ĀDITTA SUTTA (KINH ĀDITTA)

 

ĀDITTA SUTTA (KINH ĀDITTA) (1) xuất hiện trong Bộ Āditta (Āditta Vagga) của Tương Ưng Chư Thiên Devatā Saṃyutta) của Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) (I, 31-32). Trong một lần Đức Phật ngự tại Sāvatthi ở Jetavana trong công viên Anāthapiṇḍika, một vị thần đã nói với Ngài về lợi ích của việc bố thí. Chỉ giống như là việc một người mang của cải ra khỏi một ngôi nhà đang cháy (ādittas-miṃ agārasmiṃ) còn hơn là để chúng cháy bên trong, tương tự như vậy, trên thế giới này vốn đã ở trong ngọn lửa của sự huỷ hoại và chết chóc, người thông thái nên tận hưởng của cải của mình và cho đi hơn là tích trữ chúng, vì chúng không an toàn – chúng có thể bị cướp đoạt, bị trưng dụng bởi nhà Vua hay bị đốt cháy. Ngoài ra, vào cuối đời, người ta cũng phải bỏ lại thân thể và những vật sở hữu của mình. Do đó, có nghĩa lý gì khi tích trữ của cải?. Những món quà đem lại nhiều trái quả. Người tận dụng những của cải của mình hữu ích và bố thí chúng đi sẽ được tái sinh trong Cõi Trời.

Hai khổ thơ đầu của bản Kinh cũng được tìm thấy trong Kinh Tất Cả Đều Bốc Cháy (Āditta Jātaka) (J.III. số 424, trang 471). Bản Kinh này cũng bao gồm trong Kinh Saṅgaha (Số 34).

L. R. G

ĀDITTA SUTTA (2), là hình thức rút gọn của Kinh Tất Cả Đều Bốc Cháy (Āditta pariyāya Sutta). Xem trong ĀDITTAPARIYĀYA SUTTA.

 

ĀDITTA SUTTA (3), được bao gồm trong Samudda Vagga của Thiên Sáu Xứ (Saḷāyatana Saṃyutta) của Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) (IV, 168 f). Đó là một bài Pháp minh hoạ bằng ngọn lửa (ādittapariyāya) và được Đức Phật thuyết giảng cho các Tỳ-kheo.

Sẽ là một điều tốt nếu mỗi trong năm cơ quan giác quan bị đốt cháy bằng sắt nung đỏ, vì sau đó sẽ không có sự bám chấp vào các dấu hiệu hay chi tiết của đối tượng nhận thức bởi các giác quan. Vì nếu một người qua đời khi còn dính mắc vào những dấu hiệu hay chi tiết của những đối tượng, người đó sẽ bị đọa sinh vào địa ngục hoặc trong tử cung của một con vật.

Ngủ cũng là một điều tốt vì mặc dù ngủ thì không mang lại kết quả gì, uể oải và vô ích, những người đang ngủ sẽ không phát sinh những ý nghĩa xấu xa.

Nhưng người đệ tử uyên bác, thay vì huỷ diệt các căn của mình, hãy suy ngẫm về sự vô thường của các căn, đối tượng giác quan, nhận thức, sự tiếp xúc và những cảm giác liên quan tới chúng. Thay vì ngủ, anh ta sẽ suy ngẫm về sự vô thường của tâm thức, các trạng thái tâm, nhận thức của tâm, sự tiếp xúc tâm và các kết quả của cảm thọ. Và nhờ đó, anh ta sẽ đạt được quả vị A-la-hán nhờ việc chán ghét các căn và tất cả những gì liên quan tới chúng, anh ta sẽ thoát khỏi sự dính mắc và cuối cùng được giải thoát khỏi chúng.

Trong Uddāna (danh sách của các tiêu đề ở cuối chương), bản Kinh được gọi là Ādittena (āditta) trong sự kết thúc tình huống, ý nghĩa, cùng với Kinh Āditta (Āditta Sutta).

L. R. G