc từ hai từ. Ngưỡng mộ đức hạnh (đức hạnh của các Chư Phật khác nhau) là sự kính ngưỡng. Điều này là chưa đủ, các Ngài lại được tán thán. Đây là một sự xưng tán”. Trong bản văn này, những đối tượng mà để thể hiện sự tôn thờ là đức hạnh của Chư Phật, và về cách thức của sự tôn thờ, từ được giải thích trong các phần cấu thành của nó về sự ngưỡng mộ và lời xưng tán. Đó là, ngưỡng mộ đức hạnh của Chư Phật thông qua các phương tiện của lời nói chính là sự tôn thờ nhưng dù có cố gắng đến đâu, đức hạnh của Chư Phật rất sâu dày và vi tế đến mức mà dù có lặp đi lặp lại các hành động của sự tôn thờ cũng không bao giờ có thể đủ để cân bằng được với chúng. Do đó, người mà tha thiết cố gắng thể hiện sự ngưỡng mộ chồng lên một sự ngưỡng mộ nữa và chồng sự tán thán lên sự tán thán nữa, sẽ làm phát khởi niềm khát khao và sự cảm thán, ít nhất là trong tâm thức người đó. Vì vậy, một lời tán thán trở thành sự cảm thán. Tuy nhiên, theo như sự giải thích này, mặc dù sự ngưỡng mộ xuất phát từ nghiệp của lời nói, trong đó nó được thể hiện bởi các ý nghĩa của từ ngữ, sự cuối cùng của nó là thể hiện sự tôn thờ từ nghiệp của tâm. Thực tế này được nêu ra rõ ràng hơn ở tập 3 của bản Miao-fa-lien-hua-ching-wên-chu được đề cập bên trên bởi thuật ngữ: sự xưng tán của ngôn từ và sự xưng tán phi ngôn từ. Trước kia sự tôn thờ thể hiện qua phương tiện của từ ngữ, trong khi sau này biểu thị của sự tôn thờ mà không có khả năng có thể diễn đạt bằng từ ngữ thì đơn giản là được tán thán ở trong tâm. Khi những thuật ngữ này được chuyển dịch theo như Đại Phẩm Bát Nhã (Mahāprajñāpāramitā-śāstra), trước kia tương ứng với sự tôn thờ và sau này tương ứng với sự tán thán.
Nghĩa của sự tôn thờ trong các luận giải Kinh điển được giải thích như bên trên, nhưng khi sự tán thán phi ngôn từ của sự tôn thờ ở mức tuyệt đối mà không thể diễn đạt bằng ngôn từ, những đoạn tôn thờ xuất hiện trong các bản Kinh mà sẽ được xử lý trong những trang tiếp theo là sự bày tỏ bằng từ ngữ một cách chắc chắn. Cũng phải biết rằng, những đoạn tôn thờ trong các bản Kinh là những câu kệ có vần điệu (gāthā) và những bài ca, vì thế chúng có thể được sử dụng để tụng niệm và trì tụng. Vì lý do này, chúng thường được đề cập là những bài ca của sự tôn thờ.
Ý nghĩa và những nội dung của sự Tôn thờ. (a) Nguồn gốc của sự Tôn thờ. Sự tôn thờ là một hành động của sự tán thán những thiện hạnh và đức hạnh, nó không phải chỉ giới hạn trong Đạo Phật mà có thể thấy ở trong bất cứ tôn giáo nào. Tuy nhiên, liên quan tới những lý do của sự tôn thờ, chúng nên được tìm kiếm trong những sự quán chiếu mà bắt nguồn từ ý tưởng về thần thánh, mà là một vấn đề tôn giáo thuần tuý. Các phẩm tính hoặc các đặc tính thiêng liêng như sự vĩnh cửu, sự toàn giác, tính phổ biến, sự sáng tạo…được hình thành cùng lúc với ý tưởng về sự thần thánh, đã làm nảy sinh các cảm giác của sự sợ hãi và kính trọng từ phía đàn ông, và những cảm giác này dần dần tìm thấy biểu hiện trong sự tôn thờ của những đặc tính tương ứng. Do đó, sự tôn thờ được thấy rộng rãi trong bất kỳ tôn giáo nguyên thuỷ nào.
Ở Ấn Độ, Ṛg-Veda, một trong những tác phẩm cổ xưa nhất của nền văn học Bà-la-môn, có rất nhiều sự ám chỉ tới hoàn cảnh này. Vì ban đầu Ṛg-Veda là “ sự hiểu biết về các câu kệ được tụng”, một phần lớn hơn của các câu kệ bao gồm các bài ca của sự cúng dường và tán thán lên các vị Thần và của các câu tuỳ chọn. Những câu kệ và bài ca phát triển thành những bài ca của sự tôn thờ để cúng dường lên những vị Thần như Viṣṇu và Śiva, xuất hiện trong văn học của Prana ở thời kỳ sau này, và những bài ca tôn thờ trong Đạo Phật cũng có nguồn gốc tương tự.
(b) Đối tượng của sự tôn thờ. Trong sự tôn thờ của Phật Giáo thì không hạn chế trong Đức Phật Thích-ca-mâu-ni, Bậc sáng lập của Đạo Phật, mà còn bao gồm những Bậc thuộc về các thứ bậc của Như-lai và các Bồ-tát như Đức Phật A-di-đà (Amita Buddha), Đức Phật Phổ Hiền, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát và Đức Quán Thế Âm Bồ-tát, và những Bậc khởi xướng các tông phái khác nhau của Phật Giáo, số lượng quá nhiều nên việc liệt kê sẽ trở nên bị dài dòng. Trong số các Ngài, Đức Phật đã đủ để làm đối tượng của sự tôn thờ cao nhất, trong đó Ngài là Bậc khởi xướng ra Đạo Phật và là Bậc sở hữu các phẩm tính cao quý nhất. Trong sự liên hệ này, cần nhận biết rằng ở Trung Quốc và Nhật Bản, sự tôn thờ về Đức Phật A-di-đà phát triển rộng rãi cùng với sự phát triển của ý nghĩa về Cõi Tịnh Độ.
(c) Những nội dung của sự tôn thờ. Những nội dung của sự tôn thờ là những đức hạnh và công đức, được chia thành những bản chất bên trong, ví dụ, những gì kết nối với tính cách của Chư Phật, và những bản chất bên ngoài, ví dụ, những dấu hiệu đặc trưng thể hiện ra bên ngoài. Nhìn chung, các đức tính của cả hai bản chất tạo nên nội dung của sự tôn thờ nhưng trong một vài trường hợp, những đức tính liên quan tới những bản chất riêng xuất hiện dưới dạng nội dung của sự tôn thờ riêng biệt.
Đức Phật Thích-ca-mâu-ni là ví dụ điển hình cho sự tôn thờ. Đối với Ngài, những đức tính bên trong được cho là những phẩm tính của Đức Phật, trong khi những dấu hiệu đặc trưng bên ngoài được phát triển thành hình ảnh của Đức Phật. Trước đây, tiểu sử của Đức Phật xoay quanh năm yếu tố hoàn cảnh của cuộc đời Ngài, đây được coi là đại diện cho những phẩm tính bên trong. Về mặt lịch sử, dưới ánh sáng của các bản văn tiếng Phạn hiện còn và MSS., tiểu sử của Đức Phật đã được đưa đến một hình dạng cuối cùng, một vài 600 hay 700 năm sau khi Ngài nhập diệt thông qua những bản văn như Đại Sự (Mahāvastu), Kinh Đại Trang Nghiêm (Lalitavistara)… Trong những bản văn Pali, tiểu sử của Đức Phật được hoàn thiện trong bộ Duyên Khởi Luận (Nidāna Kathā). Do đó, trong một vài thế kỷ sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, mọi sự tôn thờ đều dành cho Ngài và năm yếu tố hoàn cảnh mà một Bậc linh thánh sở hữu đã được đưa vào trong cuộc đời Đức Phật. Trong trường hợp sau này, ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp mà được cho là những đặc điểm đặc biệt của các vị Vua, đã được đặt cho Ngài và được tôn sùng như vậy.
Trong trường hợp của sự tôn thờ Đức Phật A-di-đà, vì tôn thờ trí tuệ, sự uyên bác và tin tưởng vào năng lực hồi hướng công đức của Đức Phật, sự tôn thờ cả phẩm tính bên trong và bên ngoài của Ngài được xem là cần thiết.
(d) Mối liên hệ giữa sự Tôn thờ và niệm danh hiệu Đức Phật (Nembutsu). Như đã nhận thấy bên trên, khi sự tôn thờ là một hành động của sự tôn kính những đức hạnh và những tướng tốt của Chư Phật, một câu hỏi đã được thảo luận từ xa xưa là mối quan hệ tồn tại giữa sự tôn thờ và niệm danh hiệu của Chư Phật là Namu-Amidabutsu: lời tán thán lên Đức Phật A-di-đà, có nghĩa là chấp thuận Giáo lý của Chư Phật, và đặc biệt phổ biến trong trường phái của Cõi Tịnh Độ. Để trích dẫn một ví dụ cũ, Đức Vasubandhu trong “Vãng sanh Cõi Tịnh Độ” của Ngài (đôi lúc được biết đến là “Cõi Tịnh Độ”) đề cập đến năm hình thức kỷ luật mà Ngài gọi là năm hình thức của hành thiền, từ đó một người có thể luôn khắc tâm về Đức Phật A-di-đà và Cõi Tịnh Độ để có thể tích luỹ công đức đem lại lợi lạc cho cả mình và người khác. Mục thứ hai của năm hình thức hành thiền mà Ngài đề cập hình thức của sự tôn thờ và chỉ dạy rằng sự tôn thờ của một người nên phù hợp với sự cầu khẩn danh hiệu của Đức Phật A-di-đà. Kể từ đó, rất nhiều học thuyết đã được đưa ra bởi các dịch giả Trung Quốc, nhưng xu hướng chung của sự chuyển dịch của họ được tìm thấy trong tập 4 của Wang-shêng-lin-chu-chi, từ đó trích dẫn sau được lấy:
Câu hỏi: Nếu sự “ tôn thờ” danh hiệu chỉ được giới hạn trong “sự tán thán” thì cách thức tôn thờ có thể tương xứng với sự cầu khẩn danh hiệu như thế nào?
Trả lời: Nếu những lời ca tụng niệm hồng danh Chư Phật được tán thán đúng đắn, thậm chí nếu danh hiệu các Ngài bị loại bỏ, bởi đức hạnh của Chư Phật mới là điều được tôn thờ. Vì thế, một Bậc Đạo Sư xưa kia đã chỉ dạy, không có sự tôn thờ nào tốt hơn việc niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà.
Như đã thấy ở đoạn trên, sự tương đồng của việc tôn thờ với việc cầu khẩn danh hiệu Đức Phật A Di Đà được coi là một bài học quan trọng.
Hình thức của sự tôn thờ. Như đã được thảo luận, vì sự tôn thờ được thực hiện bằng những lời ca tụng những đức hạnh và đặc tính của Chư Phật, Chư Như Lai, các Vị Bồ-tát và những Bậc sáng lập của các trường phái, những lời văn tôn thờ được chuyển thể theo các vần điệu và xuôi tai, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xưng tán và tụng niệm chúng, và do đó, phần lớn trong chúng có hình thức là các câu kệ và các bài ca. Tuy nhiên, những đoạn văn xưng tán có vần điệu và du dương này khác nhau về độ dài, một vài đoạn dài vì chúng dựa trên Kinh Bổn Sinh (Jātaka), là bản Kinh nói về cuộc đời Đức Phật, mỗi một tướng tốt của Ngài trở thành đối tượng của sự tôn thờ. Những đoạn khác ngắn và nhìn chung được biết đến là stotras, thuật ngữ tiếng Phạn là sự tán thán. Đó là điều thông thường, những bài dài hơn được biên tập dưới dạng tuyển tập trong khi những bài ngắn thì được chứa đựng trong Kinh điển. Một vài ví dụ điển hình về sự tôn thờ từ Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản được đề cập ở bên dưới.
(a) Ấn Độ – Vì những ví dụ về những câu kệ xưng tán tuyệt vời nhất ở Ấn Độ mà được đề cập đến thường được thấy trong những câu thơ sử thi Phật Sở Hành Tán (Buddhacarita) được sáng tác bởi Aśvaghosa (thế kỷ thứ 1-2, sau công nguyên). Bản văn tiếng Phạn hiện còn bao gồm mười bảy chương và bắt đầu với sự đản sinh của Đức Phật, và kết thúc với sự về nhà (thị hiện nhập Niết-bàn, ND) của Ngài. Mặt khác, phiên bản của bài thơ theo tiếng Trung Quốc và Tây Tạng bao gồm hai mươi tám chương, bắt đầu với chương về sự đản sinh và kết thúc với việc phân chia xá-lợi (śarira) của Ngài. Do vậy, chúng liên quan tới cuộc đời Đức Phật. Trong số những câu kệ xưng tán ngắn có thể kể đến Saptabuddha-stotra, Āryatārānāmāstottara- śataka-stotra, Gaṇḍī-stotragāthā và hơn thế nữa.
Như một ví dụ về những câu kệ xưng tán mà có trong Kinh điển, một câu trích dẫn từ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddhārmapuṇḍarika Sūtra) (Chương 4, Devādatta – Đề Bà Đạt Đa) như sau: “Ngài đã thấu rõ các tướng của tội lỗi và phước đức một cách sâu sắc và bây giờ toả sáng khắp mười phương. Thân thể Ngài là Pháp thân thanh tịnh vi diệu và sở hữu ba mươi hai tướng tốt cùng tám mươi vẻ đẹp, Pháp thân của Ngài là sự linh thiêng. Khi các Bậc Thánh cõi Trời tôn thờ Ngài, những vị Thần Rồng tôn kính Ngài và không có một sinh vật sống hay loài người nào không tôn thờ và tôn phụng Ngài; Những gì chúng con được lắng nghe và học tập để đạt tới Phật Quả chỉ mình Chư Phật biết. Con luôn mong muốn đi theo Giáo lý của Đại Thừa và giải thoát bản thân khỏi mọi sự khổ đau”. Một đoạn xưng tán của loại hình này thường được tìm thấy trong những bản Kinh điển như Thắng Man Kinh (Śrīmālādevī-simhanāda) và Mahāvaipulya-Buddha-gaṇḍa-vyūha Sūtra.
(b) Trung Quốc – Ở Trung Quốc, sự tôn thờ được đề cập đến nhiều hơn trong thời xưa kia và những đoạn xưng tán được tìm thấy trong rất nhiều bản văn như 釋迦文 佛 像 讚 (Thích-ca văn Phật tượng thán) và 阿 彌 陀 佛 像 讚 (A-di-đà Phật tượng thán) của Tao-lin, 讚 阿 彌 陀 佛 偈 (Thán A-di-đà Phật kệ) của Tan-lan, 往 生 禮 讚 (Vãng Sanh lễ thán) của Shan-tao, 華 嚴 讚 (Hoa Nghiêm lễ thán) của Fa-tsang và 般 舟 三 昧 (Bát Chu Tam Muội thán) của Hui-jih, vân vân.
(c) Nhật Bản – Ở Nhật Bản, một hình thức tôn thờ đặc biệt được phát triển, được biết đến là sự tôn thờ Bản địa hay sự tôn thờ Nhật Bản. Sau khi một vị linh mục tên là En-nin đưa ra một hình mẫu trong việc trước tác những đoạn xưng tán dài như vậy, nó đã được mọi người nhiệt tình tuân theo và được áp dụng rộng rãi. Hình thức bao gồm sự sắp xếp xen
kẽ của bảy và năm từ, các từ ngữ bản địa được sử dụng trong bản trước tác, chúng dễ để tụng và đồng thời dễ hiểu, vì vậy mọi người có thể tụng niệm chúng trong sự sùng kính hàng ngày của họ. Những kiệt tác về những bài xưng tán được trước tác bởi những vị Linh mục như Kūya, Ryōgen, Genshin, Shinran và Chishin và những vị nổi tiếng khác đã lần lượt lựa chọn và chỉnh sửa chúng, do đó mang lại nhiều tiến bộ hơn nữa cho truyền thống Tịnh Độ. Mặt khác, những đoạn xưng tán cũng được tìm thấy rộng rãi trong Thiền Tông (Zen).
(d) Một số hình thức đặc biệt của sự tôn thờ – những đoạn xưng tán thảo luận bên trên là những câu kệ và bài ca vần điệu. Thêm vào đó, còn có một vài hình thức trước tác đặc biệt như sau:
(1) Đoạn đầu hồi hướng công đức – Trong những lễ tưởng niệm người mất, thực hành hồi hướng công đức thường được tụng sau khi đọc lên những bản văn linh thánh và đoạn đầu của phần hồi hướng công đức thường bao gồm những lời tán thán về công hạnh của Chư Phật. Hình thức của đoạn đầu này được thấy phổ biến trong rất nhiều trường phái khác nhau, những điều này được đặc biệt lưu hành rộng rãi trong Thiền Tông. Ví dụ như sau: “Các khía cạnh tráng lệ của vàng; vị Vua trang nghiêm của sự giác ngộ, vị Phật duy nhất trong Tam giới, mọi linh hồn đều hướng về Ngài. Sự thành tựu linh thiêng rộng lớn trong Ngài, những công hạnh thiêng liêng được tỏa sáng. Khi một lời cầu nguyện được đọc lên, nó đã sẵn là câu trả lời”.
(2) Bài ca tán thán được gắn vào những bức tranh. – Một câu tán thán thường được thêm vào phần trên của một bức tranh vẽ Chư Phật, Đấng Như-lai, các vị Bồ-tát và những Bậc sáng lập các trường phái, là một câu gồm năm hoặc bảy từ. Những bức tranh về bảy Bậc sáng lập Giáo phái Shingon được lưu giữ trong đền Gokuku tại Kyōto có những bài tán thán của cả ký tự tiếng Phạn và Trung Quốc, và cũng trong Phật giáo Thiền Tông, một câu tán thán tương tự cũng được gắn vào phần nhô lên lồng mày của Đức Phật nhân dịp truyền bá Giáo lý. Nguồn gốc của phong tục gắn một bài ca tán thán vào bức tranh bắt nguồn từ sự xuất hiện của trường phái Sogen trong thư pháp sau thời đại Thất Đinh (Muro-machi)[1].
(3) Bài ca tán thán được gắn vào cuối của những cuốn tiểu sử của các vị Tỳ-kheo. – Có một hoặc hai đoạn sẽ được thêm vào cuối của những cuốn tiểu sử của những vị tu sĩ vĩ đại và chúng đóng vai trò tán thán những công hạnh của các tu sĩ mà cuộc đời của các Ngài được viết lại trong những cuốn sách. Ví dụ như, tham khảo từ quyển Denkō-roku (傳 光 錄) mà được cho là từ Keizan sáng tác, Bậc lãnh đạo của giáo phái Sōtō, trong đó miêu tả về cuộc đời của năm mươi hai Bậc Đạo Sư, bắt đầu từ Đức Phật Thích-ca-mâu-ni, qua Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, cùng với công cuộc truyền bá Giáo Pháp của các Ngài. Bài ca tán thán được gắn vào phần cuối của cuộc đời các Ngài. Ví dụ, một bài ca tán thán được lồng vào cuối của phần cuộc đời Đức Phật Thích-ca-mâu-ni: “Cây mai già có cành vươn ra, một bụi gai, theo thời gian mà xuất hiện”. Một câu xưng tán được lồng vào trong cuộc đời của Đức Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) “Không còn các cạnh, không còn các bề mặt, thực sự, liệu có bất kỳ thứ gì lớn hơn không”. Một câu tán
thán được gắn vào phần cuộc đời của Đạo Nguyên Hi Huyền (Eihei Dogen), “Chiếu sáng và tỏa sáng khắp nơi, không có sự trung lập: có ai có thể giác ngộ cả thân lẫn tâm như Ngài không”.
BUNYŪ MATSUDA.
[1] 1392-1573 Công Nguyên – G.P.M