ĀDARŚA JÑĀNA

ĀDARŚA JÑĀNA. Trí tuệ được gọi là phản chiếu (ādarśa), hoặc gọi đầy đủ là Tuệ phản chiếu (ādarśa jñāna) được phiên âm trong Tạng ngữ là ‘me-lon ita-baḥi  ye-ses’, có nguồn gốc từ   Duy Thức Tông (vijñānavāda). Ở Trung Quốc tuệ này thường được gọi là ‘Đại Viên Cảnh Trí’ hay ‘Đại Viên Kính Trí’.

Một thực tế ai cũng thấy là thuật ngữ ‘wisdom’ khi dùng trong Phật giáo sẽ truyền đạt một nghĩa khác với nghĩa thông thường được dùng trong thuật ngữ hiện đại. Trong kinh điển Phật giáo nó có nghĩa là cái áp dụng kiến thức vào tâm để nhận ra chân lý, để nhận biết bản chất của thực tại hiện hữu (tavva). Bằng sự tinh cần thực hành, nó sẽ giúp phá vỡ những thấy biết sai lầm của việc chấp ngã và chấp hữu, và trí tuệ rốt ráo chính là chứng nhập cảnh giới Niết bàn (Nirvāṇa). Chỉ có đức Phật mới có tuệ quả (phalabhūtā), các bồ tát sẽ nuôi dưỡng   tuệ chủng (hetubhūtā prajñā, bījabhūta: L. de la Vallee Poussin in ERE. II, P. 753). Giáo pháp về trí tuệ siêu việt này đã được nghiên cứu và phát triển chi tiết nhờ những nỗ lực của Duy Thức Tông (Vijñānavāda). Trong quá trình nghiên cứu lâu dài về các loại trí tuệ đó họ đã đi đến một sơ đồ thống nhất về chúng. Theo như sơ đồ này thì có bốn loại trí tuệ được nhận thấy (catvārijñānāni) bao gồm Đại viên cảnh trí (ādarśa-jñāna), Bình đẳng tánh trí (samatā-jñāna), Diệu quan sát trí (pratyavekaṇā-jñāna) và Thành sở tác trí (krtyānuṣṭhāna-jñāna).


Một lượng lớn các bản kinh như Kinh Lăng Già Tâm Ấn (Mahāyāna sūlaṇkāratrā) (Taishō, 1594;  cp. Nanjio, 1247), Thành Duy Thức Luận (Vijñāptimātratā-siddhi) (Taishō, 1585;  cp. Nanjio, 1197) và Luận Phật Địa (buddhabhūmi-upadeśa) (ibid. 1195) của Duy Thức Tông đều nói đến bốn loại trí tuệ này. Trong đó Đại viên cảnh trí (ādarśa-jñāna) được xếp đầu tiên và được giải thích như là một loại trí tuệ thanh tịnh đạt được sau khi thức thứ tám (ālaya-jñāna) chuyển thành trí. Khi đạt được trí tuệ này mọi hiện hữu từ quá khứ, hiện tại, vị lai đều xuất hiện như ảnh hiện trên gương. Vì vậy mới có tên ‘đại viên cảnh trí’. Theo duy thức tông trí tuệ này chỉ xuất hiện khi chứng được Phật quả, và ba loại trí tuệ còn lại được phân loại theo thứ tự là thức thứ 7 sẽ chuyển thành Bình đẳng tánh trí, thức thứ 6 thành Diệu quan sát trí, và 5 thức thuộc thân sẽ  chuyển thành Thành sở tác trí.

Tuy nhiên trong mật tông, đại viên cảnh trí bị rơi vào vị trí thứ 2 và trí tuệ cao nhất được gọi là Như Lai Tạng Hay Pháp Giới Thể Tánh Trí (Dharma-dhātu-svabhāvajñāna) và được xem là trí tuệ do thức thứ 9 chuyển thành, tức Vô Cấu Thức (amala vijñāna) (q.v.) trong hệ thống mật tông.

Trong Bồ Đề Tâm Luận (Bodhicitta-śāstra) do ngài Long Thọ trước tác (Taishō, 1665;  Nanjio, 1319), năm loại trí tuệ  (pañ-jñāna) của trường phái này được giải thích như sau: trong số 37 vị Phật và bồ tát trong Kim cương giới mandala (Vajra-dhātu-maṇḍala), năm vị Phật vĩ đại nhất đại diện cho năm loại trí tuệ theo thứ tự là: Phật A Súc Bệ (Akṣobhya) ở phương đông, Ngài được gọi là vị phật của Trí Kim Cương (vajrajñāna) từ khi chứng được Đại Viên Cảnh Trí (ādarśa-jñāna). Đức Phật Bảo Sanh (Ratnasambhava) ở hướng nam, Ngài được gọi là vị Phật của Trí Quán Đỉnh (abhiṣeka-jñāna) từ khi chứng được Bình Đẳng Tính Trí (samatā-Jñāna). Đức Phật A Di Đà (Amitābha) ở hướng tây, Ngài được gọi là vị Phật của Trí Liên (padma-jñāna) hay Dharma-carkra-pravartana từ khi chứng được Diệu Quan Sát Trí (pratyavekṣaṇa-jñāna). Đức Phật Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi) ở hướng Bắc, Ngài được gọi là vị Phật của Trí Nghiệp (karma-Jñāna) từ khi chứng được thành sở tác trí (kṛty-anuṣṭhāna-jñāna). Đức Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana) ở vị trí trung tâm, Ngài là bậc tôn chủ trong ngũ phương Như Lai từ khi chứng được Như Lai Tạng Hay Pháp Giới Thể Tánh Trí (Dharma-dhātu-svabhāvajñāna).

Thiền sư Không Hải (Kūkai) trong tác phẩm Hizōki (Cốt Tủy Mật Thừa – ND) của mình đã có một minh họa thú vị về các loại trí tuệ này bằng việc dùng nước làm hình ảnh ẩn dụ: Mặt nước trong vắt có thể hiển lộ mọi thứ dụ cho sự phản chiếu của gương trong Đại viên cảnh trí (ādarśa-jñāna). Mọi thứ được phản chiếu trên bề mặt đều tương đồng, không cao không thấp, dụ cho sự bình đẳng trong Bình đẳng tánh trí (samatā-Jñāna).

Theo như ví dụ ở trên năm loại trí tuệ sẽ tương ứng với năm vị Phật. Sau này, trong lễ cúng Mông sơn thí thực, năm vị Phật này (hoặc năm trí tuệ) được đổi thành những cái tên khác và được thờ phụng như năm vị Phật chính của nghi thức này. Biểu đồ bên dưới trình bày sự tương quan giữa Ngũ Trí, Ngũ Phật và ngũ Thiên trong Mông sơn thí thực:

 

Ngũ Trí

Ngũ  Phật

Hướng

Các đức Như Lai trong Mông sơn thí thực

Trí thứ 5

Thích Ca Mâu Ni Phật hoặc Bất Không Thành Tựu Phật

Bắc

Ly Bố Úy Như Lai (Abhayaṅkara)

 

Trí  thứ 6

Phật A Di Đà

Tây

A Di Đà Như Lai (Amṛtarāja)

 

Trí thứ 7

Phật Bảo Sinh

Nam

Đa Bảo Như Lai (Prabhūtaratna)

 

Trí thứ 8

Phật A Súc Bệ

Đông

Diệu Sắc Thân Như Lai (Surūpakāya)

 

Trí thứ 9

Phật Tỳ Lô Giá Na

Trung tâm

Quảng Bác Thân Như Lai (Vipulakāya)

 

Như ai cũng biết, lễ Mông Sơn Thí Thực đã trở  nên phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên nguồn gốc của  nghi thức này không hề tìm thấy ở Ấn Độ, dù một đoạn trong Kinh Vu Lan Bồn (Ullambana-sūtra) (Taishō, 685; Nanjio, 303) được phát hiện ở Trung Á. Tuy nhiên trong nhiều bản kinh Mật tông Ấn Độ (ví dụ Kinh Thành Tựu Pháp Man – Sādhanamālā), chúng tôi tìm thấy một bảng phân loại khá tương đồng:

Phật

Màu sắc

Thủ Ấn

Vật cưỡi

Biểu tượng

Bất Không Thành Tựu Phật

Xanh lá

Vô úy thủ ấn (Abhaya)

Kim sí điểu

(Garuḍa)

chày kim cương đôi (viśvavajra)

Phật A Di Đà

Đỏ

Thiền ấn (Samādhi)

Công

Hoa sen

Phật Bảo Sinh

Vàng

Thí nguyện thủ ấn (Varada)

Ngựa

 

Châu báu

Phật A Súc Bệ

Xanh

Địa xúc ấn (Bhūmisparśha)

Voi

 

Chày Kim Cang (Vajra)

Phật Tỳ Lô Giá Na

Trắng

Chuyển pháp luân thủ ấn (Dharmachakra)

Rồng

 

Bánh xe pháp

(cakra)

S. KANAOKA.