ĀDHIPATEYYA

ĀDHIPATEYYA, đôi khi được tìm thấy ở dạng ādhipacca, có nghĩa là quyền lực tối cao, từ adhi + pati: vượt quá. Quyền lực tối cao này vượt xa quyền lực bình thường ở con người và được gọi một cách đúng đắn là siêu phàm (issarādhipaccaṃ: A . II; 205.; dibbena ādhipateyyena : D. III, 146 ; A . III, 33). Quyền năng siêu phàm này có ở các vị vua và các vị Chuyển luân vương, người nắm quyền cao nhất giữa các bộ tộc (kulesu paccekādhipaccaṃ: A . III, 76).

Dù vậy, có được quyền lực tối cao của một vị vua hay một vị Chuyển luân vương thì có thể cho ba mẹ được thọ hưởng sự sung túc, nhưng vẫn không thể báo đáp được ân đức sâu nặng của cha mẹ (A . I, 62). Bởi vậy suy cho cùng thì ngay cả một vị tiểu vương, người cũng có uy quyền tột bực như vậy (issariyādhipaccaṃ) và một vị đại đế thống trị cả bốn châu lục, cũng vẫn chưa thoát khỏi việc bị tái sinh vào những cảnh giới thấp, hay thoát khỏi sự đau khổ (S. V, 342) .

Dù có cai trị hơn mười sáu lãnh thổ (solahamahājaan-pāda) cũng không có phước báu bằng một phần mười sáu phước báu của việc giữ tám giới trong ngày bát quan trai (A. I 213 – 4 ; IV, 252). Và một điều đáng thương là dù làm chủ cõi người cũng không thể so sánh với phước lộc của cõi chư thiên (loc. cit.).

Bậc quân vương (ādhipateyya) duy nhất đáng được tán thán phải là người có giới hạnh, có được uy thế chủ yếu do sự tự chủ (attādhipateyya), do sống có tàm quý (lokādhipateyya), và do có mong muốn được tôn vinh chánh pháp (dhammādhi-pateyya : A. I, 147 – 9 ; Vism. i, § 34, p . 1 2). Sự tự chủ được là do có lương tâm ngay thẳng, không làm việc xấu hổ trái với lương tâm (hiri); và sợ bị mọi người chỉ trích, phê bình nên vị ấy không làm những điều đáng bị chỉ trích (ottappa: DhsA. 125). Trong ba ưu thế này, không còn chỗ cho ác hạnh, thiện hạnh được tăng trưởng và đạt được thanh tịnh hoàn toàn.

H. G. A. v. Z.

 

Từ ghép tương ứng bên Sanskrit là thuật ngữ aupacayika, có nghĩa là ‘tác động hoặc nhân tố nổi trội’ hoặc ‘dựa trên sự tích lũy’. Nó được dịch ra tiếng Hán là ‘tăng thượng’ nghĩa là ‘tăng thêm’, hoặc ‘uy thế’, còn Tạng ngữ thì dịch là rgyas-pa-las-ḥbyuṅ-ba, có nghĩa là ‘bắt nguồn từ sự gia tăng’.

Nói chung, những thuật ngữ này hiện nay có nghĩa tương ứng là ‘thượng quyền’ hoặc ‘uy quyền’. Thực tế thì thuật ngữ này được sử dụng theo nhiều cách, tương ứng với nghĩa phổ biến là ‘quyền lực’ hoặc ‘quyền thế’.

Sự phân loại từ này theo nghĩa chính xác được thực hiện bởi những nỗ lực của các luận sư của phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hoặc phái Tỳ Bà Sa (Vaibhāṣika) và được sử dụng và giải thích  bởi phái Duy Thức Luận (Vịñānavāda). Những sự phân loại này có vẻ phức tạp và mang tính học thuật, nhưng kiểm tra kỹ hơn thì sẽ dễ dàng nhận thấy tất cả các sự phân loại này đều có thể chia thành hai phần. Một là tự tăng trưởng quyền lực, phần kia là nguyên nhân khiến tăng trưởng quyền lực và quyền thế. Tuy nhiên, nghiêm túc mà nói ādhipateyya or aupacayika chỉ là nghĩa trước đây, còn sau này nó mang nghĩa là adhipati-paccaya (tham khảo thêm).

Có thể nói rằng việc phân loại nghĩa của quyền lực bắt nguồn từ những nghiên cứu của các luận sư phái Tỳ Bà Sa (Vaibhāṣikas), và chúng được các luận sư Duy Thức (Vijñānavādin) nỗ lực giải thích cặn kẽ và chi tiết hơn. Trong Luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra) (fasc. xxi: Nanjio, No. 1263) có đề cập đến ba loại tăng thượng (upacayika), tức là, tự tăng thượng, thế tăng thượng, và pháp tăng thượng. Loại đầu tiên là uy thế của tự thân hoặc do sự nỗ lực mà có. Loại thứ hai là do sự chê bai khiển trách của người đời mà có. Loại thứ ba là do niềm tin vào chân lý và chánh pháp mà có.

Sự giải thích trên đây chủ yếu đề cập đến sự khác biệt của sự tăng thượng. Còn có một sự phân loại khác được đưa ra dựa trên sự khác biệt của sự tăng thượng tùy theo phương tiện hoặc khả năng của chúng sanh (22 loại indriya). Bảy loại ādhipateyya được đưa ra dựa trên sự khác biệt về  indriyas bao gồm: chu-tsêng-shang hay khả năng nhận thức của mắt, tai, v.v. ; shêng-tsêng-shang sinh tăng thượng hay khả năng sinh sản của cả nam lẫn nữ; chu-tsêng-shang, nghĩa đen là trú tăng thượng, hay khả năng duy trì thọ mạng của hóa thân trong kiếp người; shou-yung tsa-jan-tsêng-shang hay khả năng của tưởng hoặc dục, ching-chêng-tseng-shang hay khả năng hoặc hạnh nguyện được giải thoát tien-tseng-shang hay nghiệp của hiện kiếp; chih-shou-tseng-shang hay năng lực của tứ đại (mahābhūta) trong sự phân loại sắc pháp (rūpa).

Ngoài những mục này, một vài sự phân loại khác được cho là giáo lý nổi bật được tìm thấy trong giáo pháp của Duy Thức Tông (Vijjñānavāda).

S. K.