ADHAMMA (1) sự phủ nhận của pháp (phi pháp). Hai thuật ngữ thường xuyên được dùng cùng nhau với ý tương phản như là thiện và ác: hành động ác dẫn tới địa ngục, hành động thiện đưa đến hạnh phúc (adhammo nirayaṃ neti, dhammo pāteti suggatiṃ: Thag. 304).

Phi pháp (adhamma) còn được dùng để chỉ sự đối lập với pháp (dhamma) trong nghĩa thuận với pháp và trái với pháp, cùng với tuân theo giới luật và làm trái giới luật, khi pháp không được thực hành đúng đắn (adhamma) và không tuân thủ giới luật (avinaya) xảy ra, sẽ đưa đến chia sẽ tăng đoàn (ví dụ trong A. V, 73).

Khi cho rằng dục vọng là phi pháp (adhamma rāga) thì nó sẽ đồng nghĩa với lửa dục (visama lobha: D. III, 71). Về mặt trạng từ nó cũng thường xuyên có nghĩa là bất chánh (adhammena: ví dụ ở S. I, 57) hoặc phạm giới luật, (ví dụ Vin. IV, 37), không đúng, sai quấy. Một người mà bị la mắng oan (adhamma-cudita44) thì không có gì phải ăn năn, nhưng kẻ la mắng không đúng sự thật kia (adhamma-codaka) thì có năm lý do để ăn năn (A. III, 196-7).

Trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhinā-vibhaṅga Sutta) (M. III, 257) adhamma cũng được dùng đồng nghĩa với pāpadhammadussīla: xấu xa và đồi bại; còn trong Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống (Cakkavatti-Sīhanāda Sutta) (D. III, 61), trong số những trách nhiệm của một vị Chuyển Luân Thánh Vương, trách nhiệm cao quý nhất là không để cho bất thiện pháp lấn lướt thiện pháp (mā te vijite adhammakāro pavattittha).

Một người mà lầm chấp pháp là phi pháp thì đó là kẻ ngu, nhưng người thấy được phi pháp là phi pháp (adhamme adhammī: A. I, 85) được cho là người trí. Người trí sẽ quở trách khi một người bất hiếu (tạo nghiệp bất thiện) với cha mẹ của họ (adhammacariyāya mātāpitūsu paṇḍita…garahanti: A. II, 5); và những người đắm chìm trong dục lạc là những kẻ bị ác nghiệp dẫn dắt (adhammagāravā: A. II. 19).

 

ADHAMMA (2), một vị Thiên của cõi dục giới (kāṃa-loka), là tiền thân của Đề Bà Đạt Đa (Devadatta). Vào ngày rằm, anh ta đi đến chỗ người đánh xe tên Adhammayāna và khuyên bảo người dân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Jambudīpa) thực hành 10 nghiệp bất thiện. Có một vị Thiên khác tên Dhamma (là đức Bồ Tát), vị này thường khuyến khích mọi người hành 10 nghiệp thiện. Một lần nọ, hai cỗ xe ngựa đụng phải nhau khi đang đi ngược hướng nhau, vẫn đang ngồi trên xe, họ đã có một cuộc tranh luận về việc ai mới là đúng. Cuối cùng Adhamma đã rơi khỏi xe ngựa và đâm đầu thẳng vào địa ngục (Dhamma Jātaka: J. IV, 100-3).