ADIMISSION (SỰ GIA NHẬP)
ADIMISSION (SỰ GIA NHẬP) của các cư sĩ và các tu sĩ.
Sự thừa nhận để tham gia vào các nghi lễ tôn giáo thường liên quan tới tư cách thành viên của một tổ chức tôn giáo thông qua việc chấp thuận những nguyên tắc và tuân theo các thẩm quyền của nó.
Trong một số trường hợp nhất định, sự chấp thuận có thể tồn tại một phần trong việc chuyển giao quyền lực, trong trường hợp đó, người ta nói về sự Thánh hiến, ví dụ của các giáo sĩ và các nhà Vua. Việc thừa nhận có thể là phần mở đầu cho một học thuyết chuyên môn hoặc thậm chí là một Giáo lý mật, trong trường hợp đó, có thể nói về sự quán đảnh. Trong tiếng Roman, initia là một thuật ngữ chung nói về những sự bí ẩn (Varro, de Re Rustica, iii. 5).
Sự gia nhập vào Phật Giáo thuở sơ khai, trước khi có bất cứ hình thức tổ chức nào, có thể thực hiện được bởi vì Tăng đoàn chưa hình thành, việc này thực hiện thông qua thể thức hai-từ (drevācikā) (Vin.I, Mahāvagga, trang 4), khi những đệ tử cư sĩ đầu tiên là Tapussa và Bhallika thực hiện Quy y với Đấng Thế Tôn và Giáo Pháp của Ngài (bhagavantam saranam gacchāma dhammānca), danh hiệu Đức Thế Tôn sử dụng thay cho Phật, và Tăng đoàn bị bỏ ra vì không có vị tu sĩ nào được gia nhập vào thời điểm đó. Cũng vậy, sự gia nhập sớm nhất vào Tăng đoàn tu sĩ cũng thiếu tất cả các nghi lễ. Kiều-trần-như (Aññata Kondañña), Ngài là một trong năm vị Tỳ-kheo (pañcavaggiya bhikkhū) đã đồng hành cùng Đức Phật trước khi Ngài đạt giác ngộ và sau khi nghe bài Pháp đầu tiên của Ngài đã xin phép được xuất gia sống cuộc đời xả ly (pabbajjā) và gia nhập vào đoàn thể các tu sĩ. Việc gia nhập (upasampadā) của vị chỉ thông qua một lời nói đơn giản của vị Thầy “Hãy đến đây, tỳ-kheo” (ehi bhikkhu: ibid, trang 12). Tiếp theo là sự gia nhập theo cách tương tự của bốn nhà tu khổ hạnh còn lại: Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji, theo thứ tự đó. (Điều này cũng giống như khi Chúa Jesus mời gọi những môn đệ của mình “Hãy theo ta” trong Matthew iv, 19).
Sau khi Tăng đoàn được thiết lập, người ta đọc về một thương gia, là cha của Yasa, người mà đã hoàn toàn tin tưởng Đức Phật sau khi được Ngài ban cho những chỉ dẫn, ông đã thỉnh cầu được tham gia vào hàng đệ tử cư sĩ của Ngài, trở thành người đầu tiên thực hiện Quy Y với thể thức ba từ (tevācika): Kính lễ Đấng Thế Tôn, Giáo Pháp và Tăng đoàn của Ngài (bhagavantam saranam gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca: Vin. 1, trang 16).
Khi có sáu mươi mốt vị A-la-hán trên thế giới (bao gồm cả chính Đức Phật), từng người trong các Ngài được cử đi các hướng khác nhau, và từ những địa điểm xa xôi, các đệ tử sẽ phải tới diện kiến Đức Phật để thọ nhận sự chấp thuận của Ngài, dẫn đến những vất vả không cần thiết. Vì thế, Đức Phật đã cho phép chính các tu sĩ được chấp thuận những người
mới vào Hàng ngũ Tăng đoàn với những điều kiện sau: sau khi cạo tóc và râu của người đệ tử, các Vị phải trao y áo cho người đó, sắp xếp y bên ngoài chỉ phủ vai trái; sau đó người đệ tử phải tỏ lòng kính lễ với vị Thầy, ngồi quỳ chân xuống và anh ta phải nhắc lại: Con xin Quy Y Phật, Con xin Quy Y Pháp, Con xin Quy Y Tăng (Buddham saraṇaṃ gacchāmi, Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi), nhắc lại lần hai và lần ba (dutiyam pi… tatiyam pi… ibid. 22). Và do đó, Đức Phật cho phép sự gia nhập và xuất gia qua ba điều kiện này (anujānāmi, bhikkhave, imehi tīhi saranāgamanehi pabbajjāṃ upasampadaṃ), mặc dù bản thân Ngài vẫn thu nhận đệ tử vào Tăng đoàn với thể thức đơn giản “Hãy tới đây, tỳ-kheo”. Ngài Xá-lợi-phất và Ngài Mục-kiền-liên , những Bậc trở thành những đại đệ tử của Đức Phật, dường như là một trong số những vị cuối cùng được chấp thuận vào Tăng đoàn mà đến nay đã tăng lên tới vài nghìn đệ tử (Vin. I, 43). Khi làn sóng của lòng nhiệt thành lan khắp đất nước tới mức Đức Phật đã bị buộc tội làm cho người dân mất con, khiến những người phụ nữ thành goá phụ, hay khiến các gia đình tan vỡ, một số lượng lớn các tu sĩ đã xuất gia trong một khoảng thời gian ngắn, đi lang thang trong vùng nông thôn mặc sai y áo, mặc những trang phục không phù hợp, không có sự chỉ dẫn, không có lời chỉ dạy bởi vì thiếu đi những người Thầy chỉ dạy (anu pajhāyakā: ibid. 44). Và do nhu cầu cần thiết thực sự của một người đệ tử khi có sự hướng dẫn từ một vị Thầy (upajjhāya), Bậc cùng chia sẻ chỗ ở cùng các đệ tử (saddhivihārikā), nên khơi dậy trong họ một thái độ tinh thần của một người con trai (puttacitta) trong khi tự cho mình là một người cha (pitucitta). Người Thầy phải chấp thuận những đệ tử của mình thông qua lời nói bằng việc nói: lành thay (sādhu), chắc chắn rồi (lāhu), được rồi (opāyika) hoặc điều gì đó tương tự, hoặc ít nhất đồng ý bằng cử chỉ (kāyena), sau đó người đệ tử sẽ đồng ý thực hiện mọi yêu cầu chi tiết mà Ngài mong đợi như chuẩn bị nước rửa, quét dọn nơi ở, gập y áo, và đơn giản là trở thành thị giả của Thầy (upajjhāyassa pacchāsamana: ibid. 46). Mặt khác, người Thầy sẽ giúp đệ tử của mình trì tụng, sự khích lệ, kiểm tra, và chỉ dẫn: cung cấp cho người đệ tử những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống về quần áo và chỗ ở; chăm lo khi bị ốm. Người Thầy có thể đuổi đệ tử của mình vì những hành vi không chuẩn mực và từ chối tiếp tục chăm lo cho vị đó nhưng nếu người đệ tử sám hối thì vị Thầy nên được tha thứ (ibid.54).
Do đó, nhiều quy tắc dần dần được hình thành để điều chỉnh mối quan hệ giữa Thầy và đệ tử. Và cũng giống như một gia đình, nguyên mẫu của xã hội và nhà nước, vì vật, mối quan hệ giữa Thầy-trò trở thành nguyên mẫu của Tổ chức Tăng đoàn (Saṅgha).
Vì vậy, với sự tăng dần của các điều lệ và cách thức để thu nhận đệ tử vào Tăng đoàn được sửa đổi bởi Đức Phật. Ngài huỷ bỏ lễ xuất gia bằng cách thọ ba Quy y như đã cho phép trước kia, và đưa ra một hành động chính thức bao gồm một đề xuất hoặc kiến nghị (ñatti), với ba lần lặp lại sự xác quyết, thỉnh cầu Tăng đoàn đưa ra ý kiến phản biện nếu muốn. Tiếp theo đó là quyết định thực sự như là điều mục thứ 4 (ñatti-catuttha-kamma), rằng Tăng đoàn hoan hỷ chấp thuận một thành viên mới vào hàng ngũ của mình, sự đồng thuận được thể hiện thông qua hình thức im lặng (ibid.56).
Nhưng, một vài sự phức tạp phát sinh bởi sự gia nhập Tăng đoàn một cách lộn xộn, hoặc do việc xuất gia (pabbjjā) từ việc có gia đình tới việc không gia đình, hoặc trong sự gia nhập thành một thành viên xuất gia chính thức (upasampadā). Và do đó, khi những sự kiện phát sinh, những giới hạn xa hơn được đặt ra và một cuộc điều tra về những điều kiện cần thiết đã trở thành một phần của nghi lễ thực tế.
Do đó, những trường hợp sau đây sẽ không được phép gia nhập: những người mắc các bệnh ngoài da như bệnh phong (kuṭṭha), áp xe (gaṇḍa), bệnh chàm (kisāla) hoặc do ăn uống (sosa), hoặc bệnh động kinh (apamāra). Cũng như vậy, những kẻ vượt ngục (kara-bhedaka-cora) và những người trốn ấn (palāyita) và những người có lệnh truy nã (likbitaka), những người bị trừng phạt bằng roi (kasāhata) hoặc đóng dấu (lakkhaṇāahata), những người đang nợ nần (iṇāyika) và những nô lệ bỏ trốn (dāsa palāyita). Tất cả những người này bị từ tối cho gia nhập vào hàng ngũ Tăng đoàn dù là ở cấp thấp hơn (pabbajjā: Vin. I, Mahāvagga, trang 71-76). Giới hạn độ tuổi cũng được đặt ra cho lễ Thọ Cụ Túc Giới (upasampadā) là hai mươi tuổi, do bởi những cậu bé nhỏ sẽ bị tiểu dầm ra giường vì những cơn đói hành hạ từ đêm đến sáng. Nhưng độ tuổi để xuất gia (pabbajjā) được cho phép ngay khi một cậu bé có thể xua đuổi những con quạ (kāke uṭṭepetuṃ: ibid. 78-9).
Sự khác biệt giữa việc gia nhập sơ bộ vào thời điểm xuất gia (pabbbajjā) từ việc có gia đình trở thành không gia đình và sự xác nhận sau đó bằng việc gia nhập hoặc xuất gia lần cuối (upasampadā), khi người đó (upasampajjati) thọ nhận Giới Bổn (Pātimokkha), điều này không xuất hiện trong những giai đoạn mới của sự phát triển Tăng đoàn, và có lẽ nó trở nên cần thiết bởi sự phát triển phi thường về số lượng của tình huynh đệ, điều này đòi hỏi một giai đoạn thử thách, vừa để vị Thầy có thể kiểm tra quan điểm của người đệ tử, liệu anh ta có thuộc về một trường phái khác, và cũng là để cho phép những người có khát vọng được thử thách sức mạnh của mình trong việc sống một cuộc đời xả ly. Do đó, thời điểm trước khi sự gia nhập chính thức được công nhận là thời gian thử thách bất kể độ tuổi đối với những người mong muốn gia nhập sau khi thuộc về một giáo phái hoặc trường phái khác. Một khoảng thời gian thử thách (parivāsa, q.v) tương tự như thời gian tập sự, cũng được áp dụng như một phần của những hình phạt nếu phá vỡ bất kỳ quy tắc kỷ luật chính nào để phải sám hối với Tăng đoàn; nhưng trong trường hợp đó, không có sự yêu cầu nào cho sự gia nhập mới vào Tăng đoàn sau khi hoàn thành giai đoạn, mà chỉ cần sự phục hồi lại (abbhāna).
Do vậy, lễ xuất gia trở thành lễ điểm đạo của người sa-di (sāmanera), và là lễ xác nhận (upasampadā, thọ đại giới, ND) gia nhập vào hàng ngũ Tăng đoàn như là một Tỳ-kheo chính thức. Xem thêm ABHAYŪVARA, BHIKKHU, PABBAJJĀ, SĀMAṆERA, SAṄGHA, UPASAMPADĀ.
H.G.A.v.Z