ĀDI-BUDDHA
ĀDI-BUDDHA. Tổng quát. Khái niệm về Đức Ādi-Buddha là một khái niệm nảy sinh như một phần của sự phát triển của cái đã được mô tả là Phật giáo hữu thần[1], trong các giai đoạn mới nhất của Đại thừa và chịu sự ảnh hưởng chủ yếu từ tư tưởng của phái Shaiva. Nó được tìm thấy chủ yếu ở Nepal và Java, sự truyền bá được cho là có nguồn gốc từ Bengal và từ đó truyền đi.[2]
Kể từ thời B. H. Hodgson, người có những bài viết nổi tiếng về tôn giáo của người Nepal, việc thờ phụng Ādi-Buddha, hay một vị Phật thiêng liêng nguyên thủy thực tiễn tương đương với Chúa, thường được mô tả như một nét đặc biệt của tôn giáo Nepal. Sự thờ cúng như vậy chắc chắn đã tồn tại, nhưng không quá nổi bật và cũng không thể được coi là một loại hình khác biệt của Phật giáo ‘độc thần’. Ở Nepal hiện đại, ngôi đền chính dành riêng cho Ādi-Buddha nằm trên ngọn đồi Svayambhū (Tự Sinh) gần thủ đô Kathmandu. Theo một truyền thuyết được ghi trong Svayambhū Purāna, một biểu tượng thiêng liêng đặc biệt đã xuất hiện trên mặt một hồ nước tiếp giáp với ngọn núi: một bông sen kỳ diệu xuất hiện trên bề mặt hồ, mang bên trong nó một hình ảnh, sau đó hiện lên một ngôi bảo tháp (caitya). Ngôi tháp này được tổ chức long trọng và đầy tôn kính, nhưng Ādi-Buddha hay Svayambhū về cơ bản không mấy khác biệt với những hình ảnh kỳ diệu khác ở Ấn Độ, đó vốn được cho là cách hiện thân của các vị thần. Điều quan trọng về Phật giáo ở Nepal không phải là những phát triển mới của nó mà là sự hợp nhất của nó với Ấn Độ giáo và những kết quả phát sinh từ sự hợp nhất này.
Trong kinh điển Phật giáo Mật Tông (kālacakra hay Vajrayāna), giáo lý về Ādi-Buddha đã được phát triển một cách toàn diện. Sir Charles Eliot (Hinduism and Buddhism, III, 387) đã cho rằng nó có lẽ là một nỗ lực cuối cùng của Phật giáo Trung Á trong cuộc đấu tranh với Hồi giáo, theo đó thay vì phủ nhận những cơ sở trong lời dạy của Nhà tiên tri, nó đã cố gắng chỉ ra rằng thuyết độc thần (hay những điều khác) cũng có thể được tìm thấy trong Phật giáo. Đặc điểm cơ bản của học thuyết này là đặc điểm của một vị Phật nguyên thủy mà tất cả các vị Phật khác đều bắt nguồn từ đó. Kālacakra (Mật tông) đã áp dụng tất cả những điều phi lý của các Tantra và thậm chí còn cho người phối ngẫu với các đức Phật và bồ tát, ngay cả chính đức Ādi-Buddha cũng có một người phối ngẫu. Tất nhiên, điều này chính là tư tưởng của Ấn Độ giáo, họ cho rằng Đấng Tối cao sẽ trở thành nam và nữ với mục đích tạo ra vũ trụ. Do vậy, không có gì mới mẻ hoặc thực sự
quan trọng trong học thuyết về Đức Ādi-Buddha, vì trong thâm tâm người Ấn Độ, nó được ngụ ý trong học thuyết Tam thân của Phật giáo, Sambhogakāya (Báo thân ) hầu như là một Thiên thần Ấn Độ giáo và Dharmakāya (Pháp thân), là Phạm thiên. Các vị lạt ma trong Mật tông không trở thành những người hữu thần theo nghĩa thờ phụng một Thượng đế Tối cao mà họ đồng nhất với Ādi-Buddha hay một số vị Phật nào đó, thay đổi tùy theo tông phái của họ.
Các học giả hiện đại (như là L de la Vallée Poussin, ERE. I , 93 ff.) cho rằng có ít nhất hai hệ thống về Ādi-Buddha. Một thuộc về những gì Hodg-son (Essays, pp. 110 f.) đã mô tả như là giáo lý Aiśvarika (A thuyết la bộ) (xem thêm) của Nepal, một nửa là hữu thần, một nửa là độc thần. Trong này có một vị Ādi-Buddha hay Paramādibuddha tức là vị Phật đầu tiên, vị Phật nguyên thủy (Ādibuddha: Nāmasaṅgīta, 100), vị Phật bất danh bất diệt (anādibuddha), urubudha hay Phật của các đức Phật. Ngài cũng được cho là (ví dụ trong Svayambhūpurāṇa) một ādinātha (Vị Tự Sinh bảo hộ thế giới)[3]. Ngài xuất hiện vào lúc ban sơ, lúc kiếp khởi, với dạng ‘trong suốt trong hoa sen’ (maṇi…..padme). Ngài đến từ hư không (śūnyatā) và Ngài có vô số kể tên gọi. Có khi Ngài được gọi là Viśvarūpa (‘Ngài có thể hóa hiện mọi hình tướng’). Ngài trú tại Niết bàn và là ánh sáng thuần khiết, không bao giờ trông thấy được. Người ta nói rằng dù được thờ cúng nhưng người cầu nguyện không bao giờ gửi thẳng đến Ngài. Nhờ vào nguyện lực tu hành của mình, Ngài tạo ra dhyānibuddha (ngũ thiền Phật).[4]
Người ta nói rằng đức Ādi-Buddha thực sự không tạo ra các vị Phật, mà đúng hơn là Ngài là một phần trong số họ (Ngũ Trí Phật). Họ được mô tả là đã có mặt từ thời kiếp khởi (pravṛtti). Bằng khả năng trí và thiền định họ đã cho ra ngũ thiền bồ tát (dhyāni-bodhisattva) (lần lượt là Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Bảo Thủ, Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Viśvajāṇi). Họ được cho là những vị thật thực sự tạo ra vũ trụ vật chất, nhưng những thế giới mà họ tạo ra không trường tồn mà có thể bị hoại diệt. Ba thế giới kia đều đã hoại diệt, và thế giới thứ tư là cõi Ta Bà mà chúng ta đang sống. Và cõi này do vị bồ tát thứ tư tạo nên, tức Bồ Tát Quán Thế Âm (avalokite hoặc padmapāṇi). Kinh Đại-thừa Trang nghiêm Bảo vương (kāraṇḍa-vyūha)[5] (trong bản kệ) nói về nguồn gốc của đức Ādi-Buddha (còn được gọi là Svayambhū và Ādinātha) xuất hiện vào lúc ban sơ trong hình dạng của ánh sáng và sinh ra Avalokita bằng thiền định và lần lượt tạo ra vũ trụ với các vị thiên. Vị phật đặc biệt tạo ra cõi giới thứ
tư này là Amitābha, còn truyền dạy giáo pháp ở cõi này là Phật thích ca mâu ni (Śākyamuni).
Rất khó để xác định khái niệm của Ādi-Buddha hay Paramādi-Buddha xuất hiện trước. Theo như Csoma Körösi, tên và hệ thống mà nó được gắn kết chặt chẽ với là Śrikālacakra-tantra, một loại thần chú ‘truyền cảm hứng của phái Shaiva’ và được cho là vào khoảng thế kỷ thứ 10 hoặc 11. Nhưng từ ādibuddha xuất hiện như là tên của Mañjuśrī trong Nāmasaṇgīti (Kệ tán thán 108 hồng danh của đức Văn Thù), một quyển sách được cho là còn xuất hiện sớm hơn vào khoảng thế kỷ thứ 10, vì vậy có thể là bản chú giải được viết vào khoảng thứ 7 (Tārānātha, p. 152). Có nhiều nguyên nhân khả quan để xem ngài Mañjuśrī chính là một hiện thân của Ādi-Buddha bởi vì ngài là vua của trí tuệ (Prajñā), mà trí tuệ là mẹ của chư Phật. Trong phật giáo Tây Tạng Vajra-dhara (người nắm giữ sức mạnh thần bí không thể phá hủy) là tên của ngài Ādi-Buddha theo như Kargyut-pas (Phái Ca Nhĩ Cư) và Gellugs-pas (phái thiết lập chùa chiền của Phật giáo, còn được gọi là phái Mũ Vàng), còn phái Nyiṅg-ma-pas (Cổ phái hay phái mũ đỏ) thì gọi ngài là Samantabhadra. Cõi giới của Ādi-Buddha gọi là ‘Ogamin (Skt. Akaniṣṭa), ở đó sẽ đạt tới Niết bàn mà không quay lại cõi người nữa. Nghĩa của nó ‘bất thoái lui’ hoặc không quay lại. Có thể ở đó tu tập và giải thoát khỏi luân hồi (saṃsāra) mãi mãi. Nó là trạm cuối của luân hồi.
Cũng không quá khó để truy tìm nguồn gốc của khái niệm Ādi-Buddha từ giáo lý của Phật giáo nguyên thủy. Theo như kinh điển nguyên thủy (Theravāda), đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn lúc 80 tuổi, nhưng họ ngay lập tức cũng nói thêm là nếu muốn Ngài hoàn toàn có thể kéo dài thọ mạng đến cả đại kiếp (kalpa). Trong thời khắc niết bàn cuối cùng Ngài đã tịch diệt trước mắt của chư thiên và nhân loại, vào một trạng thái không thể xác định được và nằm ngoài tầm hiểu biết của phàm trí, nhưng chắc chắn đó không phải là sự hủy diệt hay đi vào hư vô. Từ lâu, dường như đã có niềm tin rằng Đức Phật vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy Ngài. Theo như Sukhāvatī (phần 2), một vị Phật có thể sống tới 100.000 đại kiếp hoặc hơn. Còn theo như Lokottaravāda (Xuất Thế Bộ) thì đức Phật Śākyamuni không xuất hiện trong thế giới này nhưng để lại hình ảnh của mình cho chúng sanh. Còn Mahāvastu (Đại Sự) thì cho rằng ngài đã thành Phật từ vô lượng vô số kiếp về trước rồi, kiếp này Ngài chỉ thị hiện trên cõi giới này thôi, sự Niết Bàn của Ngài hay những thứ khác đều chỉ là hóa thân mà thôi (tham khảo nirmāṇakāya). Học thuyết tương tự cũng xuất hiện trong
Suvarṇaprabhāsa (Kinh Kim Quang Minh). Trong học thuyết chính thống của Vibhajjavādin (Phân biệt thuyết bộ) cũng vậy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong khi thành Phật đã nhập vào sa-upadesa-nibbāna (Vô dư niết bàn), phần còn lại chỉ là thân, không có bất kỳ ‘bản thể’ nào, để sống và nói. Nhưng cũng không cần thiết phải nói vì đức Phật ở trong định (như Ngài vẫn thường làm); bởi vậy thân của Ngài chỉ là huyễn hóa. “Rất có khả năng”, de la Vallée Poussin (ERE. I, 96a) nói, “những người theo Phật giáo đã sớm tin rằng đức Śākyamuni trong suốt thời gian tại thế chỉ là hóa thân của Ngài, còn bản thân Ngài thật sự đã thành Phật từ lâu. Thời gian trôi qua, tư tưởng này không chỉ giới hạn cho một mình đức Śākyamuni thành Phật mà sự thật thì Ngài chỉ là một vị Phật kế tiếp, có lẽ là vị Phật thứ tư, thứ bảy, hoặc thứ 20, nhưng thật ra thì từ quá khứ cho đến vị lại có vô số vị Phật không thể tính đếm được, nhiều vị trong số họ không hiện hữu trên cõi này nhưng vẫn đều đã chứng đắc Phật quả, cho đến khi chúng ta bị lóa mắt bởi một bức tranh toàn cảnh vô tận của một vũ trụ vô tận với vô số chư Phật tỏa sáng chiếu sáng không gian vô tận với Đức Phật Ādi-Buddha đứng đầu.[6]
Có thể sẽ hoàn toàn hiểu lầm khi xem đức Ādi-Buddha chỉ là một hiện thân của Đấng Tạo Hóa. Đó sẽ là một sự đảo ngược hoàn toàn quan điểm của Phật giáo vốn phủ nhận một cách cơ bản và căn bản khái niệm về một đấng sáng tạo. Quan niệm về Ādi-Buddha đúng hơn nên được coi là một cố gắng thể hiện tính phổ quát của kinh nghiệm, tính nhất thể bản chất của Luân hồi và Niết bàn đã đóng một phần rất quan trọng trong sự phát triển của Đại thừa. Đức Ādi-Buddha đôi khi (ví dụ, Evans-Wentz, The Tibetan Book of the Great Liberation; p. 130, n. 3) cũng được giải thích như là Một Ý Thức Của Vũ Trụ. Có lẽ tốt hơn nên mô tả nó như là sự hiện thân của Thực Tại.
G. P. MALALASEKERA.
Sự phát triển. Tên tiếng Phạn Ādi-Buddha dược dịch sang tiếng Hán là Pên-chu-fo (Bổn sơ Phật) nghĩa đen là Đức Phật khởi nguồn, nguyên thủy. Có một tên khác, Paramādi-Buddha và được dịch qua Hán ngữ là Shêng-chu-fo, nghĩa là đức Phật đầu tiên, không có ai trước đó. Tạng ngữ dịch là Daṅ-poḥi-saṅs-rgyas, Mchog-gi-daṅ-poḥi- saṅs -rgyas, or Thog-mḥi- saṅs –rgyas, tất cả đều ám chỉ Ngài là vị Phật của tất cả đức Phật, người đã xuất hiện từ vô thỉ: Paramiādi-buddhoddhṛta-śri-kālacakranāma-tantrarāja (TM. 362) và Jñānasattvamañjuśryādi-buddha-nāma-sādhana (TM. 2604).
Sự phát triển của khái niệm. Về khái niệm và niềm tin, đức Ādi-Buddha không bắt nguồn từ giáo lý phổ quát mà là mật giáo. Thuật ngữ dường như đã được sử dụng trong giai đoạn đầu của lịch sử Phật giáo, nhưng niềm tin vào một khái niệm như vậy thì chỉ sinh khởi sau này, khi Phật giáo mật tông tiếp xúc với Mật giáo Ấn Độ, kết quả là họ có tác động tương quan lẫn nhau. Các khía cạnh bí truyền của Phật giáo đã xuất hiện trước các khía cạnh của Ấn Độ giáo, nhưng khi Ấn Độ giáo ra đời, chúng đã ảnh hưởng đến Phật giáo bí truyền, và dần dần hệ thống và hình thức của cả hai phong trào trở nên gần như giống hệt nhau do thay thế lẫn nhau. Lịch sử của ‘học thuyết dành cho người được điểm đạo’ phải được đề cập ở đây, bởi vì sự phát triển của khái niệm niềm tin vào Ādi-Buddha có liên quan mật thiết với nhau. Có thể chia lịch sử này thành ba giai đoạn: (i) nguồn gốc, (ii) sự phát triển, và (iii) sự truyền bá Phật giáo Mật tông; và chúng có thể được mô tả lần lượt là các giai đoạn pha trộn, thuần khiết và bí truyền sau này.
(i) Giai đoạn đầu tiên là sự pha trộn của Phật giáo Mật thừa, bao gồm nguồn gốc và sự thành lập của nó, trong hai hệ thống, đó là Mādhyamika (Trung Quán Tông) và Vijñāptivāda (Duy Thức Tông). Trong thời kỳ này, chỉ có phôi thai của tư tưởng bí truyền mới có thể được tìm thấy trong học thuyết của cả hai hệ thống. Các quy tắc khác nhau của các nghi lễ tôn giáo cũng như tranh ảnh và hình ảnh của các vị Phật khác nhau có thể được tìm thấy trong các kinh điển bí truyền (kalpa), được thiết lập riêng biệt, chưa hoàn chỉnh và trình bày một cách lộn xộn.
(ii) Thời kỳ thứ hai, thời kỳ của Phật giáo bí truyền thuần túy, đã chỉnh lý và hệ thống hóa những bước khởi đầu đầu tiên này và mang lại cho chúng một ý nghĩa triết học. Ở đây có hai hệ thống khác nhau của Mādhyamika (Trung Quán Luận) và Yoga (Du Già). Trong khi Trung Quán Luận hệ thống hóa cả các quy tắc nghi lễ lẫn khái niệm triết học, thì hệ thống Du Già chỉ thảo luận những vấn đề triết học nhập môn. Cho đến giai đoạn này, Phật giáo bí truyền đã phát triển sớm hơn nhiều so với sự phát triển bí truyền của Ấn Độ giáo và các tôn giáo khác.
(iii) Thời kỳ thứ ba, thời kỳ sau này của Phật giáo bí truyền, chứng kiến sự xuất hiện của tà giáo sau khi Phật giáo thuần túy bí truyền được thành lập. Những tư tưởng mê tín dần dần làm ô nhiễm sự thuần khiết của các học thuyết bí truyền, bởi triết lý bất nhị liên quan đến chức năng sinh lý của cơ thể, và bởi những quan sát triết học của Du Già. Điều này đã phát triển thành sự thực hành tương thông của hai khái niệm gốc, được gọi là hoa sen (padma) và kim cương (vajra).
Sự phân loại thành ba giai đoạn này có thể gắn vào những ví dụ điển hình của bốn loại kinh điển mật giáo, cụ thể là, kriyā (tác), caryā (hành), yoga (du già) và anuttara-yoga (vô thượng du già). Bản kinh Susiddhikāra Sūtra (Taishō, R93 ; TM. 807) và Subāhu-paripṛcchā (Taishō, 895 ; TM. 805) là những bản kinh về kriyā (tác), và thuộc về giai đoạn đầu tiên.
Những bài kinh như vậy đôi khi cũng có một ý nghĩa triết học và do đó chúng được gọi là dhyānottarapaṭalakrama (TM. 808). Mahāvairocanābhisambodha Sūtra (Kinh Đại Nhật: Taishō, 848 ; TM. 494) cũng nằm trong phân loại kinh về kriyā nhưng thuộc về giai đoạn thứ hai, giai đoạn thuần khiết. Gắn liền với giai đoạn thuần khiết, có Tattvasaṅgraha Sūtra (Taishō, 882; TM. 479) của phân loại về caryā (hành) và Paramādi Sūtra (Taishō, 224 ; TM. 487 và 488) thuộc phân loại yoga (du già). Rất nhiều bản kinh về mật tông được trước tác giai đoạn sau này của Mật giáo. Bản Guhya-samāja Sūtra (Kinh Hoa Nghiêm: Taishō, 885 ; TM. 442 and 44a) có thể được xem là một những bản kinh chủ yếu của giai đoạn đó. Khái niệm và niềm tin vào Ādi-Buddha vẫn chưa được xác định trong những bản kinh thuộc giai đoạn đầu.
Bối cảnh hình thành khái niệm. Sự phát triển của khái niệm Ādi-Buddha chỉ có thể được truy tìm bằng cách xem xét kỹ lưỡng những tuyên bố của các kinh điển bí truyền. Như đã đề cập ở trên, kinh điển mà thuộc về giai đoạn bí truyền thuần túy được hệ thống hóa rất tốt. Trong Maha-Vairocanābhisambodhi Sūtra (Kinh Đại Nhật), các hoạt động của Đức Phật được đề cập đến từ quan điểm của ba bí ẩn về thân (kāya), khẩu (vāk) và ý (citta). Thân được gọi là mắc xích trận mà từ đó phát ra mạn đà la Đại Từ Bi, khẩu được gọi là mạn đà la Chuyển Pháp Luân Ngôn, và ý được gọi là Mạn đà la bí mật. Trong số này, mạn đà la cơ bản là mạn đà la-thân, cụ thể là, mạn đà la của Đại Từ Bi. Vũ trụ được biểu hiện bởi mạn đà la của Bát Nhã Pháp luân. Chư Phật và chư Bồ Tát hiện hữu trong vũ trụ này là biểu hiện của mỗi một trong vô số phẩm hạnh của Maha-Vairocanā- tathāgata (đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai), Ngài là chủ tể của vũ trụ. Chúng được phân loại thành ba nhóm: Buddha (Đức Phật), Padma (hoa sen) và Vajra (kim cương). Trong chương về mối quan hệ (Guen) của Kinh Đại Nhật (Maha-Vairocana Sūtra), ý được phân thành năm loại định (samādhi), đó là định của Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác và con người. Chương Mahā-vīra samādhi mô tả Maha-Vairocanā- tathāgata, người đại diện cho Đức Phật như sau: Trí tuệ của Đức Phật là không thể nghĩ bàn và không thể so sánh được. Những ai thoát khỏi mọi lậu hoặc và những ai đã nhận ra chân lý bằng cách tự giác ngộ sẽ hoàn thành mọi ước muốn của họ (Taishō, xviii, 9 b; Tạng ngữ. Hattori ed., p. 86). ‘Những người tự giác ngộ’ trong văn bản Tây Tạng là bản dịch từ tiếng Phạn svayambhū, được dịch sang tiếng Hán là tzu -jan-chih (trí tuệ sinh ra một cách tự nhiên). Từ svayambhū này được sử dụng như một tên gọi khác của Ādi-Buddha trong thời kỳ sau đó và có một ý nghĩa quan trọng. Trong chú giải Buddhaguhya của Kinh Đại Nhật Như Lai (Maha-Vairocanā-sūtra), ý nghĩa của từ Ādi-Buddha được giải thích như sau: Những vị tự giác ngộ là những vị bồ tát trên bát địa. Họ không có thầy dạy, mà tự mình đạt được giác ngộ (TM. 2663, 332 b 6, văn bản được khôi phục). Và, một lần nữa, trong chương về ‘mạn đà la chuyển pháp luân’ của Kinh Đại Nhật Như Lai, đức Như Lai tự mô tả về mình như sau: Ta được gọi là người được tôn kính nhất trên thế giới vì ta là người đầu tiên (lokādi) người đã thuyết giảng Pháp tối thượng, được được thiết lập riêng biệt
và không thể so sánh được (Taishō, xviii, 22 b-e ; Tib. Hattori ed. p. 211 ). Theo như bản chú giải của Buddhaguhya, thuật ngữ lokādi được sử dụng trong đây, được giải thích như sau: có hai loại nguyên thủy, loại thanh tịnh và loại chưa thanh tịnh. Trong loại thuần khiết gồm có những vị bồ tát trên nhất địa và những vị giác ngộ đầu tiên trong cõi giới. Loại chưa thanh tịnh nghĩa là Brahmā và Indra, những người được sinh ra từ giai đoạn khởi thủy khi thế giới được hình thành sau kiếp hoại đầu tiên. Phải lưu ý rằng từ ‘khởi thủy’ ở đây đồng nghĩa với chữ ādi tiếng Phạn của Ādi-Buddha. Từ được sử dụng cho người được tôn kính nhất trên thế giới là lokanātha (Phật Thế Tôn hay Bậc Giác ngộ).
Trong Tattvasaṅgraha Sūtra, bản kinh thuộc về giai đoạn sau của Phật giáo Mật tông thuần khiết, có ba nghi thức bí truyền được đề cập trong Kinh Đại Nhật, được phát triển xa hơn. Việc thực sự đi vào ba nghi thức bí truyền được gọi là phân loại nghiệp (karma), và ba nghi thức bí truyền này được phân thành bốn phần, cụ thể là, mahā, samana, dharma và karma. Vì vậy chúng được gọi lần lượt là mahāmaṇḍala (thân), samanamaṇḍala (ý), dharmamaṇḍala (khẩu) và karmamaṇḍala (hành). Chúng được biểu tượng hóa bằng cách thêm vào từ mudrā (thủ ấn) như là mahā-mudrā, samana- mudrā, dharma–mudrā, và karma-mudrā. Trật tự này bị thay đổi trong Trailokyavijaya Sūtra, thuộc cuộc hội ngộ[7] thứ tư trong kinh Kongōchō Sūtra thành mahā, dharma, samaya, karma. Trong Kalpasamuccaya-yog-Sūtra, thuộc cuộc hội ngộ thứ ba trong kinh của Kongōchō Sūtra, phân loại karma lại bị chia thành karma và ratna, làm thành năm loại (pañcakula) cả thảy. Trong Tattvasaṅgraha Sūtra, cuộc hội ngộ thứ nhất trong kinh của Kongōchō Sūtra, nguồn gốc sự phân chia này và các vị Phật cùng bồ tát đều khác nhau, được giải thích như sau: Sau khi đức Vajradhātu-mahāsattva (Đại Bồ Tát Kim Cang Giới) tự mình giác ngộ tự mình giác ngộ trí của tất cả các đức Phật Ngài trở thành Như Lai Kim Cang Giới và tiến vào kim cang tát đỏa (vajra-sattva), là bản chất cơ bản của năm loại trí tuệ: pháp giới thể tính trí (dharmadhātu), đại viên cảnh trí, bình đẳng tánh trí, diệu quan sát trí và thành sở tác trí. Tất cả các đức Phật đều xuất hiện trong vajra-sattva này, mỗi người có thể trò chuyện với những người khác và trên thực tế là một với họ, không có sự khác biệt. Một Ngài ngồi trên tòa sư tử của tất cả đức Phật, bốn vị kia quay mặt về bốn hướng, và do vậy bốn vị Phật đều chứng pháp tánh tương ứng với bốn loại trí tuệ. Họ là Akṣbhya (Phật A Súc Bệ) ở hướng đông, Ratnasambhava (Phật Bảo Sanh) ở hướng nam, Amitābha (Phật A Di Đà) ở hướng tây, và Amoghasiddi (Phật Bất Không Thành Tựu) ở hướng bắc. Ngoài ra còn có 36 thiện chúng cũng xuất hiện, gồm có bốn śaktis đại diện cho bốn ba la mật, 16 vị đại bồ tát là đệ tử của bốn đức Phật, bốn vị đệ tử thân cận, bốn vị đệ tử bên ngoài và bốn vị hộ pháp (Taishō, xviii, 208 a-216 a, 227 a-336 a, 342 b-351 b; cp. Taishō, Nos. 870, 871 , 872 ; TM. 479).
Từ sự so sánh lời giải thích của Kinh Đại Nhật Như Lai và Kinh Tattvasaṅgraha đã nêu ở trên, rõ ràng rằng trước đây chỉ phân loại và thống nhất các thiện chúng khác nhau thuộc thời kỳ đầu tiên của Phật giáo bí truyền pha trộn, còn sau này thì giải thích rằng 36 thiện chúng bắt nguồn từ một vị Phật Vajradhātu-tathāgata, điều này cho thấy giáo lý này đã phát triển hơn nhiều so với cái được trình bày trước đây. Như đã đề cập trước đó, trong Tattvasaṅgraha Sūtra có bốn chương, Vajaradhātu, Trailokyavijaya, Pari-abhicara và Sarvārtha-siddhi, mỗi chương biểu thị mahā-maṇḍala, samana-maṇḍala, dharma-maṇḍala và karma-maṇḍala, mỗi loại đều biểu hiện ba loại kia, chúng liên quan lẫn nhau như mạng lưới cung điện của Indra. Vajra-sattva (kim Cang Tát Đỏa) đề cập ở trên được giải thích trong chương Vajra-sattva của Paramādi Sūtra (Taishō, No. 24a ; TM. 17 và 489), chương này được xem là cuộc hội ngộ thứ sáu trong kinh Kongōchō Sūtra và được xem là tương đồng với cuộc hội ngộ đầu tiên. Nó cho rằng từ ādya-mahā-vajra, nguyên thủy đầu tiên của Đại Kim Cang, biểu thị mật hiệu của đức Vajra-sattva (TM. 478). Bởi vậy, kinh Paramādya-nāma-mahāyanakalpa-rāja-sūtra giải thích bảy tự tánh giác ngộ của đức Vajra-sattva, vì lý do đó chữ paramādi được gắn vào tiêu đề của kinh. Do đây tên của vajra-sattva là Paramādi và dấu hiệu của nó là Ādya-mahā-vajra. Tất cả các thuật ngữ đều bình đẳng và tạo thành bản chất cốt tủy, căn bản của ngũ trí (pañca-jñānātmaka), được gọi là ngũ đảnh kim cương (pañca-śekhara-vajra) hay pañcāriya-vajra:Budhaguhya chú giải của Kinh Đại Nhật: TM. N.o. 2663, 344 a). Khi một vị đệ tử được làm lễ kanjā (điểm đạo) hoặc nghi thức quán đảnh, trong Phật giáo Mật tông vị ấy được xem là một ācārya (Lạt ma). Khi ấy ngũ đảnh kim cương được vị thầy trao truyền cho vị ấy trong lúc đang tụng câu chú (śloka) như sau: Đây là tự tánh của hết thảy chư Phật, và nó được nằm trong tay của đức Vajra-sattva. Con hãy thọ nhận và luôn giữ gìn giới luật cương quyết của Ngài (Taishō, xviii, 223 b. 251 c, 359′ b ; TM. 479, 35 a). Trong đoạn kệ này cho thấy rằng hành giả của Shingon (Chân Ngôn Tông) được đồng nhất với Vajra-sattva, Đấng Kim cương.
Trong kinh Guhya-samāja Sūtra, bài kinh chứa cuộc hội ngộ thứ 15 trong Kongōchō Sūtra và cũng là bộ kinh căn bản của Phật giáo Mật tông giai đoạn sau, những câu hỏi và trả lời như sau:
Hỏi: Có bao nhiêu loại chân tánh, và bao nhiêu loại bí truyền? Sự huyền bí lớn nhất là gì? và trong đó bao nhiêu sự huyền bí là cao nhất?
Trả lời: Phải hiểu rằng có năm loại chân tánh và ba loại bí truyền. Sự giác ngộ nguyên thủy là bí ẩn vĩ đại và có hàng trăm loại cao nhất (Taishō, xviii, 506-7 ; GOS. LIII, 1 50-3 ; TM . Số 443, 148-50).
Nội dung của khái niệm Ādi-Buddha, đặc biệt là khái niệm trong Phật giáo bí truyền của thời kỳ sau, sẽ được giải thích ngay bây giờ. Thân viễn ly (viveka-kāya) đã vượt qua bước thiền định cuối cùng trong thừa yoga tối thượng (anuttarayoga-yāna) là căn bản ban đầu của Tánh Không và Đại lạc (mahāsukha). Nó được chia thành hai mươi phần, tức là năm uẩn, bốn phạm vi, sáu giới và năm trần. Hai mươi phần này do năm vị Phật chủ quản, và vì mỗi vị Phật có hai mươi phần đó, nên hai mươi trở thành một trăm phần. Mỗi phần tự nó là sự giác ngộ nguyên sơ, và do đó, học thuyết về viveka-kāya (hóa thân) là cao nhất trong số hàng trăm phân loại được kiến lập. Bản chất thực sự của viveka-kāya trong hàng trăm loại cao nhất này được chia thành năm phần: Kim Cang, Bảo Sinh, A Di Đà, Bất Không Thành Tựu và A Súc Bệ. Năm phần này lại được chia nhỏ thành ba tự tánh (vijra), là tự tính của thân, khẩu và ý. Đây được hiểu là hóa thân bí ẩn của ba nhóm. Ba tự tánh của thân, khẩu và ý này được liên kết và hợp nhất thành một nhân vật là Đức Phật Vajradhara (Tỳ Lô Giá Na) và hóa thân bí ẩn vĩ đại của một phần trong số đó, được xem là tự tánh chân thật của Vajra-sattva.
Tóm lại, một trăm phần lại kết hợp thành năm nhóm, và lại kết thành ba tự tánh của thân, khẩu và ý. Đức Phật Tỳ Lô Giá Na bao gồm cả ba tự tánh này trong một thân của Ngài, và được gọi là Ādi-Buddha, nghĩa thế gian là māyādeha (huyễn thân), thân không thật, được tạo thành từ tự tánh nhỏ nhất của hư không (vāyu) và tâm thức (citta). Ngài trú trong Như Huyễn Tam Muội Định (māyopama-samādhi). Đây cũng được gọi là hóa thân với nghĩa chân thật là Vô ngại, một trạng thái tâm không dính mắc gì với thực tại. Nói cách khác, tự tánh chân thật được đề cập ở trên về hóa thân của năm nhóm có thể được gọi là Ngũ Thiền Phật (Pañādhyāni-Buddha). So sánh Ngũ Thiền Phật này với Ngũ Phật (Pañca-Buddha) trong cuộc hội ngộ đầu tiên của kinh Kōchō-Sūtra, thi thấy từ dhyāni có lẽ được thêm vào ở giai đoạn sau của Phật giáo Mật tông. Trong một vài trường hợp sáu vị Phật được nói đến bằng cách thêm vị Ādi-Buddha vào Pañādhyāni-Buddha như là vị chủ quản của năm vị Phật. Trong Pañcakrama, đức Vajra-sattva chính là Ādi-Buddha và được giải thích như sau: Ngài là một Đấng Tự Sinh (Svayambhū Bhagavat) và là tự tánh duy nhất của đại ngã (TM. 1802, 53-4 ; Subāṣita-saṅgraha, p. 9). Rõ ràng là từ Svayambhū ám chỉ Vajra-sattva chính là Ādi-Buddha, và đáng chú ý là theo những cách như vậy, Phật tính của Đức Ādi-Buddha đã được thiết lập trong Phật giáo bí truyền của thời kỳ sau. Vào giữa thời kỳ bí truyền sau này, Vajra-sattva thực sự được gọi là Ādi-Buddha. Điều này có thể được tìm thấy trong Nāmasaṅgīti, nơi nhiều đức hạnh khác nhau của Vajra-sattva (Kim Cương Tát Đỏa) với tư cách là Đức Ādi-Buddha được ca ngợi bằng cách phân loại theo như ngũ Phật và ngũ trí. Tựa đề của chương này là Mañjuśrijñānasattvasya paramārtha-nāma-saṅgīti: Taishō, No. 1187-90 ; TM. No. 360. Lý do mà tên Mañjuśri được dùng ở đây thay vì Vajra-sattva là vì Mañjuśri là một sự biểu thị của thân giác ngộ ban đầu của Samantabhadra, một tên khác của Vajra-sattva. Đây được xem là một loại Ưu đẳng thần của người Ấn Độ. Như đã đề cập ở trước, có cụm từ ‘Mañjuśri-prajñānasattva-ādi-Buddha’ trong bản chú giải này và cũng nói rằng prajñā-kāya của Mañjuśri-prajñānasattva chính là tự sinh (svayambhū: Taishō, xx, 820). Ở đây thuật ngữ svayambhū được dùng như một tên khác của Ādi-Buddha. Từ những thực tế này có thể dễ dàng nhận thấy tại sao Mañjuśri được dùng ở đây thay vì Vajra-sattva. Mặc dù có ba laoij sattvas, cụ thể là, samaya, jñāna và samādhi, căn bản của sattvas là trí tuệ (jñāna-sattva). Bởi vậy Vajra-sattva được gọi là Mañjuśri, và Ngài biểu thị cho trí tuệ.
Cũng tương tự như vậy, trong chú giải Nāmasaṅgīti danh xưng Ādi-Buddha được đề cập và ca ngợi như sau: Vị Phật vô thỉ vô chung. Ngài là phi vật chất và vô hình (Taishō, xx, 822 ; TM. 360). Bản năng giác ngộ này chính là thanh âm A, biểu thị cho sự sống của vũ trụ. Tương tự trong Mahāvjra-samādhi, kinh Mahā-Vairocana Sūtra giải thích như sau pháp bất sinh mà ta nhận thấy được là cực kỳ thanh tịnh và không một ngôn từ nào có thể biểu thị được, bởi vậy pháp này không có nhân trực tiếp hay gián tiếp. Trí tuệ của tánh không đồng với trí tuệ vũ trụ (Taishō, xviii, 9). Mặt khác, trong Nāmasaṅgīti nó được giải thích rằng: Theo những cách như vậy thì Buddha (Phật), Bhagavant (Thiện Thệ) và Sammāsambuddha (Chánh Đẳng Giác) đều cùng được sinh ra từ thanh âm A. Nó là thanh âm kỳ vĩ nhất trong tất cả các nguyên âm và phụ âm và còn mang một ý nghĩa vô cùng lớn. Nó cũng là sự sống vĩ đại không được tạo ra từ bất kỳ từ ngữ nào. Vì vậy, nó là từ gốc huyền bí nhất của tất cả các từ và làm rõ nghĩa của chúng (Taishō, xx, 809, 815, 820).
Theo như Toganoo, nội dung của khái niệm Ādi-Buddha như sau: Ādi-Buddha là diệu pháp tối thượng, và nó còn là khởi nguồn của vật chất tối thượng. Nó là danh xưng của thân tinh túy, vốn không tách biệt vật chất hay ý thức, mà vừa là vật chất vừa là ý thức. Nó là thường hằng và bất hoại. Đây cũng là nguồn gốc của vạn vật trong vũ trụ, bởi vì vũ trụ được hình thành và phát triển bởi nó. Đây là một cội nguồn sống vĩ đại của vũ trụ và đã ra ngoài quá trình sinh và diệt. Nó là khởi nguồn của vạn pháp và tồn tại trong trạng thái vô thức. Mọi thứ đều do nó điều khiển.
Bài kinh cuối cùng nói về khái niệm Ādi-Buddha là Kālacakra Sūtra. Theo như truyền thống Tây Tạng nguồn gốc (mūlatantra) của kinh này không có ở hiện tại, mà chỉ có một bản tóm tắt tên là Raghutantra. Tên đầy đủ của kinh này là Paramādi-buddhoddhṛta-śrī-kālacakra Sūtra, và như được thấy từ tựa đề, bản kinh này xuất phát từ Ādi-Buddha. Nội dung của nó không thể giải thích chi tiết ở đây. Nhưng Lịch Sử Phật Giáo của Padma-dkar-pa sự giải thích về Ādi-buddha được tìm thấy như sau: Những ai không biết về Ādi-buddha, không biết về kinh Kālacakra Sūtra, những ai không biết về kinh Kālacakra Sūtra sẽ không thể nào giải thích điểm này một cách chính xác, những ai không thể giải thích điểm này một cách chính xác sẽ không thể biết về Tuệ Hóa Thân (jñāna-kāya) của Vajradhara, những ai không biết về Tuệ Hóa Thân (jñāna-kāya) của Vajradhara sẽ không biết về Mật thừa (mantra-yāna), và những ai không biết về Mật thừa (mantra-yāna) là những kẻ vô minh và đang rời xa đạo lộ giải thoát của đấng Bhagavant và Vajradhara. Vì vậy, tất cả các bậc thầy của thần chú mật thừa phải dạy về vị Phật đầu tiên tối cao này (paramādya Buddha) cho các đệ tử của họ. Và tất cả các đệ tử của Mật thừa muốn chứng ngộ phải lắng nghe lời giải thích này của Đức Paramādya Buddha.
SHINTEN SAKAI.
Ādi-Buddha trong Phật giáo Tây Tạng. Phật giáo Tây Tạng có thể được chia thành hai thời kỳ, cụ thể là, thời kỳ trước và thời kỳ sau. Trong phái Ninh Mã (Niṅg-ma-pa), một phái thuộc thời kỳ trước, Ādi-Buddha được xem chính là Samantabhadra hoặc Vajrasattva. Samantabhadra và Vajrasattva đều có bản chất của pravṛtti (chủng tử) và nirvṛtti (sinh khởi). Bhagavan (Đấng Tối Cao) được sinh ra từ thế giới này như là một vị bồ tát và chứng đạt giác ngộ , sau Ngài vị giác ngộ kế tiếp thuyết pháp cho chúng sinh là Samantabhadra bằng phương tiện của bồ tát thừa (Bodhisattva-yāna), đức Vajrasattva bằng phương tiện của Kim Cang thừa (Vajra-yāna). Người ta cho rằng cả hai đều sở hữu cùng một bản chất và họ tạo ra Ngũ Phật Thiền để biểu đạt sự giác ngộ trong hình thức của dhyāna. Trong Deb-del-goṅ-po còn nói rằng phái Niṅg-ma-pa đã thiết lập Ngũ Phật Thiền hoặc Tam Phật Thiền. Được biết là những vị Phật này đều có nguồn gốc từ Mahā-Vairocana Sūtra và Tattvasaṅgraha Sūtra, tức là, Tam Phật Thiền thì bắt nguồn từ Mahā-Vairocana Sūtra và Ngũ Phật Thiền bắt nguồn từ Tattvasaṅgraha Sūtra. Để cứu vớt nhiều loại chúng sinh trong cảnh giới thiền định, đức Ādi-Buddha đã sinh khởi ra Ngũ Phật Thiền, và mỗi vị trong số họ đều sở hữu Vajra (Kim Cang), Mahāmudrā (Đại Thủ Ấn) và Kula (quyến thuộc). Tất cả trường phái của Phật giáo Tây Tạng sau này, gồm có, Kargyut-pa, Khadam-pa và Sa-skya-pa đều xem Guhyasamāja như là giáo pháp căn bản. Theo như Deb-del-goṅ-po, thuật ngữ Guhyasamāja có nghĩa là ba khía cạnh của thân, khẩu và ý và chúng được gọi là guhya hay ẩn giấu, vì chúng được ẩn bên trong các vị Thanh văn và Bích Chi Phật, và thậm chí là từ những người theo Đại Thừa, những người bị mất đi sự an lạc tối thượng. Thân biểu hiện như một cặp (sku-thugs) đại diện bởi bản chất của tất cả chư Phật. Điều này được gọi là Ngài Đại Kim Cương Trì (Great Vajradhara) hay Tất cả Phật. Trong đây, từ ‘Buddha’ không có nghĩa là những vị Phật trú tại một cảnh giới riêng biệt để thuyết pháp cho cá nhân hoặc hội chúng đệ tử. Nghĩa của thuật ngữ Vajradhara này theo như Pradī-podyotana nāma-ṭīkā, chính là bản chất (ātman) của tất cả quyến thuộc của chư Phật, tức là năm quyến thuộc bao gồm Padma, Vajra, Ratna, Karma và Vairocana, không có khởi đầu và kết thúc, và đức Ādi-Buddha, ý thức vĩ đại biểu thị trong một hình tướng sống, thân
trí tuệ (jñāna-kāya), tự tính vốn có một đặc tính quang minh, tự tính sở hữu thân tam thân (tri-kāya), tự tính sở hữu tam thừa. Và trong tīkā này, đức Ādi-Buddha chính là Vajradhara hay Vajrasattva như trong Nyiṅg-ma-pa. Nhưng, ở đây Kinh Sarvatathāgata-tattvasaṅgraha-mahāyāna Sutra được coi là mật điển bên ngoài và Guhyasamāja được coi là mật điển bên trong.
Ādi-Buddha trong Phật giáo Nhật Bản. Đức Ādi-Buddha trong Phật Giáo Nhật Bản là đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai như là Pháp thân, và được gọi là dharma-kāya của Sáu Đại Phật. Pháp thân này không tách biệt thân và tâm, thực thể và trí tuệ. Tất cả các đức Phật, bồ tát và những chúng sanh tái sinh khác đều là hóa thân hoặc ứng thân của đức Ādi-Buddha. Ādi-Buddha là ‘toàn thể’ chư Phật, và một Phật thiền là một phần của Ngài, họ lần lượt được gọi là những vị ‘bảo hộ vũ trụ’ và ‘bảo hộ chân lý’. Thêm nữa, tất cả những vị thần trong văn hóa dân gian của người Nhật đều được xem là hóa thân của của pháp thân chân thật, và do vậy giáo pháp của Chân Ngôn Tông (Shingon) đã được thiết lập tư tưởng Nhật bản học thuyết về nền tảng của thân biểu thị cho hóa thân. Theo cách giải thích của Kōbō-Daishi, đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai chính là dharma-kāya (pháp thân) được dạy trong giáo pháp của phái Shingon, và sự hiện thân hay hóa thân của Ngài được dạy trong giáo lý mật thừa. Dharma-kāya theo giáo pháp của Shingon là sống trong pháp giới, bởi vậy kinh điển của giáo pháp Shingon là những lời dạy của pháp giới. Mặt khác, ứng thân hay hóa thân sống trong thế giới vật chất và giảng dạy giáo lý thích hợp cho mọi chúng sinh trong thế giới này được cho là các vị tổ của phái mật thừa này, còn pháp giới thì được cho là Như Lai, Ngài không thể truyền tải giáo lý mật thừa. Theo như Kenmitsu-nikyō-ron của đại sư Kōbō, nhấn mạnh rằng tất cả các vị Phật, các vị Phật thiền, bồ tát, và chư thiên đều là hóa thân của dharma-kāya (Pháp thân) của đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, và pháp thân chân chính là đức Ādi-Buddha. Hai học thuyết nhị pháp và bất nhị pháp đều nói về sự liên hệ giữa Ādi-Buddha và dharma-kāya, tức đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai; và sự khác biệt giữa dvaya-dharma-kāya (pháp thân nhị nguyên) và advaya-dharma-kāya (pháp thân bất nhị) được thảo luận thường xuyên như là một vấn đề quan trọng nhất của của Phật giáo Mật tông Nhật Bản. Học thuyết dvaya-dharma-kāya thừa nhận có hai bản thể là thân và tâm, nhưng advaya-dharma-kāya thì chỉ có một bản thể chứa cả thân lẫn tâm của cả Sáu Đại Phật. Cả hai pháp thân đều là đức Ādi-Buddha; trong hiện giới thì đức Ādi-Buddha sẽ biểu thị khía cạnh dvaya, còn trong pháp giới thì Ngài biểu hiện khía cạnh advaya.
Điểm khác biệt giữa khái niệm Ādi-Buddha ở Tây Tạng và ở Nhật Bản. Phật giáo Tây Tạng giải thích Ādi-Buddha chính là Samantabhadra hay Vajradhara, còn trong Phật giáo Nhật Bản thì giải thích rằng Ngài là dharma-kāya đức Tỳ Lô Giá Na. Nguyên nhân sinh khởi sự khác biệt này như sau: Khái niệm Ādi-Buddha của Tây Tạng bắt nguồn từ triết học của các trường phái Buddbaguhya, Anandagarbha và Śakyamitra, còn ngược lại khái niệm Ādi-Buddha của Nhật Bản thì bắt nguồn từ Śubhākarasiṃha, Amoghavajra, Keika và Kūkai (đức đại sư Kōbō). Sự khác biệt của những khái niệm này sinh khởi từ cách giải thích Kinh Đại Nhật (Mahāvairocana Sūtra) khác biệt của Śubhākarasiṃha và Buddhaguhya. Theo cách giải thích của Śubhākarasiṃha, đức Phật trung tâm là Mahāvairocana, nhóm đầu tiên là những đệ tử thân cận, nhóm thứ hai là những đệ tử thuyết pháp cho chúng sanh, và nhóm thứ ba những đệ khác và thiện chúng. Vì vậy đức Phật trung tâm là dharma-kāya, nhóm đầu tiên là các hóa thân của chính Ngài, nhóm thứ hai là các hóa thân khác, nhóm thứ ba là ứng thân của Ngài. Đức Phật trung tâm hay pháp thân (dharma-kāya), sinh khởi nhóm đầu tiên, rồi kế đến nhóm thứ hai và thứ ba. Những hành giả của phái Shingon đầu tiên sẽ đi vào nhóm thứ ba, rồi đến nhóm thứ hai và cuối cùng vị ấy có thể đi vào nhóm đầu tiên và thấy được đức Phật trung tâm, hay Pháp Thân. Mặt khác, cách giải thích của Buddhaguhya như sau: đức Phật trung tâm là thủ ấn tam giác, nhóm đầu tiên là Samaya-mudrā, Vajrasattva and Samantabhadra, nhóm thứ hai là Śākyamuni Buddha, và nhóm thứ ba là Mañjuśri và những vị bồ tát khác. Đức Phật trung tâm ở trạng thái pháp thân (dharma-kāya) và trạng thái này là nơi Vajrasattva và Samantabhadra tiến vào khi họ chứng đắc quả vị giác ngộ. Nhóm thứ hai là Śākyamuni Buddha, la ứng thân vật lý, người thuyết pháp cho chúng sinh hữu tình, và nhóm thứ ba là Mañjuśri và những vị bồ tát khác, tức những vị đang sắp thành Phật. Đây là sự biểu lộ ba khía cạnh của thân giác ngộ hiện tại của đức Vajrasattva và Samantabhadra. Như vậy; Đức Phật trung tâm tức pháp thân mà họ thấy là thân giác ngộ hiện tại, và vị thứ hai là vị hiện thân giác ngộ ở thế giới bên ngoài, và vị thứ ba là trạng thái của các vị bồ tát đang chờ đợi để được hiện thân giác ngộ. Bởi vậy, theo như Śubhākarasiṃha, đức Ādi-Buddha là đức Phật trung tâm, hay chính là Pháp thân, là đức Tỳ Lô Giá Na; nhưng mặt khác, theo như Buddhaguhya, Ādi-Buddha là hiện thân giác ngộ của nhóm thứ nhất, cụ thể là Samantabhadra, Vajrasattva và những vị khác. Trong chú giải của Buddhaguhya về Tattvasaṅgraha Sūtra, những sự việc đề cập bên trên đã được giải thích rõ ràng. Sự khác nhau trong cách giải thích Ādi-Buddha có lẽ bắt nguồn từ sự giải thích khác nhau về Ādi-Buddha giữa tam thừa (tri-yāna) và nhất thừa (eka-yāna).
Kết luận. Hodgson là người đầu tiên đề cập đến Aiśvarika in the Svabhāvavāk của Nepal trong sự liên hệ với đức Ādi-Buddha. Sau ông thì Getty cũng đề cập đến khái niệm Ādi-Buddha của Tây Tạng và Nhật Bản trong tác phẩm của mình là the Gods of Northern Buddhism. Dasgupta cũng giới thiệu khái niệm Ādi-Buddha trong tác phẩm An Interprettaion of Tantric Buddhism. Ông giải thích trong tác phẩm của mình rằng cách mà người Tây Tạng nghĩa về Yab và Yum (cha và mẹ hay miêu tả Đức Phật và các vị Phật khác trong tư thế hợp nhất), và Nhật Bản giải thích khái niệm của Ādi-Buddha (thể hiện bằng ấn của tay phải) và đức Phật Thiền (bằng ấn bên tay trái), v.v. Nhưng ông đi đến kết luận rằng đức Ādi-Buddha (đức Phật nguyên thủy) trong Phật giáo Tây Tạng về cơ bản là Vajradhara or Samantabhadra (Phật Kim Cương Tổng Trì) và Ādi-Buddha của Nhật Bản là dharma-kāya, tức đức tỳ lô giá na, hoặc là pháp thân của Sáu Đại Phật.
KANYŪ KABESE.
[1] Để minh họa cho giai đoạn phát triển này trái ngược với các giai đoạn trước, nó đã chỉ ra rằng, trong khi ở giai đoạn sau, cách thức phổ biến của các văn bản được thừa nhận, “Trong tất cả những gì sinh khởi từ nhân, Như Lai đã giải thích nguyên nhân sinh khởi” trong Phật giáo ‘hữu thần’, điều này được biết, “Trong tất cả những gì xuất phát từ nguyên nhân, Như Lai là nguyên nhân”.
[2] Về sự phổ biến của học thuyết giáo lý ở Bengal thời trung cổ, xem R. K. Sarkar, Folklore Element in Hindu Culture, mặc dù chỉ đưa ra một vai tham khảo chính xác. Người ta cũng chú ý đến thực tế là Pháp hay Nirañjana của Śunya Purāna. dường như tương đương với Ādi-Buddha.
[3] Thuật ngữ Svayambhū là một danh từ cũ của các đức Phật vì đức Phật giác ngộ không nhờ vào sự trợ giúp bên ngoài.
[4]Phật Tỳ Lô Giá Na, Phật A Súc Bệ, Phật Bảo Sanh, Phật Di Đà và Phật Bất Không Thành Tựu. Đôi khi vị Phật thứ sáu cũng được thêm vào, Phật Kim Cang Tát Đỏa. Dù theo như Getty (Gods of Northern Buddhism) Đức Kim Cang Tát Đỏa cũng chính là đức Phật Di Đà. Có năm vị Phật ở cõi Ta Bà (mānuṣibuddhas) những vị tương ứng với Ngũ Thiền Phật. Họ không phải là chuyển thế xuống, mà đúng hơn là ‘những hình ảnh phản chiếu’ (pratibimba), hay còn gọi là ứng thân (Nirmāṇakāya). G. Tucci xem những giáo lý về Ādi-Buddha và Ngũ trí Như Lai chính là được phát triển từ Ngũ Thiền Phật cũng như tương đồng với Manichaean Father of Light and its five light aeons (Mélanges chinois et nouddhiques, III, P. 345, ff.).
[5] Đây là một văn bản sau này, nói rằng trong nghiên cứu về thân của Avalokite là từ gỗ và núi, nơi các vị thiên và thánh cư ngụ.
[6] Trong kinh Hoa Nghiêm (IX, 77), học thuyết về Ādi-Buddha đã bị lên án dựa trên cơ sở rằng không ai có thể thành Phật mà không được trang bị đầy đủ công đức và trí tuệ. Những tư lương này chỉ có thể có được từ các đức Phật quá khứ. Bởi vậy có thể là không có vị Phật đầu tiên.
[7] Có 18 cuộc hội ngộ của các đức Phật, bồ tát, v.v. mỗi một cuộc đều có trong từng bản kinh riêng biệt, và cả bốn được nhóm vào trong kinh Kongōchō. Những cuộc hội ngộ như vậy được gọi theo tên kinh, và bài kinh thì được gọi là ‘hội ngộ’ – G.P.M.