ĀDHIPATEYYA SUTTA

ĀDHIPATEYYA SUTTA là một bài kinh nằm trong Devadūta Vagga (Phẩm Thiên Sứ) của Quyển Ba (Tika-nipāta) trong Tăng Chi Bộ Kinh (Aṅguttara Nikāya) (I, 147-50) nói về ba loại tăng thượng có được do tự thân (attādhipateyya) do thế gian (lokādhipateyya) và do truyền bá chánh pháp (dhammādhipateyya).  Không một loại nào xem ‘cái tôi’ như là chủ thể trong ‘bản kinh Pali chi tiết’ này (C. A. F. Rhys Davids : JRAS. 1933, pp. 329-34). Với loại quyền đầu tiên không phải của bản thân mà là của tự  thân, trong sự làm chủ của tâm, đó là sự tự chủ. Ý nghĩ về bản ngã (atta) được giới thiệu là yếu tố chủ quan, đối lập với thế giới bên ngoài (loka) là yếu tố khách quan, khi xem xét yếu tố này một vị tăng sẽ nỗ lực để an định thân tâm của mình.

Sự tự chủ (attādhipateyya) có được bằng cách suy ngẫm về sự không thỏa đáng khi theo đuổi những ham muốn của thân và tâm sau khi đã từ bỏ cuộc sống trần tục. Khi sự tỉnh thức có mặt, nó sẽ sinh khởi cảm giác hổ thẹn (hiri) và khiến vị ấy từ bỏ ác pháp và trau dồi thiện pháp.

Sự làm chủ mình trước những điều tiếng thế gian (lokiādhipateyya) được tạo ra bởi sợ hãi những lời đàm tiếu bên ngoài về đời sống phạm hạnh của một người, hay sợ hãi dư luận. Do sợ hãi bị chỉ trích (ottapa) mà vị ấy sống đời phạm hạnh cao thượng.

Sau cùng, việc nuôi dưỡng điều thiện, từ bỏ điều ác và và giữ gìn sự trong sạch hoàn toàn có thể bắt nguồn và chi phối bằng sự tôn kính chánh pháp (dhamrnadhipateyya), đức Thế Tôn đã tuyên bố rõ ràng cách để pháp được hiệu quả ngay trong đời này, bất luận là cơ hội nào, là phải  nghiên cứu thâm sâu, có chí hướng thượng và tinh tấn nỗ lực để lĩnh hội được thật trí.

H. G. A. v. Z.