ADHIMOKKHA (Sanskrit adhimokṣa)
ADHIMOKKHA (Sanskrit adhimokṣa) thắng giải hay quyết định. Thuật ngữ bắt nguồn trực tiếp từ adhi và gốc là muc (muñcati), có nghĩa là giải phóng, từ bỏ vị trí hiện tại để tiến đến một hướng mới. Bởi vậy thắng giải này sẽ bao hàm nghĩa sẽ dẫn tới giải thoát (vimokkha), dù với sự chú thích này thì nó cũng được xem như là một hành nguyện ba la mật (adhiṭṭhāna-pāramī).
Trong chức năng cơ bản của mình, thắng giải được tìm thấy nhiều ở thân, khẩu và ý, bởi vì không có phán đoán quyết định thì sẽ không sinh khởi hoạt động mới. Do vậy adhimokkha là một trong sáu tâm sở biệt cảnh (pakiṇṇakā) sẽ khiến cho một ý niệm sẽ là thiện, bất thiện hoặc vô ký. Bản chất của nó là không thiện không ác, nhưng tùy thuộc vào thiện hay bất thiện mà sinh ra tâm thiện (kusala citta) hay tâm bất thiện (akusala citta).
Adhimokkha ngụ ý là thoát ra khỏi trạng thái lưỡng lự của tâm giữa hai hành động. Nhưng cho dù nó là một tâm sở (cetasika) sẽ chọn lựa đi kèm với nhận thức này hoặc kia, nó vẫn không thể được gọi là yếu tố quyết định khi cần quyết định một điều gì đó. Sự phán đoán vẫn chưa hình thành cho tới khi quá trình suy nghĩ có khái niệm tổng hợp từ các bộ phận khác nhau (samudāyaggahaṇa) và phân loại sau khi kết nối chúng (sambandha) với các điểm hoặc ý niệm thông thường. Sự tách biệt này là quá trình phán đoán (vinicchaya) và hoàn thiện hành động thuộc nhận thức bên ngoài.
Quyết định (voṭṭhappana) hoặc sắp xếp dữ liệu phán đoán này là một giai đoạn trong quá trình nhận thức. Nhưng adhimokkha chỉ là một yếu tố góp phần giải quyết sự do dự, sự do dự này có thể đã sẵn có trong bất kỳ quá trình nhận thức thuần túy nào mà ở trong đó lần đầu xuất hiện một đối tượng chưa được biết đến, và do vậy sẽ không có bất kỳ sự so sánh hay đối chiếu nào ở đó, cũng tương tự trường hợp quyết định giữa hai đối tượng đã rõ biết. Cùng lắm nó chỉ là một trong những yếu tố nổi bật trong quá trình phán đoán, nhưng tự nó không phải là sự phán đoán.
Bản chất của nó trong sự quyết định được thể hiện rõ khi vắng mặt trong trạng thái tâm bị tâm sở hoài nghi (vicikicchā-cetasika) chiếm ưu thế. Cả hai vicikicchā và adhimokkha không thể cùng nhau có mặt, hoặc là cái này, hoặc là cái kia. Vì sự hoài nghi sẽ khiến tâm bị dao động, nên cách tốt nhất là ra khỏi trạng thái đó và tự mình hành động để đưa ra quyết định theo cách riêng, tuy nhiên vì không nhận thức rõ bản chất phức tạp của hành động đó, nên điều này sẽ được dành cho
tâm để có được quyết định đúng đắn. “Với sự vắng mặt của hoài nghi, quyết định sẽ sinh khởi (vicikicchāya-abhāvena pan’ettha adhimokkho appanjjati : Vism. xiv, § 178, pp. 398 f.). Nhưng quyết định có thể kết hợp được với sự dao động (uddhacca). Và như vậy hai trạng thái tâm này có nguồn gốc từ si (mohamūla), điều này sẽ đưa đến một trong hai quyết định, hoặc là bối rối, hoặc là do dự, sự khác biệt của chúng cũng nằm ở chỗ có mặt hay vắng mặt quyết định tương ứng (adhimokkha). Người ta nói rằng nhờ có quyết tâm nên định sẽ mạnh hơn trong trạng thái tâm dao động (addhacca-sampayutta: loc. cit).
Đến với các định nghĩa mô tả về bản chất của adhimokkha, một mặt chúng ta thấy rằng quyết tâm là hành động đã được xác quyết (adhi-muccana) về một đối tượng, chứ không phải chỉ là tin tưởng (VismA. 489). Nó có đặc tính của sức thuyết phục (sanniṭṭhāna-lakkhaṇa: Vism. xiv, § 151, p. 395). Mặt khác, quyết tâm được cho là niềm tin. Bởi vì niềm tin mạnh mẽ phát sinh trong một người như vậy, kết hợp với tuệ giác trong sự tin tưởng cực độ của ý thức và các điều kiện sinh khởi cùng với nó.
Thêm nữa, việc một cá nhân có được tín căn hay không phụ thuộc vào tính cương quyết, vì dù trong thiền định một người hiểu rất rõ rằng mọi thứ do duyên hợp mà thành thì đều vô thường, đều khổ não và vô ngã, khi đang trong quá trình tu tập và thiền quán về vô thường, “ba đặc tính này” đều cần có tín căn, bởi vì nhờ đó họ đạt được sự bất thối chuyển (tayo pi jana adhimokkhabahulā honti, saddhindriyaṃ paṭilabhanti : ibid. xxi, § 89, p 568).
Sự mâu thuẫn rõ ràng này của adhimokkha được mô tả như là sức thuyết phục và sự tin tưởng, được giải thích rõ ràng trong Dhammasaṅgaṇi và chú giải của nó (Atthasālinī), tín căn (saddhindriya) được giải thích là một niềm tin bất thối (sadda-kānā), như là một niềm tin kiên định (okappanā) và như là một niềm tin thanh tịnh (abhippasāda), ví dụ như một sự phát triển đi từ niềm tin cho đến sự xác tín (Dhs. 12 ; DhsA. 1 45).
Có một điều khác thường nhưng thú vị liên quan đến adhimokkha trong Vibhaṇga (165), trong đó nó thay thế thuật ngữ quen thuộc là ‘chấp thủ’ (upādāna) biểu đồ về duyên khởi (paṭicca-samuppāda): do có cảm thọ nên ái sinh khởi, do có ái mà quyết định sinh khởi, do có quyết định mà sự hiện hữu sinh khởi (vedanā-paccayā taṇhā, taṇhā- paccayā adhimokkha, adhimokkha-paccayā bhavo, v.v.). Bản chú giải Vibhaṇga (Samoha-Vinodanī, p. 209) thì không giúp ích được nhiều nhưng có đưa ra một đề nghị về sự thay thế này: Không một sự chấp thủ nào có thể sinh khởi do ái khi tâm đã hết sạch tà kiến (diṭṭhivippayuttesu taṇhāpaccayā upādānaṃ n’atthi) và do đây mà thuật ngữ chấp thủ đã bị thay thế bằng sự xác quyết (upādānaṭṭhāne upādānaṃ viya daḷhanipātinā adhimokkhena padaṃ pūritaṃ). Theo như chú giải thì sự thay thế này diễn ra không chỉ trong các tiến trình tâm đã hết tà kiến như đã nêu ở trên, mà còn trong các tâm sở đi kèm với khổ não (domanassa-sahagata), khi tham ái (taṇhā) được thay thế bằng sân hận (paṭigha), và trong các trạng thái tâm đó liên hợp hoặc với nghi (vicikicchā-sampayutta hoặc với trạo hối (uddhacca- sampayutta, trong những trường hợp đó tham ái (taṇhā) được thay thế bằng hai thuộc tính đó một cách tương ứng. Điểm thú vị ở đây là quyết định (adhimokkha) được đưa ra tùy thuộc vào những điều kiện khác nhau được tạo ra bởi tham ái (taṇhā) và sân hận (paṭigha), nhưng không cùng tồn tại với nghi hối (vicikicchā) và trạo cử (uddhacca).
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là thuật ngữ adhimokkha hầu như không bao giờ được sử dụng trong các bản kinh điển cũ, khi mà trong Bộ Phân Tích Đạo (Paṭisambhidāmagga) thuật ngữ này được sử dụng gần như đồng nghĩa với saddhindriya, tức tín căn (Ps. I, 16, 19, 1 1 6 ff. ; II, 26, 84, 86, 88, 216).
Trong Kinh Anupada (M. III, 25-8) chúng ta tìm thấy adhimokkha trong số mười sáu pháp đi kèm của trạng thái sơ thiền (jhāna), tất cả những phẩm chất này được Đức Phật nói về Ngài Sariputta. Tương tự như vậy, trong sự mô tả về nhị thiền, tam thiền và tứ thiền của thiền sắc giới (rūpa-jhāna), quyết tâm (adhimokkha) được tìm thấy cùng với các pháp đi kèm thông thường, dục (chanda), tinh tấn (viriya) và những điều khác. Và cũng tương tự như vậy ở các tầng thiền của vô sắc giới (arūpa-jhāna), của không vô biên xứ, thức vô biên xứ và vô sở hữu xứ.
Nhưng trong sự vi tế nhất của phi tưởng phi phi tưởng và diệt thọ tưởng định (saññā-vedayita-nirodha) thì cái thấy về nhận thức cũ giờ đây đã thay đổi, vì nó không còn trạng thái thích hay ghét. Không cần thêm một sự xác quyết nào vì tâm dập tắt hoàn toàn những cảm thọ và suy tưởng (vippamutta) và tâm sở cũng vậy (vimariyādikata cetasa), không còn sự an trú hay tăng trưởng nào cao hơn.
H. G. A. v. Z.