ADIPRAJÑĀ

ADIPRAJÑĀ. Ý nghĩa từ nguyên của thuật ngữ này được đưa ra là ādi (đầu tiên) và prajñā (trí tuệ tối thượng, tự nhiên). Thuật ngữ bao gồm Bát Nhã (Prajñā) khi nó được nhìn nhận là nguyên nhân đầu tiên và tinh yếu của thế giới. Theo nghĩa đó, thế giới này có mối liên hệ mật thiết với Đức Phật Phổ Hiền (Đức Phật Nguyên Thuỷ, Samantabhadra) (Ādi-Buddha) (q.v), mà chính là quan điểm trung tâm của Phật Giáo Đại Thừa sau này. Sự khác biệt duy nhất giữa cả hai là Đức Phật Phổ Hiền (Ādi-Buddha) có Śaktī của Ngài, và được xem là một upāya và tính nam, trong khi Adi-prajñā được xem là Bát Nhã (Prajñā) chính nó và có tính nữ. Giai đoạn khởi nguồn của khái niệm về Đức Phật Phổ Hiền (Ādi-Buddha) và Ādi-prajñā chưa được biết đến chắc chắn. Nhưng ít nhất, tại thế kỷ thứ bảy, chủng tử của quan điểm này này dường như đã tồn tại giữa những hành giả Mật Tông của Kaśmīra.

Trong Mật Thừa bao gồm ý tưởng cổ xưa của người Ấn Độ về sự đồng nhất giữa đại vũ trụ và tiểu vũ trụ và biểu tượng hoá của các trước thành cái sau. Mặt trời là tính nam và mặt trăng là tính nữ; cả hai nguồn sức mạnh này cũng được biểu lộ trong thân tướng của con người. Sự dịch chuyển của vũ trụ và các sinh vật trên thế giới được nhận biết trong thân thể của con người, đặc biệt đối với hành giả Yogin. Do đó, trong thế giới này, trí tuệ Bát Nhã (Prajñā) được thể hiện là tính nữ hay một yoginī, ấn (mudrā); trong khi upāya của Đại Từ Bi (Mahākaruṇā) được thể hiện tính nam hay một Yogin. Vì thế, Bát Nhã (Prajñā) tính nữ được thể hiện một cách đa dạng là một người phụ nữ,[1] đôi lúc là một thiếu nữ ở tuổi mười sáu, như một em gái hoặc người mẹ hoặc người con gái. Vì thế, Bát Nhã (Prajñā) cũng được hiểu là tất cả các nhóm phụ nữ như cô gái, Vajrakulā và Candrā và thậm chí chính là âm hộ (pudenda -yoni). Do vậy, đôi lúc cô ta được gọi là Prajñāmātā, nữ thần Bhagavatī và hơn thế nữa.

Vào thế kỷ mười một, khái niệm này được biết một cách đầy đủ và nhiều thực hành khác nhau được thiết lập liên quan đến nó. Bát Nhã (Prajñā) được coi là bà mẹ của thế giới. Trong giai đoạn cuối cùng của nó, Adi-prjana được biết đến như là nguyên do tối thượng của vạn vật và vì thế bà được đặc trưng là sự tồn tại siêu việt, tối cao cho Đức Phật Phổ Hiền (Ādi-Buddha).

Những thực hành tôn giáo liên quan đến Bát-nhã tính nữ được giải thích trong hệ thống của Câu Sinh Khởi Thừa (Sahajayāna), hay thực hành sexo-yogic. Thân thể con người được đồng nhất Mạn-đà-la của vũ trụ, phía bên trái được gọi là ladanā (hay đường kinh mạch cái) và phía bên phải là rasanā (hay đường kinh mạch nam). Phần giao nhau giữa chúng được gọi là kinh mạch trung ương (avadhūtī) (hay cāṇḍaīi, ḍombhī). Khi Bồ-đề Tâm đi tới não bộ từ đường kinh mạch trung ương (avadhūtī), tại nơi chứa dục lạc giác quan, Bồ-đề sẽ được thành tựu. Nhưng sự giao nhau này chỉ có thể thực hiện được trong dòng tâm thức; nếu có những vấn đề vật chất xuất hiện từ kinh mạch trung ương thì không có nghĩa rằng đó là sự thành tựu của Bồ-đề. Trong trường hợp này, đối tượng của hành giả Yogin là Bát-nhã (prajñā) hay một thiếu nữ mười sáu tuổi. Cô được gọi là Thủ Ấn (Mudrā) hay Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā). Các hành giả Mật Tông nói rằng chính Đức Phật Thích-ca đã chứng ngộ Tâm Bồ-đề của Ngài thông qua sự hợp nhất với phối ngẫu Gopa của Ngài.

Sự thực hành Sahaja được nhân cách hoá trong đền thờ Lạt-ma Giáo Tây Tạng như là hình tướng Yab-yum của các vị Bổn Tôn. Điều đó có nghĩa là hình tướng hợp nhất của các Bổn Tôn nam và nữ, do đó, Bát-nhã Tâm Kinh được gọi là Kinh Yum (Yum-Sūtra).

Tuy nhiên tại Trung Quốc và Nhật Bản, quan niệm phát triển của Bát Nhã (Prajñā) này không được giới thiệu (chỉ có một vài ngoại lệ trong các bản dịch Trung Quốc trong suốt các triều đại Nhà Tống và Nhà Nguyên). Do đó, chúng không trở nên phổ biến ở những nước đó.

S.K.

THAM KHẢO. B.H.Hodgson, Các Tiểu Luận về Ngôn ngữ, Văn học và Tôn giáo của Nepal và Tây Tạng; S.B. Dasgupta, Giới thiệu về Phật Giáo Mật Tông.



[1] Một ví dụ là một bức tượng nổi tiếng (thế kỷ thứ 13), thường được hiểu là bức tượng của Prajñāpāramitā (Bát Nhã Ba La Mật) trong hình tướng của hoàng hậu Dedes. Giả định là bức tượng đến từ Singasari (Java), hiện nay đang ở Bảo Tàng Leyden, Hà Lan – G.P.M.