ADHIMUKTI-CARYĀ-BHŪMI

ADHIMUKTI-CARYĀ-BHŪMI, một trong 7 (hay 12) cảnh giới của bồ tát, hoặc địa đầu tiên trong lục địa của bồ tát (Bodhisattva-bhūmi, được biên tập bởi U. Wogihara, 84 . 23), hoặc địa thứ hai trong thất địa (367. 4). Edgerton dịch từ này như là  ‘địa nhiệt hành’ và dịch từ adhimukti-caryā là ‘sự hành trì được quyết định bởi lòng nhiệt thành (với tôn giáo). Ví dụ, ông đề cập đến Sūtrālaṅkāra, I, 13 (Kinh Lăng Già) và trích dẫn cách giải thích của S. Lesvi rằng đó là ‘thúc đẩy niềm tin’ (chú giải I). Nhưng theo sự giải thích và cắt nghĩa của các luận sự Trung Quốc và Tây Tạng thì từ này không mang nghĩa như trên. Chữ này trong tiếng Hán được dịch là Giải Hành Địa (chieh-hsing-ti), với nghĩa đen là giai đoạn hành bằng sự hiểu hoặc sự lĩnh hội. Trong tiếng Tạng nó được dịch là mos-pa spyod-paḥi sa hoặc địa hiểu và hành

Như đã biết, giáo pháp về các giai đoạn tu tập của một vị bồ tát đã được phát triển từ hình thức nguyên thủy. Theo như Bồ Tát Địa (Bodhisattva-bhūmi) thì địa này không nằm trong thập địa (daśabhūmi) của một vị bồ tát mà là một địa sớm hơn, hoặc cũng có thể tương ưng với một vị bồ tát tam địa (tribhadra bodhisattva). Trong chương thứ ba của Bồ Tát Địa có nói như sau: Vị bồ tát đến Giải Hành Địa (adhimukti-caryā-bhūmi) sẽ hành (caryā) với tín nguyện (adhimukti); vị bồ tát đến Tịnh Thắng Ý Lạc Địa (śuddhādhyāśayabhūmi) sẽ hành với tâm thanh tịnh. Trong chương 9 của Bồ Tát Địa cũng nói rằng khi một vị bồ tát giác ngộ bằng tín giải nhưng vẫn chưa đến Tịnh Thắng Ý Lạc Địa, vịa ấy được gọi là một vị adhimukti-caryā-bhūmi (bồ tát Giải Hành Địa). Tóm lại, đây là giai đoạn vị bồ tát phải dùng trí năng để phát triển tâm mình.

Ngoài những điều này còn có hai điểm khác đáng lưu ý. Một là địa này tương ưng với việc thành tựu tín giải. Trong Mahāyāna­śraddhotpāda-śāstra (Đại thừa khởi tín luận) từ adhimukticaryā śraddhotpāda (Giải Hành Khởi Tín) được đề cập đến. Điểm đáng lưu ý khác là địa này tương ưng với 2 trong 5 địa của Duy thức tông (Vijñānavāda), tức là sambhāra-mārga (tư lương đạo) và prayoga-mārga (gia hạnh đạo) của một vị bồ tát. Nó cũng được đề cập trong Thành Duy Thức Luận (Vijñapti-mātrasiddhi) (Taishō, No. 1585 ; cp. Nanjio, 1 1 97).

S. K.