ADHIGAMA

ADHIGAMA biểu trị sự chứng ngộ (adhi + gacchati). Từ đây vị ấy sẽ thành tựu được thiện pháp (kusala dhamma: D. I, 224), được thật trí và sai biệt trí (vivesa: D. I, 229), chứng được Niết bàn (Nibbāna) (S. I, 22) và vô sinh (amatpada: Pvu. iii, 7). Đôi khi, ngay cả quá trình tu học, tức là tự học, cũng như kiến thức hoặc thông tin thu được cũng được hé lộ, do đó:  Một người nên tăng trưởng……… kiến thức về kinh điển và thiền định (āgamādhi-game……vaḍḍhitabaṃ: Miln. 388). Người ta cũng nói rằng sự suy tàn trong việc đạt được trí tuệ bằng việc thấu hiểu pháp là một trong những lý do khiến giáo pháp biến mất, bởi vì nếu không có sự chứng ngộ thì ngay cả khi một người có giới cũng bị lệch lạc, do đây mà nếu không thấu rõ được pháp thì việc giữ giới cũng sẽ biến mất (ibid. 133-4).

Chứng ngộ thường được hiểu là sự tiến triển của một tiến trình tu học, không phải đạt được chân lý sau cùng, mà chỉ là một sự chứng ngộ ở mỗi giai đoạn. Và do vậy, sự chứng ngộ thường đối lập với sự suy tàn. Do đây phải tinh tấn để được thành tựu, để chứng được những điều chưa chứng, để nhận thấy những gì chưa nhận thấy (appattassa pattiyā, anadhigatassa adhigamāya, asacchikatassa sacchikiriyāya: D. III, 255; A. II, 148; IV, 332; S. I, 217; II, 29) như là căn bản của sự tỉnh thức (akusīta vatthu), một sự thành tựu trong chính nó.

Nhưng tất nhiên sự chứng ngộ cao nhất và viên mãn nhất, chứng đắc Đạo Lý, là tri giác như thật, là chứng đắc quả vị A-la-hán (arahattaphalādhigaman-anuttaraṃ: Miln. 358), trong số các thành tựu đây là thành tựu cao nhất mà một người có thể chứng ngộ trong cõi giới này (loke adhigama-vipulavara sampattiyo: ibid. 362).

H. G. A. v. Z.