ĀDITTAPARIYĀYA SUTTA (KINH TẤT CẢ ĐỀU BỐC CHÁY)
ĀDITTAPARIYĀYA SUTTA (KINH TẤT CẢ ĐỀU BỐC CHÁY). “Bài Thuyết Pháp Lửa” như nó được gọi, xuất hiện trong phần đầu tiên của Thiên Đại Phẩm (Mahāvagga) của Luật Tạng (34 f) và cũng là Kinh thứ 28 trong Bộ Thiên Sáu Xứ (Saḷāyatana Vagga) (chương 35) của Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) (Vol. IV). Đó là bài giảng thứ ba được chỉ dạy bởi Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ, bài đầu tiên là Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappa vattana Sutta) và bài thứ hai là Kinh Vô Ngã Tướng (Anattālakkhana Sutta). Các bài giảng thường được đề cập đến trong các Luận giải.
Ngay sau khi Giác ngộ, Đức Phật cùng với một nhóm đệ tử đi tới vùng Uruvelā, nơi sinh sống của ba anh em dòng họ Kassapa là: Uruvelā Kassapa, Nadī Kassapa và Gayā Kassapa. Đức Phật đã trải qua một đêm trong căn phòng lửa của ẩn thất Uruvelā-Kassapa mặc dù căn phòng bị một con rắn độc chiếm giữ. Bằng năng lực tâm linh của mình, Đức Phật đã chiến thắng con rắn bằng lửa và khói, nhờ đó đã giành được sự ngưỡng mộ của Kassapa, người đã thỉnh cầu Ngài ở lại sống cùng ông ta mãi mãi[1]. Một vài sự phô diễn của năng lực tâm linh cần phải có trước khi Uruvelā-Kassapa công nhận sự tuyệt hảo vĩ đại của Đức Phật. Tuy nhiên, chỉ khi Kassapa được cho biết rằng ông ta không chỉ chưa đạt tới sự toàn hảo mà thậm chí còn chưa bước vào con đường hoàn thiện, và cách sống hiện nay của ông ta không trưởng dưỡng cho sự hoàn thiện – chỉ khi đó ông ta mới thỉnh cầu Đức Phật nhận ông ta làm đệ tử và thọ giới từ tay Ngài. Những đệ tử của ông, hai người em trai cùng đệ tử của họ, cũng thọ giới từ Đức Phật.
Tất cả những Bậc tu khổ hạnh trước kia đều là những người thờ lửa và hầu hết những năng lực mà Đức Phật thể hiện đều có sự liên hệ tới lửa và khói. Vì vậy, chính từ lửa mà Đức Phật đã thuyết Pháp cho họ, khiến họ giải thoát khỏi “các lậu (nhiễm ô) (āsava) mà không bám chấp”. Họ rời khu ẩn thất của mình và đi theo Đức Phật trong hành trình của Ngài tới Gaya. Gần nơi đó trên đỉnh một tảng đá được gọi là Gayasisa, Đức Phật đã nói với các Tỷ Khéo của mình, “Mọi thứ đang cháy” (sabbaṃ ādittaṃ). Toàn bộ bản Kinh là một bản văn đáng ngưỡng mộ có tư duy mạch lạc. Đầu tiên, đối tượng được đề cập và phân tích với tất cả các chi tiết cụ thể. Sau đó, bản chất của lửa, tiếp theo là nguyên nhân của việc cháy đã được giải thích. Hành động cần thực hiện về mặt này đã được nêu chi tiết và cuối cùng kết quả của hành động đã được chỉ ra. Sự sắp xếp này thể hiện một khuôn mẫu gần giống với sự việc trong Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappa- vattana Sutta), bài thuyết Pháp đầu tiên được chỉ dạy bởi Đức Phật; trong đó Ngài đã chỉ dạy chi tiết những thực tế khái quát của khổ và sự xung đột (dukkha-sacca), nguyên nhân của khổ (dukkha-samadaya), sự chấm dứt (dukkha-nirodha) và con đường hay phương pháp để diệt khổ (dukkha-nirodha gāminī paṭipadā).
1. Chủ đề: “Mọi thứ đang cháy. Và này các vị tu sĩ, có phải mọi thứ đang cháy không”. Sáu căn của nhìn, nghe, ngửi, nếm, chạm, và nghĩ đang bị lấy dần từng căn một. “Đó là mắt (cakkhu) đang bị cháy, hình tướng vật chất (rūpa) đang cháy, thức (cakku-viññāṇa) đang cháy, những ấn tượng tinh thần thông qua tiếp xúc trực quan (cakkusamphassa) đang cháy; trên thực tế, sự cảm nhận, dù là thoải mái, đau đớn hay trung tính, là kết quả từ những sự liên hệ đó đang cháy”. Nói cách khác, các cơ quan giác quan vật lý là chủ thể, những hiện tượng cảm giác vật lý là đối tượng, hoạt động vật lý của các giác quan, ấn tượng tinh thần của chúng và phản ứng tinh thần của chúng, tất cả đều đang cháy. Sự phân tích tương tự được lặp lại cho mỗi căn được đề cập bên trên.
2. Bản chất và nguyên nhân: “Nhưng cái gì đang cháy? Nó bốc cháy bằng ngọn lửa của tham (rāga), sân (dosa), si (moha)”. Đây là ba gốc rễ của mọi ác hạnh, đam mê mong cầu đối lập trực tiếp với sự ghét bỏ, trong khi một trong hai điều luôn luôn bị kết hợp với và được bổ sung bởi việc thiếu hiểu biết bởi sự ngu si, vô tri, vô minh, ngu dốt, ảo tưởng. Tuy nhiên những đám lửa này không thể tự chúng cháy được mà chúng được nuôi dưỡng bởi nhiên liệu của “sinh, già, chết, bởi sự đau buồn và khổ đau, bởi những xung đột về thể chất và tinh thần và bởi sự xung đột” (kết quả từ đó). Đó là cuộc sống trong tất cả các giai đoạn của nó từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc, bị đốt cháy bởi ngọn lửa của tham và sân, bị phí hoài trong hành động vô nghĩa. Không phải thể chất hay tinh thần mà các giác quan vật chất và tinh thần được cho là đang bốc cháy (āditta), ngọn lửa (pāditta) và rực cháy (sampajjālita: SA. II, trang 363). Nhưng tác động của quá trình vật lý-tâm lý đó, nhận thức sai lầm về một cái tôi tồn tại thường hằng, với dòng chảy vô thường của tiến trình cuộc sống, gây ra sự xung đột chính là sự bất ổn, đau khổ, và phiền não, từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi. Bản chất và nguyên nhân của nó là như vậy, thứ đã đốt cháy mọi thứ.
3. Hành động cần thực hiện: “Nhìn đây, hỡi các vị tu sĩ, vị Thánh đệ tử được chỉ dẫn cẩn thận trở nên mệt mỏi” với các giác quan, các đối tượng của chúng, những sự tiếp xúc và phản ứng tinh thần của chúng, cho dù chúng dễ chịu hay đau đớn hay không gì cả. Và trong sự tỉnh thức (nibbindati) của mình, vị ấy đã giải thoát bản thân khỏi đó (virajjāti).
4. Kết quả: Nhờ không tham luyến, vị ấy được tự do (vimuccati) với sự thấu hiểu của giải thoát và chứng ngộ rằng “tái sinh đã đoạn tận, một cuộc đời đúng đắn được sinh sống, những gì cần phải thực hiện đã thực hiện, cuộc sống trong những điều kiện này đã không còn gì nữa”.
Đáng chú ý trong những dòng kết luận này là sự thiếu vắng của tất cả tham chiếu tới bất kỳ người nào, cho dù là theo cách khách quan. Không phải là người đệ tử đoạn diệt được sự tái sinh thông qua việc sống một cuộc đời đúng đắn; đó không phải là một người hoàn hảo đã hoàn thành nhiệm vụ của mình; mà là “đã hoàn thiện những gì cần thực hiện” (kataṃ karaṇīyaṃ). Sự xung đột đã tự nó được giải quyết, đám cháy đã bị đốt, ngọn lửa đã dập tắt.
Bản Kinh xuất hiện trong hình thức rút gọn như Kinh Āditta trong Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) (III, 71).
H. G. A. VAN ZEYST.
[1] Đó là một chủ đề phổ biến với các nhà điêu khắc của Gandara cổ đại. Các mẫu điêu khắc từ các nơi khác nhau được trình bày bởi Harald Ingholt (Bảo Tàng Nghệ Thuật Gandharan ở Pakistan, tấm 80-81; 83-9 – G.P.M.