ADHIPATI-PACCAYA
ADHIPATI-PACCAYA, một trong 24 duyên hệ (xem thêm paccaya) trong hệ thống duyên hệ (Paṭṭhāna-naya). Nó nói đến một mối liên hệ mà trong đó yếu tố điều kiện được sử dụng để tác động lên duyên đó, bằng cách tăng thượng. Bởi vậy nó được gọi là adhipati hay tăng thượng duyên. Có hai loại tăng thượng duyên, cụ thể là ārammaṇādhipati-paccaya (cảnh trưởng duyên) và sahajātādhipati-pacaya (đồng sinh trưởng duyên).
Trương trường hợp của cảnh trưởng duyên một đối tượng tâm thực hiện một sự tăng trưởng để tạo ra một trạng thái tâm khác. Đối tượng có thể hoặc là một loại tâm (citta) hoặc một loại tâm sở (cetasika). Nhưng chỉ những đối tượng khả ái và thích hợp nhất mới có thể đóng vai trò trong mối liên hệ này. Do đó, bốn loại tâm được câu hành bởi sân hận (dosa) và si mê (moha), xúc câu câu hành bởi khổ và các tâm sở tương ưng với tất cả những thứ này, không thể đáp ứng được
ārammaṇādhipati-paccaya. Vậy nên, bất kỳ loại loại tâm hay tâm sở nào còn lại đều có khả năng làm sinh khởi dục với vai trò là một yếu tố tăng thượng duyên.
Còn đồng sinh trưởng duyên thì lại nói đến một mối liên hệ mà trong đó một tâm sở sử dụng sự tăng thượng để trợ duyên cho tâm pháp hoặc sắc pháp. Có bốn loại năng lực đồng sinh, cụ thể là dục (chanda), cần (viriya), tâm (citta) và quán (vīmaṃsā). Bốn loại năng lực này được bao hàm trong tăng thượng duyên và chúng thực hiện sự tăng trưởng lên tâm, tâm sở và sắc mà chúng câu thâm. Nhưng có một chút lưu ý là chỉ có một trong bốn yếu tố này tăng thượng trong mỗi một khoảnh khắc sinh khởi.
Y. K.
Tăng thượng duyên này tương ứng với duyên đầu tiên trong sáu duyên, tức là kāraṇa-hetu (năng tác nhân. Liên quan đến tên gọi của duyên này, tiếng Sanskrit gọi là ādhipati-pratyaya; tiếng Hoa gọi là tsêng-shang-yūan, tiếng Tạng gọi là bdag-poḥi-rkyen. Với năng tác nhân (kāraṇa-hetu), đã có nhiều nghiên cứu và tranh luận mang tính học thuật giữa các vị giáo thọ của phái nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda) và duy thức tông (Vịjñānavada). Nói ngắn gọn, vấn đề chủ yếu liên quan đến mối tương quan tương ứng giữa tăng thượng duyên (ādhipati- ādhipati-pratyaya) với năng tác nhân (kāraṇa-hetu) và với sở duyên duyên (ālambana-pratyaya). Sau một cuộc thảo luận dài và phức tạp, Luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra) (fasc. 7, Nanjio, No. 1263) đưa ra kết luận như sau: bản chất tứ đại của ādhipati-pratyaya và kāraṇa-hetu là như nhau, vì vậy bản chất của pratyaya và hetu cũng là tương đương với các đại (sarve harmāḥ). Nhưng dụng của nó thì khác nhau; dụng của nhóm trước mạnh hơn nhóm sau. Năng lực của ādhipati-pratyaya không chỉ phát huy với các triền cái mà còn với những pháp khác, còn dụng của kāraṇa-hetu thì chỉ giới hạn trong việc loại bỏ năm triền cái. Về mối quan hệ của ādhipati-pratyaya và ālambana-pratyaya thì cái trước có phạm vi rộng hơn cáu sau, vì vậy cái trước có thể bao trùm toàn bộ, bao gồm cả saṃyukta-dhamrmas và sahabhū-dharma (pháp câu hữu), còn cái sau thì không thể bao trùm hai pháp này.
Do vậy, cuối cùng trong kinh điển của phái Sarvāstivāda, Bodhisattva-bhūmi (Kinh thập địa), duyên này được định nghĩa như là kāraṇa-hetu (nhân năng tác) (và quả tương ứng là adhipati-phala tức quả được sinh ra do sức tăng thượng của nhân Năng tác; và visaṃyoga-phala tức ly hệ quả)[1]. Tuy nhiên các sự giải thích sau này có chút khác biệt. trong Kinh thập địa, duyên này được định nghĩa như là pratyāya-hetu (BHS. s.v.).
Như đã đề cập ở trên, dụng của tăng thượng duyên được phân làm hai loại, tức là, loại trừ năm triền cái và làm tăng thượng những pháp khác. Theo như quyển thứ 27 của Luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra), năng lực tăng thượng dụng của những pháp khác là đến từ sự kết nối chặt chẽ của duyên này và các yếu tố khác trong thế giới này, còn dụng loại bỏ triền cái thì đạt được là do sự liên kết giữa chúng xa hơn và diễn ra ở thế giới khác.
Sau này, trong Duy Thức Tông (Vijñānavāda), adhipati–pratyaya được xem là một duyên chung pratyaya, có điều trội hơn ba duyên kia. Xem quyển thứ 7 của Thành Duy Thức Luận (Vijñapti-mātratā-siddhi). Trong phái này, những ví dụ cụ thể về duyên này được đưa ra vô cùng chi tiết, ví như có thể tìm thấy trong quyển thứ 5 của Mahāyāna-abhidharma-samuccaya (Trích Yếu Vi Diệu Pháp Đại Thừa). Để biết thêm chi tiết thì tham khảo ĀDHIPATEYYA.
Hơn nữa, trong giáo lý Tịnh độ ở Trung Quốc do tổ Shan-tao (Thiện Đạo) thành lập, pratyaya này được định nghĩa là năng lực của Đức Phật Di Đà mà nhờ đó tất cả chúng sinh được tiếp dẫn về Tịnh độ, cõi giới của Ngài. Lý tưởng này đã được chấp nhận và giải thích chi tiết trong Phật giáo Tịnh độ của Nhật Bản.
S. K.