ĀDĪNAVA

ĀDĪNAVA, sự đau khổ hay sự bất hạnh, là đối tượng quán chiếu của một trong mười tám loại tuệ minh sát, có tên là ādīnavānipassanā-ñāṇa. (Xem phần THIỀN MINH SÁT – VIPASSNĀ). Một trong năm ác hạnh được nhóm lại với nhau, là sự mất mát mà kẻ tạo ác hạnh sẽ phải gánh chịu do  đi lệch khỏi các hành vi đúng đắn (pañca ādīnava dussīlassa sīla-vipattiyā: D.II, 85): sự lười biếng sẽ khiến cho anh ta
nghèo khổ; tiếng xấu sẽ truyền khắp nơi; với sự tự ti anh ta sẽ bước vào một xã hội tốt; anh ta sẽ đối diện cái chết với sự hoang mang; và sau khi chết anh ta sẽ bị đọa sinh vào cõi khổ đau.

Trong một bài Pháp tăng dần cấp độ, để chuẩn bị dần dần cho người nghe từng bước từ những nội dung căn bản về sự bố thí (dānakathā), Đức Phật đã làm an dịu và mở rộng tâm của Pokkharasādi bằng việc nói về giới hạnh (sīlakhathā) và những quả của nó ở cõi trời (saggakathā); từ đó anh ta sẽ nhìn thấy nguy cơ của những dục lạc giác quan (kāmānam ādīnava), sự phù phiếm của chúng (okāra) và những ô nhiễm (saṅkilesa), để có thể dẫn dắt anh ta hướng tới những lợi ích của sự xả ly (nekkhamme ānisaṃsa: D.I,110). Ở đây, chúng ta tìm thấy ādīnava như là sự nguy hại và mất mát trực tiếp đối lập với ānisaṃsa là lợi lạc và sự ban phước. Ở chỗ khác, sự khổ sở của cảm thọ (vedānanam ādīnava:D.I, 39) được đặt trong sự đối lập với các vị nếm ngọt ngào của nó (assāda); cả hai đều được Đấng Như-lai thấu suốt, Bậc đã tự do khỏi cả hai điều đó.

Những ác hạnh khác nhau (ādīnava) có thể bủa vây một người đàn ông trẻ được liệt kê là có 36 lỗi trong Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt (Sigālovāda Suttanta) (D.III, 182-4). Chúng là kết quả của việc uống rượu say, lang thang trên đường phố vào những thời gian không phù hợp, tham quan hội chợ, cờ bạc, kết giao với kẻ xấu và lười biếng.

H.G.A.v.Z