ADHIKARAṆNA-VASTU (Tih Rtsod-paḥi-gzhi)
ADHIKARAṆNA-VASTU (Tih Rtsod-paḥi-gzhi), phần thứ 16 của Vinaya-vastu (Tỳ nại da sự) (Hdul-ba-gzhi) trong Dulva (Tạng Luật của Tây Tạng), phần này có lẽ thuộc về phái Căn bản Nhất Thiết Hữu Bộ (Mūla Sarvāstivāda) (A. C. Banerjee, Sarvāstivāda Literature, 80). Nó xuất hiện trong Vol. Ga. Fios 365b-481b của ấn bảng Snarthang và trong danh mục 222a-255b của ấn bảng Sde-dge. Nó nói về những sự kiện đưa đến việc thành lập Ni chúng và còn có câu chuyện của Mu-tig-can, con gái của một vị vua Tích Lan, là người đã gửi các thương nhân mang đến cúng cho đức Phật một biểu tượng cùng những câu kệ tán dương đời sống thoát tục những nét cơ bản về giáo Pháp của Ngài. Nhưng mục đích chính của phần này là giải thích các điều luật để giải quyết tranh cãi cho chúng Tăng. Vì vậy, nó tương ưng với mục Dứt Tranh Chấp (Samathakkhandhaka) của Tiểu Phẩm Pali (Cullavagga). Thuật ngữ Adhikaraṇa-vastu xuất hiện trong Danh Nghĩa Đại Tập (Mahāvyutpatti, 9115) nhưng phần này lại không được tìm thấy trong thủ bản Gilgit Manuscripts.
Số mục để dứt tranh chấp là 7, cũng tương ưng với Pali, và nội dung cũng tương đồng (xem chi tiết ở ADHIKARAṆA). Thuật ngữ tiếng Tạng tương ứng là Mṅon-sum-du-hdul-bar-hos-pa (sammukhā-vinaya); Dran-pas-hdul-bar-hos-pa (smṛti-vinaya); Ma-myos-par-hdul-bar-hos-pa (amūḍha-vinaya); Gaṅ-tshul-śin-man-po-sbyin (yadbhūyasikīya); Deḥi-ṅo-boñid-tshol-du-gzhug-bar-hos-pa (tatsvabhāvaṣīya); Rtsba-bkram-pa-lta-bur-hos-pa (tṛaprastāraka); Khas-blaṅs-bar-hos-pa (pratijñākāraka) (ibid. 236 ff.).
C. W.