ĀDICCABHANDHU

ĀDICCABHANDHU (1), tên thường dùng của đức Phật, nghĩa là ‘hậu duệ của mặt trời’. (Tộc Thích Ca thuộc dòng Aryan và họ được cho là Ādiccabhandhu, tức là hậu duệ của mặt trời. Điều này được giải thích là do vua Okkāka (Sk. ikṣvaku) của tộc Thích Ca là người sáng lập bộ tộc mặt trời (Ādiccabhandhu), và đức phật Thích Ca Mâu Ni cũng là một thành viên trong đó. Đây là cách giải thích theo cách nghiên cứu thần thoại cổ ấn độ của phương tây trong một thời gian dài – ND).

ĀDICCABHANDHU (2), tên của một vị Bích Chi Phật được tìm thấy trong các bộ chú giải.

Một câu chuyện xoay quanh tên của vị này để mô tả cách mà ngài đã sách tấn một hoàng tử, người đã từ bỏ đời sống để làm một vị ẩn sĩ, để theo đuổi đời sống của một vị Độc Giác Phật (paccekabuddha). Câu chuyện này có trong chú giải của Kinh Tập (Suttanipāta) và Sự nghiệp anh hùng (Apadana) (ApA. 181), để  giải thích nghĩa của từ ād ccabandhu xuất hiện trong một bài kệ của bài Kinh Khaggaviṣāṇa được đề cập trong hai bộ chú giải trên (Sn. v. 20). Khi ấy, nghĩa chính xác của từ này tùy thuộc hoặc là cách chúng ta giải thích nó như là một tên riêng như cách mà hai bộ chú giải đã làm, hoặc là một cách ít gặp hơn nhưng lại khế hợp với ý nghĩa tên của đức Phật ‘hậu duệ của mặt trời’. Ngoài ra, sự thật là  từ này đã xuất hiện trong Kinh Khaggaviṣāṇa cũng có vài nghĩa, bởi vì mỗi bài kệ trong kinh theo câu chuyện đều được cho là do vị Độc Giác Phật nói ra. Và câu chuyện này cũng có trong Đại Sự (Mahāvastu) (Jones’ trsl. Vol. I, p. 305, n. I), nhưng trong Kinh Khaggaviṣāṇa (như cách mà văn bản đó gọi), gồm 500 bài kệ chứ không phải chỉ có 41 bài như trong Tạng Pali. Nếu chấp nhận theo như trong Pali thì đây là nói về một vị Độc Giác Phật khác, người mà có tên là Ādiccabhandhu. Nhưng mặt khác, nếu như Kinh Khaggaviṣāṇa được coi là một tập hợp các bài kệ chứ không phải một tập gồm những bài kệ rời rạc,và nếu những câu chuyện liên quan đến mỗi bài kệ là sau này thêm vào thì rất có khả năng cái tên đó không ai khác mà chính là đức Phật, và ‘tổ tiên mặt trời’ là sự hợp lý để giải thích cái tên ‘hậu duệ mặt trời’ của Ngài.

H. S. C.