ADBHUTA-DHARMA-PARYĀYA
ADBHUTA-DHARMA-PARYĀYA, một bản kinh hiện còn bản Hán ngữ và Tạng ngữ.
Có ba bản dịch tiếng Hán, cụ thể là Kinh Vị Tằng Hữu do ngài Huyền Trang sống vào đời Đường khoảng năm 649 SCN dịch (Nanjio, 261; Taishō, 689), Wei-ts’eng-yu-ching do một dịch giả không được đề cập tên sống vào thời Đông Hán (25-220 TCN) dịch (Nanjio, 260; Taishō, 688), và chương đầu tiên của Wu-shang-i-ching hay Vô Thượng Y Kinh quyển thượng do ngài Chân Đế (Paramārtha) sống vào triều Lương 502-56 SCN (Nanjio, 259; Taishō, 669).
Bảng Tạng ngữ là Ḥphags-pa rmad-du byuṅ-ba shes-bya-baḥi chos-kyi rnam-graṅs thuộc Tạng kinh Kangyur. Jinamitra và Surendrabodhi người Ấn Độ và Ye-śes sde người Tạng dịch. Nó nằm ở cả hai nhà xuất bản Sde-dge và Peking (TM.319; Ōm. 985). Danh mục ōtani cho chúng ta thấy một sự tương đồng ở cả hai bản dịch tiếng Hán và hai bảng Tạng ngữ thuộc hai nhà xuất bản như sau:
Tiếng Tạng: |
NXB Peking NXB Sde-dge |
203a6-206a7 Khổ Sa 194a1 – 196b7 |
Tiếng Hán: |
Ngài Huyền Trang dịch Ngài Chân Đế dịch |
782a-783ult. 781a-782cult. |
Tựa đề ban đầu của bản dịch có khả năng đến từ bản dịch tiếng Tạng vì trong đây thay vì dùng chữ sūtra họ lại dùng chữ nāma. Bởi vậy, ở đây chỉ có phần thân của tiêu đề, cả hai chữ nāma và chữ đầu tiên là Ārya cho đơn giản hơn.
Bản kinh này đại biểu cho tư tưởng Đại Thừa hoặc Duy Thức Tông. Bản dịch thứ ba trong Hán ngữ thường được trích dẫn trong các luận thuyết của ngài Thế Thân (Vasubandhu) và An Tuệ (Sthiramati) và đã giúp hình thành nên học thuyết về Tam thân (Buddhakāya) và về Phật tánh (Buddhatā).
Theo như bản kinh này thì chỗ nương dựa cùng tột của hết thảy mọi chúng sanh là Như Lai tạng vốn không sanh, không diệt và hiện hữu bên trong mỗi chúng sanh. Để hiểu được bản chất thực sự của giác ngộ hay bồ đề (bodhi), bản kinh đưa ra ý tưởng rằng bản nguồn tâm thanh tịnh cũng chính là phiền não và chân lý (phiền não tức bồ đề – ND). Tóm lại, ý chính của bản kinh là đồng nhất giữa bản chất với hiện tượng và giữa thánh với phàm.
S. K.