ADHYARDHAŚATAKA

ADHYARDHAŚATAKA, một trong những bản văn quan trọng nhất của Phật giáo Mật tông. Nó cũng được gọi là Adhyardhaśtika prajñāpāramitā hay Prajñāpāramitā-naya. Tên đầy đủ của nó được các học giả gọi khác nhau, ví dụ, Nanjio gọi nó là Mahāsaukhya-vajrāmoghasatyasamaya prajñāpāramitā-buddhi-sūtra (Nanjio, No. 1034) trong khi Mochizuki gọi nó là prajñāpāramitānaya śatapañcā-śatikā (Moc. P. 3451). Theo tiêu đề tiếng Phạn được ghi trong bản dịch tiếng Tây Tạng, nó được viết như trong văn bản của  Moc, trùng khớp với tiêu đề tiếng Tây Tạng là ḥphags-pa ses-rab-kyi pha-rol tu phyin-paḥi tshul-brgya-lṅa-bcu-pa (TM. No. 17, No. 489). Tiêu đề bản tiếng Phạn của Nanjio dường như bắt nguồn từ tên tiếng Hán, viz., Ta-lê (đại liệt) (mahasaukhya) chin-kang (kim cang) (vajra) pu-k’ung (bất không) (amogha) ehen-shih (chân thực( (Satya) san-mo-yeh (tam muội da) (samaya) ; pan-jo (bát nhã) (prajñā) po-lo-mi-to (ba la mật đa) (pāramitā) li-chu (buddhi?) ching (kinh) (sūtra). Nhưng tiêu đề được lưu giữ trong mẩu tiếng Phạn do M. Petrovsky tìm thấy chỉ hiển thị tiêu đề trên, Adhyardhaśataka, do đó có vẻ thích hợp hơn.

Mẩu tiếng Phạn và một đoạn trong ngôn ngữ bắc Ấn của bản kinh không có một phiên bản hoàn chỉnh, phiên bản đầu tiên được tìm thấy bởi Petrovsky, có tất cả 15 tờ, và phiên bản thứ hai, được Hoernle sưu tầm, chỉ có 2 tờ. Cả hai đều đã được Leumann biên tập nghiêm túc và xuất bản dưới tên Zurnordarisehen Sprache und Literatur (1912). Năm  1917 Toganō and Izumi xuất bản chung với một bản tiếng Tạng và năm bản tiếng Hán với tựa là Bonzōkan-taishō-hannyarishukyō (hay còn gọi là bản kệ tổng hợp tiếng Phạn, tiếng Tạng và tiếng Hoa của Prajñāpāramitā-naya-sūtra (Năng Đoạn Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh). Năm 1930 Leunomann đã dịch phần kinh thổ ngữ bắc Ấn sang tiếng Đức và xuất bản với tựa là Adyardha-śtikā –Prajñāpāramitā trong tập 6 và 7 của Taishō-daigaku-gakuhō (Tập san trường đại học  Taishō, Tokyo). Những bài kệ chính thống và bản thổ ngữ tiếng Phạn lại trùng khớp hoàn toàn với bản dịch tiếng Tạng và tiếng Hán hiện nay. Nhưng, ở đây, để giải thích đầy đủ về nội dung, sẽ tốt hơn nếu đối chiếu các bản dịch cùng với các tham chiếu với các bản gốc.

Như đã thấy từ tựa đề, bộ kinh này, một mặt đại diện cho các giáo lý mật tông, và mặt khác thể hiện quan điểm của Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñāpāramitā-sūtra). Trên thực tế, cả trong bản dịch tiếng Hán và tiếng Tạng, bản kinh đều được phân loại trong phần Bát Nhã và phần Mật Thừa. Trong tiếng Hán, một trong phần Bát Nhã, là hội thứ 10 (hoặc chương riêng) của Kinh Bát Nhã (Taishō, No. 220 ; Nanjio, No. l) và cái kia nằm trong phần Mật Thừa , No. 243 ; Nanjio, No. 1034). Tương tự như vậy, trong Đại Tạng Kinh Kangyur Tây Tạng, một nằm trong phần Śes-phyin (hoặc phần Bát Nhã) và phần còn lại nằm trong phần Rgyud-ḥbum (100.000 câu thần chú) (TM. Nos. 17 & 489).

Sự thật này đã giải thích rõ ràng đặc điểm của bản bản kinh này, một mặt là đến từ Phật giáo Đại Thừa, và mặt kia là đã phát triển từ Phật giáo Kim Cương Thừa. Bản kinh được cho là quyển thứ sáu trong bộ Kinh Đại Nhật (xem thêm  Vajraśekharayoga-sūtra). Nhưng một học giả khác là Pu-k’ung đã nói rằng nó là quyển thứ 13 của  bộ kinh này. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác đáng nào về việc nó thuộc chương nào của bộ Kinh Đại Nhật. Nhưng có điều chắc chắn là nó có nguồn gốc từ phái Du Già Tông của Đại thừa.

Nội dung của bản kinh như sau: theo như bản dịch tiếng Hán của Pu-k’ung (những bản dịch khác sẽ được tham khảo sau), nó gồm có 17 chương. Chương đầu tiên gọi là Ta-lê-pu-k’ung-chin-kang-sa-to-ch’u-chi-hui-p’in, trong đây đức Kim Cang Tát Đỏa giải thích tam muội của Ngài trong trạng thái định, tức là Bồ Tát Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva- bodhiSattva). Ngài thuyết về 17 trạng thái tịnh hóa tại Paranirmita-vaśavartin (cung trời Tha Hoá Tự Tại). Tám vị bồ tát thượng thủ gồm có, Vajrapāṇi, Avalokiteśvara, Ākāśagarbha, Vajramuṣṭi, Mañjuśri, Sacittotpāda-dharma-cakra-pravartin, Gagana-gañja, Sarvamāra-pramardin, và rất nhiều nhân cùng phi nhân khác đều có mặt ở đó làm thính chúng. Khi một người thành tựu 17 tầng tâm, người ấy sẽ đạt được chân lý, hoặc đồng nhất với giác ngộ. Sau cùng, Ngài đọc thần chú Hūm.

Chương thứ hai là P’i-lu-che-na-li-chū-hui p’in, nơi đức Đại Nhật Như Lai ngồi ở trung tâm của Prajñāpāramitā-nayaḥ sarva-tathāgata-śānta-dharmatābhisambodhi-nirhāraḥ và giải thích sự tương đồng của vajra-samatā, artha-samatā dharma-samatā. Sau cùng, Ngài đọc thần chú Āḥ.

Chương thứ ba là Chiang-san-shih-p’in (Trailokya-vijaya), nơi đức Vajapāṇi-bodhisattva hay Thích Ca Mâu Ni Như Lai ngồi ở tư thế định của Trailokya Tathāgata, người được mô tả như là hiện thân của đức Bồ tát, và thuyết giảng về sự bình đẳng của mọi sự vật và hiện tượng, tức là sarva-dharma-samatā-vijaya-saṅgraha-nāma-prajñā-pāramitā nirhāraḥ. Ngài giải thích chân lý này với bốn trạng thái vô tính (aprapañcatā), vốn không thể hiểu nổi bằng trí thông thường, tức là rāgāpra-pañcatā dvesāpra-pañcatā, mohāpra-pañcatā sarvadharma-aprapañcatā. Sau cùng Ngài đọc thần chú Hūṃ.

Chương bốn là Kuan-ts’u-tsai-p’u-sa-po-jo-li-chū-hui-p’in (Avalokiteśvarapraijñāpāramitā-nayasaṅgama). Trong đây đức Đại nhật như lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của Svabhāva-śuddha-tathāgata hoặc định của Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara-bodhisattva) và giải thích cách quán sát sự bình đẳng của mọi pháp trên thế gian, tức là sarva-dharma-samatāvalokiteś-varajñāna – mudrā – nāma – prajñā-pāramitā-nayaḥ. Ngài giải thích sự thật này với bốn sự thanh tịnh (viśuddhitā), tức là sarva-rāga-viśuddhitā, sarvamala-viśuddhitā, sarva-dharma-viśuddhitā, sarvajñāna-viśuddhitā. Sau cùng Ngài đọc thần chú Hrīḥ.

Chương thứ năm là Hśū-k’ung-tsang-p’in (ākāśagarbha). Ở đây đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của Sarvatraidhātukādhi-pati-tathāgata hoặc hiện thân của Bồ Tát Hư Không Tạng (Ākāśagarbha-bodhisattva). Ngài giải thích sự thật về trí tuệ chân thật đều hiện hữu ở mỗi đức Như Lai, tức là sarva-tathāgatābhiṣeka-sambhava-jñāna-garbha-nāma-praijñā-pāramitā-nayaḥ. Bốn loại thí (dāna) cũng bao gồm trong chương này gồm có: abhiṣeka-dāna, artha-dāna, dharma-dāna, và āmiṣa-dāna. Sau cùng Ngài đọc thần chú Trāṃ.

Chương thứ sáu là Chin-kang-ch’ūan-li-chū-hui-p’in (Vajramuṣtiprajñāpāramitā-naya). Trong đây đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của śāśvata-sarva-tathāgata-jñāna-mudrā-prāpta-sarva-tathāgata-muṣṭi-dhara-tathāgata và giải thích biểu tượng trí tuệ của các đấng Như Lai, cụ thể là, sarvatathāgata-jñāna-mudrādhṣṭhāna-vajra- nāma-prajñāpāramitānayaḥ. Ngài giải thích sự thật này với bốn thủ ấn (mudrā), gồm có, saratathāgatakāya-mudrā, vāṅ-mudrā, citta-mudrā, và vajra-mudrā. Sau cùng Ngài đọc thần chú Aḥ.

Chương thứ bảy Wên-chu-shh-li-li-chū-p’in (Mañjuśri-naya-prṇidhāna). Trong đây đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của Sarvadharmāprapa ca-tathāgata hay hiện là thân của Bồ Tát Văn Thù (Mañjuśribodhisattva) và giải thích bốn cỗ xe chân lý (cakrākṣaraparivarta-nāma-prajñā pāramitā-nayaḥ), nghĩa là, śūnyāḥ sarva-dharmāḥ, nirmittāḥ sarva-dharmāḥ, apranihitāḥ sarva-dharmāḥ, aprakṛti-prabhāsvarāḥ sarva-dharmāḥ. Sau cùng Ngài đọc thần chú Aṃ.

Chương thứ tám là T’sai-fa-i-p’u-sa-li-chū-p’in (Sacittotpādadharma-cakra-pravartin-naya praṇidhāna). Trong đây đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của Sarvstathāgata-cakrāntar-gata-tathāgata hay Sacittotpādadharma-cakra-pravartin-bhodhisattva và giải thích sự thật về việc nhập Kim cương giới mạn đà la  hay Vajradhātu maṇḍala, cụ thể là, mahācakrapraveśa-nāma-prajñāparamitā-nayaḥ. Trạng thái tâm này cũng bao gồm bốn loại bình đẳng, tức là vajra-samatā, artha-samatā, dharma- samatā, và sarva-samatā. Sau cùng Ngài đọc thần chú Hūṃ.

Chương thứ chín là Hsū-k’ung-k’u-p’u-sa-li-chū-p’in (Gaganagañja-naya-pralṇidhāna). Trong đây đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của  Tathāgata Sarvapūjavidhivistāra-bhājana của bồ tát Hư Không Tạng (Gaganagañja-bodhisattva), và giải thích sự thật về cách thành tựu lòng tôn kính tối thượng (pūjā), gồm có, sarvapūjāgrya-nāma-prajñāpāramitā-nayaḥ. Nội dung của lòng tôn kính vô thượng này được cho là bao gồm bốn cách, tức là, bodhicittotpādanatā, sarvasattvadhātuparitrāṇatā, saddharma-parigraha and prajñāpāramitā. Sau cùng Ngài đọc thần chú Oṃ.

Chương thứ mười là Ts’ui-i-ch’ieh-mo-p’u-sa-li-chū-p’in (Sarva-māra-pramardin-bodhisattva-naya-praṇidhāna). Trong đây đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của  Tathāgata Sarvavinaya-samartha-tathāgata hay Sarvara-māra-pramardin-bodhisattva, và giảng thật tướng về cách trừ diệt bốn loại ma, tức là jñānamuṣṭparigraha-sarva-sattva-vinaya-jñānagarbha-nāma-praijñā-pāramitā-nayaḥ. Trạng thái tâm siêu thế này được cho là gồm có bốn cách diệt trừ ma chướng, cụ thể là, krodha-samatā, krodha -vinayanatā, krodha-dharmatā krodha-vijrata. Sau cùng Ngài đọc thần chú Haḥ.

Chương thứ 11 là Chiang-san-shih-chiao-ling-lin-p’in, nơi đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của Tathāgata Sarva-vinaya-samartha-tathāgata hay Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadrabodhisattva). Ngài giải thích về tính bình đẳng của các yếu tố trong thế giới, tức là sarvadharmāgrya-nāma-praijñāpāramitā-nayaḥ.

Chương thứ 12 là Wai-chin-kang-hui-p’in, nơi đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của các vị Thiên ở phía ngoài của Kim cương giới mạn đà la (Vajradhātu maṇḍala) giảng về sự thật của việc gìn giữ bảo hộ tất cả chúng sanh, cụ thể là sarvattva-adhiṣṭhāna-nāma-prajñāpāramitā-nayaḥ. Sự thật này được cho là gồm có bốn tạng trí tuệ (jñānagarbha), tức là như lai tạng (tathāgatagarbha), kim cương tạng (vajragarbha), pháp tạng (dharmagarbha) và nghiệp tạng (karmagarbha). Sau cùng Ngài đọc thần chú Tri.

Chương thứ 13Chi-mu-t’ien-chi-p’in. Từ chương này cho đến chương thứ 15, bản kinh là những lời kính thỉnh của chư thiên tử và thiên nữ. Chương này nói về sự kính thỉnh của các vị thiên mẫu, tức là, Mahā-kālā, Raudrī, Brāhmī, Vaiṣṇavī, Kaumārī, Kālī, Mahā-kālī, Bhakṣanī và  Rakṣasī.

Chương thứ 14 là San-hsiung-ti-chi-hui-p’in hay chương nói về sự kính thỉnh lần lượt của ba anh em vị Thiên, bao gồm Brahman, Nārāyaṇa và Maheśvara.

Chương thứ 15 là Szu-tzu-mei-chi-hui-p’in hay chương nói về sự kính thỉnh lần lượt của bốn chị em thiên nữ, gồm có Jayā, Nijayā., Ajitā và .Aparājitā..

Chương thứ 16 là Szū-po-lo-mi-pu-ta-man-t’u-lo-p’in (hay Caturpāramitā- apāramitā- mahāmaṇḍala-parivarta). Trong đây đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của  đức Như Lai Anantāpariyantāniṣṭha và thuyết giảng về việc làm thế nào để thành tựu tri kiến về thế giới thường hằng và chúng sinh, tức là sarvadharma-samatā-pariyantāniṣṭhadhiṣṭhāna-vajra-nāma-prajñāpāramitā-nayaḥ. Chân lý được cho là gồm có bốn sự thật, cụ thể là, prajñāpāramitānantatā, prajñāpāramitāparyantatā, sarvadharmanaikatā sarvadharmāpariniṣṭhatā.

Chương thứ 17 và cũng là chương cuối cùng là Wu-chung-mi-mi-san-mo-ti-p’in (Pañcaguhya-samādhi-parivarta). Trong đây đức Đại Nhật Như Lai (Tathāgata Mahāvairocana) ngồi ở tư thế định của  Như Lai Mahāsukhavajrāmogba-samaya – dharmatā prāpta – sarvadharmāprapañca, và thuyết về sự bình đẳng vĩ đại của đại hỷ và tánh không hay thực tại vững chắc như kim cương, cụ thể là, Mahāsukhavajrāmogha-samaya-nārna-vajrāmoghadharmatā-prajñāpāramitā-mukhaḥ. Chân lý được cho là để bao gồm và thành tựu năm yoga bí truyền, tức là, mahārāga, mahāsukha, mahābodhi, sarvamahāmāra-pramardana và  sakalamahā-traidhātukaiśvarya. Phần cuối là lời tán dương bộ kinh này cũng như hầu hết các các trường hợp của những bộ kinh Đại Thừa khác.

Một lần nữa, ở cuối mỗi chương, thủ ấn và mạn đà la của mỗi Như Lai tượng trưng cho ý tưởng của mỗi tam muội bí mật. Dựa trên tuyên bố này, một số lượng lớn mạn đà la và hình ảnh được vẽ hoặc chạm khắc ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Có năm bản dịch tiếng Trung, gồm có, của ngài Huyền Trang, nằm trong cuộc hội ngộ thứ mười của Mahāprajñāpāramitā-sūtra (Nanjio, No. I), của ngài  Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci) (Nanjio, No. 1 8), của ngài Vajra- prajñā (Nanjio, No. 1033), của ngài Thi Hộ (Danapala) (Shih-fu: Nanjio,  No. 862) và của ngài Pháp Hiền (Dharmabhadra) (Nanjio, No. 1 037). Tất cả những bản dịch này còn tồn tại và được chỉnh sửa cẩn thận và xuất bản trong tập thứ bảy và thứ tám của Bộ Đại Chánh Tạng (Taishō Tripiṭaka).

Trong số các bản chú giải tiếng Hán, bản của Ch’I k’uei là bản được đánh giá cao nhất và lưu giữ tốt nhất. Ở Nhật Bản, nhiều bản chú giải được viết riêng biệt bởi chư Tăng của Shingon-shū (Chân Ngôn Tông); ví dụ như Kūkai, Seisen, Kakuban, Kaiye, Raiyu, Dōhō, Gushin, Gohō, Genshō, Raiyo, Yūgi, Chōei, Ryotai, Eigaku, Jōgon, Ryōjō, Jiun, Ryoko, Tokū và v.v…

Trong số những nghiên cứu hiện đại về tác phẩm, bên cạnh những bản đã được đề cập, còn có Rishukyoō no kenkyū của S. Toganō (hay Nghiên cứu về Adhyardhaśataka).

SHŪYŪ KANAOKA.