ADHIPATI-PHALA

ADHIPATI-PHALA hoặc tăng thượng quả xảy ra liên quan đến sự giải thích về quan hệ nhân quả của phái Sarvastivāda. (Nhất thiết hữu bộ) (AbhK. II, 49 ff.). Các học giả Nhất thiết hữu bộ đã thiết lập một số loại quan hệ nhân quả giữa các pháp (dharrma). Theo đó; trong cách giải thích về tâm pháp, họ cho rằng nhãn căn (cakṣurindriya), vốn được xem như là năng tác nhân (kāraṇa-hetu) sẽ sinh ra nhãn thưc (cakṣurvijñāna), họ gọi kết quả này là adhipatti-phala (tăng thượng quả). Mối liên hệ này không có trong trường hợp giác quan (indriya) hoạt động không hiệu quả. Như vậy, nhãn thức chính là tăng thượng quả của nhãn căn. Điều này cũng xảy ra tương tự  đối với các căn khác. Như vậy, bất cứ kết quả nào xuất hiện từ một nhân tăng thượng thì đó được gọi là quả tăng thượng (adhipati-phala). (Bbh. 102.18 và 130 . 5 ff.).

Trong Mahāyāna Sūtrālaṅkāra (Đại thừa trang nghiêm kinh) của ngài Vô Trước (Asaṅga) có nói về năm quả (phala) của tâm bi (karuṇā), trong đó thành tựu trí tuệ tối thượng (uttamabodhi) là quả tăng thượng (adhipati-phala). Từ bi được cho là hạt giống (bija), từ đó cây giác ngộ mọc lên (tr. 124).

Thuật ngữ adhipati-phala không có trong A Tỳ Đàm của  Thượng Tọa bộ (Theravāda Abhidhamma). Các luận sự của phái này không thích phân tích tiến trình nhân quả thành hai phần nhân (hetu) và quả (phala) một sự phân tích không thể trụ vững trước phép biện chứng của Long Thọ (Nāgārjuna) – nhấn mạnh vào sự kết hợp của một số duyên (paccaya) tạo ra một quả mà họ gọi là paccayuppanna-dhamma (duyên khởi pháp) (Tikap. I, 27).

D. J. KALUPAHANA.