ADINNĀDĀNA

ADINNĀDĀNA. Lấy cái mà không được (người khác) cho phép (tiếng Phạn là adattādāna), cũng được biết đến là theyya (tiếng Phạn: steya) hoặc kẻ trộm, là một hành vi vi phạm pháp luật cũng như đạo đức, không chỉ phá vỡ trật tự xã hội mà còn cản trở sự phát triển tâm linh của cá nhân đó. Về vấn đề này Phật Giáo coi việc tránh xa nó là một đức tính nên được trau dồi bởi tất cả mọi người, bởi người tại gia cũng như những người xuất gia. Tuy vậy, ý tưởng này không phải bắt nguồn từ Đạo Phật. Đạo Bà-la-môn coi đó là một trong những tội lỗi nguy hại nhất mà một người được tái sinh hai lần có thể phạm phải với hậu quả là sự trừng phạt nặng nề nhất về mặt pháp lý hay tinh thần. Trong Chāndogya Upan ṣad, “trộm vàng” được xếp cùng hàng với “lấy đi linh hồn”, “giết hại người Bà-la-môn” và “làm ô nhiễm giường của vị Thầy”, là một trong những tội lỗi khiến cho một người bị suy sụp. Các sách luật của Gautama, Baudhāyana, Vasiṣṭha[1] và Manu[2] đã xác nhận quan điểm này. Theo như Kinh Yoga (Yoga- sūtras) của


Patañjali, không trộm cắp (asteya) là một trong những phần phụ của yama, phần đầu tiên trong tám phần của yoga[3]. Việc kiềm chế sự chiếm đoạt tài sản của người khác (paradhana-harṇṇe saṃyamaḥ), theo như Bhartṛhari Nūtiśataka, sẽ giúp cho một người đạt tới hạnh phúc[4]. Chỉ như là một tín đồ Kỳ-na-giáo (Jaina) tại gia được kỳ vọng giữ lời thệ nguyện tránh xa việc lấy những gì không được cho (adāttadānā viramaṇa vṛta), vì thế một Tu sĩ Kỳ-na giáo được kỳ vọng phải tuân theo lời nguyện không trộm cắp (asteya-vṛta)[5], vì sự thịnh vượng là cuộc sống bên ngoài của một người đàn ông[6].

Kỷ luật đạo đức là một điều kiện thiết yếu của con trên con đường giải thoát của Đức Phật, lấy những gì không được phép là một điều cần thiết phải tránh, cũng như các hành động xấu xa khác, đã được Ngài đặt ra với những điểm nhấn mạnh mới mà không có trong Đạo Bà-la-môn thời sơ khai. Do vậy, đó là một trong năm giới luật đạo đức (pañca-sīla) mà đã trở thành “giới hạnh cố định” (nicca-sīla)[7] của người tại gia. Nó cũng được bao gồm trong những nhóm giới luật đạo đức khác, ví dụ như, tám giới luật (aṭṭhaṅga-sīla) mười giới luật (dasa-sīla) Giới Bổn (Pātimokkha). Trộm cắp cũng là một trong những thập ác (akusala-kamma); vì thế tránh khỏi việc trộm cắp là một trong những thập thiện. Một người bước đi trên con đường Bát Chánh Đạo phải tránh xa việc trộm cắp, trong việc thực hiện các “thiện hạnh” (sammā-kammanta), là một trong tám yếu tố của nó.

Các luận giải (ví dụ như DA. I trang 71) định nghĩa adinnādāna là “trộm lấy, với động cơ trộm cắp, một món đồ thuộc về người khác, mà người đó có thể sử dụng theo ý muốn của mình mà không bị khiển trách hay trừng phạt”. Đồ vật ăn cắp có thể là bất cứ đồ vật chất gì nhưng ở nghĩa rộng hơn có thể thậm chí bao gồm là những đồ phi vật chất như sự vi phạm quyền của người khác, can thiệp vô cớ vào sự kinh doanh của người khác, lãng phí thời gian của người làm, tảng lờ nghĩa vụ, hoặc trốn tránh trách nhiệm[8]. Những cách thức của sự trộm cắp khác nhau. Một người có thể tự mình thực hiện (sāhatthika) hoặc người khác thực hiện nó (āṇattika). Năng lực phép thuật (vijjā) hoặc năng lực tâm linh (thần thông) có thể được sử dụng; một người giao dịch có thể cân và đo sai hoặc cân bằng sai; một kẻ trộm có thể sử dụng thể lực. Bất cứ cách thức sử dụng hoặc bất cứ đối tượng lấy đi, cho tới khi nó được thực hiện với động cơ trộm cắp, sẽ có hành vi phạm tội ở đó và sẽ nhận lại những hậu quả không hề dễ chịu. Tuy nhiên, đối với hành vi trộm cắp một cách trọn vẹn và hậu quả gánh chịu đầy đủ nhất thì phải có năm điều kiện, đó là, trên thực tế, đối tượng bị lấy là của người khác, nhận biết rằng nó là của người khác, có động cơ để lấy cắp, sử dụng một vài cách thức hoặc cố gắng đạt được và, có hành động lấy cắp thực sự (DA. I, trang 71; KhpA, trang 31). Tuy nhiên, sự nghiêm trọng của hành vi phạm tội sẽ tăng theo giá trị của đối tượng lấy cắp và, trộm cắp từ một người có đức hạnh thì nặng hơn trộm cắp từ một người có đạo đức thấp hơn (DA. I, trang 71). Một tên trộm sẽ phải đối diện với các quả ác từ hành vi

của anh ta trong đời này cũng như những đời sau. Ở đây, anh ta sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm trọng từ việc vi phạm luật của khu vực (anh ấy đang sống, ND). (A.III, 209). Ngoài ra, anh ta sẽ không còn sự tự tin của bản thân (KhpA, trang 33) và bằng việc nghe được những hậu quả nghiêm trọng của việc trộm cắp, anh ta sẽ phải trải qua nhiều niềm đau đớn và nỗi khổ lớn lao (M.III, trang 163). Trộm cắp được gọi là một nỗi sợ (bhāya), sự thù hận (vera); nó nuôi dưỡng nỗi sợ hãi và hận thù, đồng thời tạo ra nỗi đau tinh thần và sự khổ sở cả ở đây và mai sau (A.III, trang 205). Sau khi chết, một tên trộm sẽ bị tái sinh vào trạng thái bất hạnh và nếu được tái sinh trong trạng thái hạnh phúc thì nghèo khó và khổ đau sẽ là phần[9] của anh ta. Mặt khác, người tránh xa việc lấy những gì không được phép sẽ có được sự tự tin của bản thân và được sự tự do khi thoát khỏi những phẩm tính ác-cái tính xấu đó từ việc trộm cắp mà ra. Sau khi chết, người này sẽ được tái sinh trong trạng thái hạnh phúc với sự phồn thịnh vĩ đại và không gì đong đếm được, có được sự an toàn khỏi những hiểm nguy, có được từ kết quả của những thiện hạnh (Khp, trang 33).

Một tu sĩ Phật Giáo chỉ có một vài đồ đạc cá nhân. Những đồ vật khác mà vị đó sử dụng thì đều là tài sản chung thuộc về Tăng đoàn. Mục đích của vị là tiêu diệt mọi tham ái vật chất cũng như phi vật chất. Vì vậy, không những không nên lấy dù chỉ một ngọn cỏ không được cho (Vin. I, trang 96), vị đó thậm chí không được lấy bất cứ thứ gì thuộc về người khác (M.III, trang 49). Theo Kinh Sa Môn Quả (Sāmaññaphala Sutta), một vị tu sĩ, “từ bỏ được việc lấy những gì không được phép, tránh xa điều đó, chỉ lấy và nhận những gì được cúng, sống với tâm trung thực và trong sáng” (D.I, 63). Lý do được tìm thấy trong Majjhima Nikāya. Một môn đồ ariyān (cao quý) luôn nỗ lực để tiêu diệt những gông cùm (saṃyo jana) mà trộm cắp chính là nguyên nhân của chúng. Vì thế, nếu vị đó lấy bất cứ thứ gì mà không được cho phép, anh ta không chỉ bị dằn vặt bởi chính lương tâm mình mà lý trí cũng sẽ trách móc anh ta. Trộm cắp là gông cùm, một chướng ngại (nīvaraṇa). Một người không trộm cắp thì sẽ không bị ô nhiễm (āsava) [10] do nó tạo ra (M.I, 361). Vì thế, nó được xếp vào một trong bốn tứ đoạn mà một vị tu sĩ mắc phải, sẽ dẫn đến việc thất bại hoặc bị trục xuất khỏi Tăng đoàn (Pārājikā: Ba La Di, q.v: Vin. III, trang 46).

Tuy nhiên, đối với các tu sĩ, chỉ trộm những đồ vật quan trọng (garuka) trị giá năm māsaka trở lên thì mới bị trừng phạt trục xuất (Vin. II, 54). Nếu đồ vật mà không quan trọng (lahuka) và trị giá ít hơn năm hoặc nhiều hơn một māsaka, hành vi phạm tội đó là Trọng tội (thullaccaya) (q.v). Trộm cắp một đồ vật trị giá một māsaka hay ít hơn là Thất ý tội (dukkaṭa). Không chỉ lấy đi đồ vật, mà thậm chí chạm vào hay di chuyển thứ gì thuộc về người khác, tìm kiếm thành công, trốn thuế và nghĩa vụ hải quan và bất cứ hành động nào khác như vậy, được thực hiện với động cơ trộm cắp, trong Luật Tạng là một hành vi phạm tội bị trừng phạt. Sức nặng của hành vi phạm tội tuỳ thuộc vào giá trị của đồ vật và giá trị phải được đánh giá trước khi sự trừng phạt được áp dụng. Có


năm điều phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi trừng phạt người phạm tội và trong đó bốn điều cuối rất hữu ích trong việc tìm ra giá trị thật của đồ vật bị lấy trộm: (i) vatthu (đối tượng/ đồ vật), nó có người sở hữu không, (ii) kāla (thời gian), đồ vật bị lấy khi nào, (iii) desa (đất nước) sự lấy trộm xảy ra ở đâu, (iv) aggha (giá trị) của món đồ, đồ vật mới hay cũ, (v) paribhoga (sự sử dụng), đồ vật đã được sử dụng hay chưa (VinA.II, 305).

Không có gì vi phạm khi lấy một món đồ vì nghĩ rằng nó là của mình, tin rằng đó là của một người bạn, để sử dụng tạm thời, nếu nó thuộc về một người đã mất hoặc động vật, nếu nó bị chủ sở hữu vứt bỏ, nếu người lấy trộm bị điên loạn, tâm thần hoặc đó là một người mới (ādikammika: Vin. III, 55).

Kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Aggañña Sutta) truy về nguồn gốc của sự trộm cắp đến sự xuất hiện của tài sản cá nhân trong loài người (D. III, 92). Đầu tiên, tất cả các thửa ruộng đều là sở hữu chung bởi mọi người. Sau đó, khi chúng được phân chia và thiết lập ranh giới, một kẻ tham lam, trong khi vẫn có phần được chia được mình, còn lấy cắp của người khác. Do đó, hành vi trộm cắp xuất hiện, kéo theo những hành vi khác như khiển trách, nói dối và sự trừng phạt. Nó trở thành hành vi phạm pháp mà vào thời Đức Phật ở Magadha, sự trừng phạt bao gồm tống giam, trục xuất và tử hình (Vin. III, 45). “Những gì không được cho phép thì không nên lấy”, là một trong năm điều của Kinh Chuyển Luân (Cakkavatti Monarch) (D.III, 62). Kinh Chuyển Luân (Cakkavatti sīhanāda Sutta) chỉ dạy rằng sự nghèo đói rộng rãi trong một vương quốc sẽ làm gia tăng nạn trộm cắp và từ đó sẽ kéo theo những tội ác khác (D.III, 65). Kinh Cứu La Đàn Đầu (Kūṭadanta Sutta) đã xác nhận quan điểm này và tiếp tục đưa ra biện pháp khắc phục tương tự. Trộm cắp không thể chấm dứt một cách thành công chỉ bằng hình phạt nghiêm khắc. Nguyên nhân gốc rễ nên được tiêu diệt đầu tiên. Người chăn gia súc và những người nông dân nên được cung cấp lương thực và hạt đống, thương nhân nên được cấp vốn, công chức chính phủ nên được trả lương và thực phẩm. Sau đó, mỗi người tập trung công việc của mình sẽ từ bỏ việc trộm cắp và sẽ khiến vương quốc được yên bình (D.I, 135 f).

C.WITANACHCHI.



[1] S.Tachibana, Luân lý của Phật Pháp, trang 58.

[2] G.A. Chandavarkar, Hướng dẫn về Luân lý Đạo Hindu, trang 45.

[3] Ibid, pp. 30-1.

[4] Ibid, trang 106.

[5] Bà S. Stevenson, Trái tim của Kỳ-na giáo, trang. 208.

[6] Ibid. Trang 235

[7] Vism. Trang 13.

[8] S.Tachibana. op. cit. trang 60.

[9] Amavalura (ed. Ratmalane Dharmakirti Sri Dharmarama) trang 106.

[10] MA.III. pp. 41-2 (adinnādāna-karana kamasavo ditthasavo avijjāsavoti tayo āsava uppajjānti).