ADHYĀŚAYA (Sanskrit), hay ajjhāsaya (Pali)

ADHYĀŚAYA (Sanskrit), hay Ajhāsaya (Pali), nghĩa là cố ý, có mục đích, ý định, xác định, v.v. Các dịch giả Trung Quốc và Tây Tạng đã dịch chúng với nghĩa rộng, ví dụ shên-hsin (thâm tâm) và lhag-paḥi bsam-po, cả hai đều mang nghĩa là sự sâu sắc của tâm. Điều này biểu thị ý định thực hành các loại công đức và tha thiết để đạt được giải thoát. Ý nghĩa của thuật ngữ này rộng như của thuật ngữ ‘niềm tin’ trong tiếng Anh. Nhiều định nghĩa có thể được rút ra từ các văn bản Đại thừa, nhưng rất khó để  cố định một nghĩa cho thuật ngữ này.

Ví dụ, Vimalakīrtinirdeśa (Duy Ma Cật Sở Thuyết (Nanjio, No. 146) có trình bày adhyāśaya như là một trạng thái tâm của vị Bồ tát của cõi Cực Lạc (trong Tịnh Độ Tông). Tương tự như vậy trong tập thứ 24 của bản dịch tiếng Hoa cổ của Kinh Hoa Nghiêm (hoặc tập  60 Avataṃsaka, Nanjio, No. 87, dịch bởi ngài Buddhabhadra, 418-21 SCN). Thuật ngữ này được mô tả như là một pháp hành trì bắt buộc để đạt được quả bồ tát tam địa (bhūmi), nơi nó được chia thành mười loại tâm, tức là tâm thanh tịnh, tâm hung hãn, tâm sân hận (vì bất chính), tâm không hám lợi, tâm bất khuất (avivartinīya), tâm kiên định, tâm thẳng thắn, tâm bất mãn, tâm tích cực và tâm rộng rãi.

Hơn nữa, chúng ta phải nhận ra sự thật rằng adhyāśaya này không chỉ pháp thực hành duy nhất để đạt được quả giác ngộ. Trong Sukhāvativyūha (Kinh Vô Lượng Thọ) (Nanjio, No. 198), nó được mô tả là để một khía cạnh của tam tâm (tín, ngyện, hạnh) để chúng sinh đủ điều kiện vãng sanh về Cõi Tịnh Độ (Sukhāvatī) của Phật A Di Đà, hay. Trong Mahāyānaprasādaprabhāvana (Đại Thừa Khởi Tín Luận) (Nanjio, No. 1249) nó được đề cập như là một trong ba tư lương, cũng như của Sukhii. Sukhāvativyūha.

Dựa trên các định nghĩa được đề cập ở trên, nhiều cách giải thích đã được trình bày, chủ yếu là của các học giả Phật giáo Trung Quốc. Những giải thích này có thể được phân thành ba.

Đầu tiên là cách giải thích phổ biến và ra đời khá sớm. Nó định nghĩa adhyāśaya là ý nguyện thực hành các loại công đức và mong muốn đạt được sự giải thoát nhờ thực hành những công đức này. Định nghĩa này được tìm thấy trong Chu-wei-mo-chieh-ching của Sêng-chao và Chi-hsin-lun-shu-chi (Khởi Tín Luận Thọ Ký) của Yuan-hsiao, Kuan-wu-liang-shou-fo-ching-shu (Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ sao) của Chih-I, Hua-yen-ching-shu (Hoa Nghiêm Kinh Sớ sao) của Chêng-kuan, và còn nhiều trong văn bản của các luận sư Trung Hoa khác nữa.

Thứ hai là adhyāśaya được mô tả như là tín tâm, như kiểu sùng đạo (bhakti). Avataṃsaka-sūtra (Kinh Hoa Nghiêm), Mahāprjñāpāramitā-śāstra (Luận Bát Nhã Ba La Mật Đa), Wei-mo-ching-i-chi của Hui-yuan và những văn bản khác cũng diễn dịch theo nghĩa này.

Thứ ba và cũng nghĩa quan trọng nhất. Adhyāśaya được cho là tâm nguyện được sinh về cõi Tịnh Độ. Ở đó, adhyāśaya  được cho là thâm tâm (shên-hsin)  hay niềm tin bất thối trong Sukhāvativyūha (Kinh Vô Lượng Thọ). Sau này adhyāśaya  trở thành một ý niệm quan trọng đối với tín đồ Phật Giáo Tịnh Độ. Đại sư Thiện Đạo (Shan-tao) là người đầu tiên đưa nghĩa này vào Kuan-ching-san-shan-I (Yếu Chỉ Tịnh Độ), và nó được giải thích chi tiết bởi những vị tăng tịnh độ tông nhật bản, trong số đó tác phẩm Gutokushō của ngài Shinran (Thân Loan) được xem là quan trọng nhất.

S. K.