ADEPT (asekha)
ADEPT (asekha), một bậc mà không cần phải huấn luyện tâm nữa (từ sikkhati) và còn gọi là Bậc Vô Học, thường để chỉ các vị A-la-hán. Vị này đã phá bỏ được năm triền cái (nīvaraṇa, q.v.) của tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, và nghi; tại đây vị này sở hữu năm đặc tính của một vị vô học, gồm có giới của vị ấy, định, tuệ, tâm và tuệ giải thoát, và tri kiến của một vị thánh (S. I, 99). Trong phần Luật Đại Phẩm (Vinaya Mahāvagga) (I, 62) năm đặc tính này cũng là yêu cầu đối với một vị tăng, nếu vị ấy nhận một Sa di trong tăng đoàn làm đệ tử thì phải truyền dạy những điều này cho chú Sadi và cho chú làm thị giả. Trong chương này cũng có nói đến vài nhóm với năm đặc tính để trở thành một vị thầy. Do vậy, ngoài những đặc tính giúp vị ấy trở thành một bậc vô học, vị ấy còn phải có tín lực, tàm lực, quý lực, tinh tấn lực, tuệ lực; vị ấy còn phải có giới, định, chánh kiến, chánh tri; vị ấy còn phải biết rõ khi nào hành động tạo tác nào là phạm giới, và khi nào không, khi nào phạm trọng giới, khi nào phạm giới nhẹ, và còn phải xuất gia làm một vị Tỳ kheo ít nhất mười năm.
Không còn làm một bậc hữu học, một vị Tỳ kheo khi tịch diệt sẽ ra khỏi sinh tử, vị ấy đã thành tựu giới định tuệ (silā-samādhi-paññā) và giờ đã trở thành một bậc vô học (asekha: II. 51).
Trong Chúng tập Kinh Phúng tụng (Saṅgīti suttanta) (D. III, 218) có nói về ba loại người mà không giải thích: bậc trí, bậc thánh hữu học (sekha), bậc vô học hay bậc thánh A-la-hán (asekha), và phàm phu, tức là người bình thường hoặc người phàm tục (puthujjana). Sự phân biệt này được lặp lại trong Bộ Nhân Chế Định (Puggala Paññatti) (I, 23-5). Bảy loại hữu học được gọi là những người vẫn còn giữ giới vì dứt trừ sự sợ hãi, trong khi bậc thánh vô học đã chứng quả vị A-la-hán thì đã hoàn toàn nhổ tận gốc rễ của sự sợ hãi, bởi vậy họ không còn phải cố giữ giới vì sợ phạm giới nữa (abhayūparato: ibid. 11-12).
Sự phân biệt rõ ràng giữa một vị thánh hữu học (sekha) và một vị thánh vô học (asekha) được ngài Buddhaghosa chỉ ra là: khi liên hệ đến giới của bốn thánh đạo thì ba thánh quả đầu tiên là thuộc về bậc hữu học, còn quả cuối cùng, tức quả vị A lan hán là thuộc về vị thánh vô học (Vism. I, § 37, p. 12).
H. G. A. v. Z.