ĀDICCUPAṬṬHĀNA JATAKA

ĀDICCUPAṬṬHĀNA JATAKA (J. II, No. 175), câu chuyện được đức Phật kể về một kẻ đạo đức giả.

Đức Bồ Tát kiếp đó làm một vị học giả bà la môn ở thành Ba La Nại (Bārāṇasī), từ bỏ sự học để làm một tu sĩ khổ hạnh và đạt được trí tuệ. Ngài sống ở núi Himalayas và dẫn đầu một  nhóm tu khổ hạnh. Một lần vào mùa an cư và cũng vì cần muối, họ đã đi ra ngoài khất thực, một con khỉ láu cá đã lẻn vào am của họ, nó đổ hết lu nước, đập vỡ chum, làm bẩn cả am thất, và thậm chí còn phóng uế vào bếp.

Cuối mùa an cư các vị khổ hạnh thông báo cho dân làng rằng đã đến lúc họ phải quay về núi Himalayas. Sau khi được dân làng thỉnh cầu ở lại cho đến ngày hôm sau để cúng dường thức ăn, họ đã đồng ý. Dân làng đã cúng dường cho họ một bữa ăn vô cùng thịnh soạn và ấm áp. Con khỉ thấy vậy bèn lập mưu để lấy lòng dân làng hòng kiếm thức ăn. Nó giả làm một vị hành khổ hạnh đứng gần đó, thờ cúng mặt trời.

Dân làng vô cùng ấn tượng và nghĩ rằng con khỉ đã thành thần nhờ sống gần các bậc khổ tu đức hạnh. Họ thốt lên những câu kệ về việc việc mọi loài đều có đức hạnh, và như con khỉ thờ mặt trời là một minh chứng. Đức Bồ Tát đã thốt lên câu kệ tiếp theo để mọi người nhận thấy sự dối trá của con khỉ. Khi nhận ra sự giả dối của con khỉ họ đã dùng gậy và đất để xua đuổi nó và cúng dường thức ăn cho các vị tu sĩ. Sau khi thọ thực, họ trở về núi Himalaya và sau khi chết được tái sinh lên cõi Phạm Thiên.

Đức Phật đã nhận diện con khỉ là kẻ đạo đức giả, vị khổ hạnh dẫn đầu là Ngài và nhóm tu sĩ khổ hạnh ở với Ngài là tăng chúng đệ tử.