ADHICITTA

ADHICITTA, sự tiến triển của tâm thức trong quá trình thực hành thiền chỉ và thiền quá. Trong quá trình tăng thượng tâm này (adhicittaṃ-anuyutto: A. I, 254), vị này khám phá ra sự nhiễm ô trong thân, khẩu và ý, từ bỏ chúng và sống chánh niệm tỉnh giác để những cấu nhiễm ấy không sinh khởi. Và trong sách còn cho rằng (A. I, 256) khi một vị Tỳ kheo nhiệt tâm vào quá trình thực hành tăng thượng tâm phải đi kèm với những đặc tính khác của thiền định với việc thực hành miên mật, hay tinh tấn (paggāha), giãi đãi, và hành xả (upekhā), không để tâm thu hẹp hay mở rộng. Nếu chỉ chuyên chú đến việc thực hành tăng thượng tâm sẽ có thể đưa đến giãi đãi; nếu dụng tâm quá mức sẽ có thể dẫn đến thất niệm, còn nếu cứ mãi chuyên chú vào thực hành tâm xả sẽ có thể phá vỡ trạng thái cân bằng trong việc thực hành để diệt trừ lậu hoặc (āsava). Nhưng dành sự chú tâm hợp thời và đúng hướng sẽ giúp tâm được nhạy bén, tỉnh giác và không trì trệ và giúp duy trì được trạng thái định để diệt trừ các lậu hoặc. Và bất kỳ điều gì mà vị ấy được liễu tri, đều có khả năng giúp vị ấy tự mình chứng ngộ chân lý.

Tăng thượng tâm (adhicitta) thường được thực hành kết hợp với tăng thượng giới (adhisīla) và tăng thượng tuệ (adhipaññā), để hoàn tất quá trình tam học (sikkhā), bao gồm giới học (sīla), định học (samādhi) và tuệ học (paññā). Bộ ba này thường được nói đến trong tạng Luật (Vinaya) (ví dụ I, 70); (III, 23) và nhiều bài kinh khác (D. I, 181; D. III, 219; A. I, 299, S. III, 83; v.v.). Cả quá trình tăng thượng tâm là phần giới được chú trọng hơn cả, điều này sẽ giúp vị ấy được an tịnh hơn sự hỗn loạn trong tâm của người thường (puthujjana). Nó là trạng thái định của một vị Tỳ kheo, sau khi vị ấy ăn rồi rửa sạch tay và chân, ngồi xếp bằng để thực hành quá trình tăng thượng tâm (sudhotahatthapādaṃ manuññaṃ bhojataṃ bhuttāviṃ sītāyā chāyāya nisinnaṃ adhicitte yuttaṃ: M. I, 451).

H. G. A. v. Z.