ADIṆṆAṖUBBAKA

ADIṆṆAṖUBBAKA, một người Bà-la-môn giàu có thành Sāvatthi trong thời Đức Phật. Anh ta là một người khốn khổ, không có đức tin, và mang những tư tưởng dị giáo. Vì không bao giờ cho bất kỳ ai thứ gì, anh ta được gọi là Adiṇṇapubbaka (“không bao giờ cho đi”). Không chỉ không hề muốn diện kiến Đức Phật và những đệ tử của Ngài, mà anh ta còn dạy con mình điều đó (VvuA. 322 f).

Con trai của Adiṇṇapubbaka được gọi là Maṭṭakuṇḍalī, vì anh ta đeo một đôi khuyên tai (kuṇḍalāni) bóng loáng (maṭṭa) do cha anh ta làm với mong muốn tiết kiệm tiền công để làm ra chúng.

Khi Maṭṭakuṇḍalī mười sáu tuổi, anh ta ngã bệnh. Nhưng người cha từ chối gọi y sĩ bởi vì điều đó sẽ tốn tiền. Thay vào đó, anh ta tới gặp rất nhiều y sĩ khác nhau và hỏi họ xem họ sẽ kê đơn thuốc gì cho bệnh này và bệnh kia. Họ

đề cập với anh ta vỏ của những cái cây…, như là dược liệu. Adiṇṇapubbaka chuẩn bị những dược liệu đó và cho con mình dùng, nhưng bệnh tình tồi tệ hơn. Sau đó vị Bà-la-môn đưa con đến y sĩ nhưng đã quá muộn. Người Bà-la-môn biết rằng con trai mình sắp chết nên đã để cậu bé ở hàng hiên bên ngoài để những người đến thăm không thể nhìn thấy sự giàu có của anh ta.

Đức Phật đã thấy bằng thiên nhãn rằng Maṭṭakuṇḍalī sắp chết và Ngài lên đường đến thăm cậu cùng đoàn tu sĩ của Ngài. Vì Maṭṭakuṇḍalī không thể nhìn thấy Ngài do anh nằm quay mặt vào phía ngôi nhà, Đức Phật đã phóng ra tia sáng. Sau đó, Maṭṭakuṇḍalī đã nhìn thấy Đức Phật và mặc dù buồn vì thực thế rằng cậu không thể đến gần Đức Phật hoặc có được đặc ân diện kiến Ngài hay cúng dường Ngài, hoặc lắng nghe Giáo Pháp của Ngài, nhưng cậu đã phát triển niềm tin nơi Đức Phật, không lâu ngay sau khi qua đời, cậu đã tái sinh vào Cõi Trời Tāvatiṃsa.

Người Bà-la-môn thực nghiệm nghi lễ chôn cất, hàng ngày tới khu mộ và khóc, nhớ về đứa con duy nhất của mình, cầu xin cậu ta quay trở lại. Maṭṭakuṇḍalī, nhìn lại tiền kiếp của mình và nhớ lại những gì đã xảy ra, quyết tâm mang đến sự thay đổi trong tính cách của cha mình. Cậu ta giả dạng một chàng trai trẻ và đi tới mộ của chính mình, nơi người Bà-la-môn (người cha) thấy cậu ta đang khóc lóc thảm thiết. Trả lời cho thắc mắc của người Cha, cậu ta nói cậu ta khóc là bởi vì cậu ta không thể có được cặp bánh xe của chiếc xe ngựa mà cậu ta có. Người Bà-la-môn nói rằng anh ta sẽ cho cậu bất cứ cặp bánh xe nào mà cậu muốn. Nhưng Maṭṭakuṇḍalī nói với anh ta rằng anh ta muốn mặt trăng và mặt trời là bánh xe. Sau đó, người Bà-la-môn gọi anh ta là một kẻ ngốc khi khóc đòi mặt trăng và mặt trời. Vị Thần (cậu con trai) hỏi người Bà-la-môn ai là người ngốc hơn, một người mà khóc vì điều người đó có thể thấy, hay người mà khóc vì những gì không thể nhìn thấy chút nào.

Sau đó, người Bà-la-môn nhận ra sự điên rồ của mình và Maṭṭakuṇḍalī tiết lộ danh tính của mình. Theo lời khuyên của cậu, người Bà-la-môn nói anh sẽ Quy y Phật từ ngày hôm đó trở đi (DhpA. I, 25-30), anh sẽ tới diện kiến Đức Phật, cúng dường Ngài, lắng nghe Giáo Pháp và thỉnh cầu Ngài những thắc mắc.

Người Bà-la-môn trở về nhà và kể với vợ mình về toàn bộ sự việc. Một vài ngày sau đó, ông ta tới thỉnh cầu Đức Phật tới khất thực tại nhà mình cùng đoàn các tu sĩ của Ngài. Đức Phật chấp thuận lời thỉnh cầu. Khi Đức Phật dùng bữa xong, người Bà-la-môn thỉnh Ngài rằng liệu có nhiều người được tái sinh trên Cõi Trời nhờ có niềm tin nơi Đức Phật Không. Sau đó Đức Phật hỏi anh ta liệu anh chưa nghe về điều đó từ con trai mình, người mà được tái sinh trên Cõi Trời nhờ phát khởi niềm tin nơi Đức Phật. Đức Phật chỉ dạy rằng có vô lượng chúng sinh được tái sinh như vậy từ việc phát khởi sự tín tâm. Thấy rằng một vài người vẫn còn nghi ngờ về những gì Ngài nói, Đức Phật đã khiến Maṭṭakuṇḍalī xuất hiện trước anh ta (người cha) và kể lại câu chuyện của mình. Kết thúc buổi gặp mặt, Đức Phật đã đọc lên bài kệ sau:

Tâm là nguồn gốc của tất cả mọi sự,

Sự quan trọng nhất của tất cả, nguyên nhân của mọi điều.

Nếu một người nói hay hành động với niềm tín tâm,

Niềm hỷ lạc sẽ theo anh ta như một chiếc bóng.

(DhpA. 29)

 

Tám mươi tư nghìn người đã thấu hiểu chân lý, cả Adiṇṇapubbaka và Maṭṭakuṇḍalī đều đạt được Quả vị đầu tiên của Con đường (sotāpatti, quả vị nhập lưu)

I. K