ĀDĀNA-VIJÑĀNA. Tiếng Sanskrit là ādāna

ĀDĀNA-VIJÑĀNA. Tiếng Sanskrit là ādāna (cũng đồng như Pali), có nghĩa đen là ‘bám víu’, ‘nắm giữ’, ‘chứa đựng’, ‘đưa mọi thứ vào trong’, v.v., và trong Tạng ngữ chỉ dịch nguyên bản nghĩa đen từ này. Còn trong Hán ngữ, có vài thuật ngữ được tìm thấy nhưng vẫn có chung nghĩa ‘nắm giữ’. Tuy nhiên ādāna-vịñāna là tên thức thứ 7 hoặc thứ 8 trong hệ bát thức của Duy thức tông (Vijñānavāda).

Nhiều bản chú giải Phật giáo vẫn còn chưa thống nhất việc thức này nằm ở vị trí thứ 7 hay thứ 8 trong danh sách duy thức và chung quy thì vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Ví dụ trong tập đầu tiên của Kinh Giải Thâm Mật (Sandhinir-mocana-sūtra) (Nanjio, 247), nói rằng, “Thức này gọi là A đà na thức (ādāna-vịñāna). Tại sao lại gọi như vậy? Vì thức này bám chặt vào thân. Ngoài ra nó cũng được gọi là A lại da thức (ālaya-vịñāna). Nó có tên này là vì được lưu giữ bên trong thân”. Thêm nữa, quyển thứ ba của Kinh Giải Thâm Mật còn giải thích sâu hơn, “Thức ālaya-vịñāna này còn được gọi là ādāna-vịñāna vì nó có khả năng lưu giữ chủng tử (bīja) của tất cả các pháp (dharma), các căn (indriya) và các trần (āyatana). Đoạn kinh này nói rằng ādāna-vịñāna thức đôi khi cũng được gọi là ālaya-vịñāna thức với cùng một nghĩa ‘nắm giữ’.

Nhưng trong những văn bản khác, ādāna-vịñāna  lại được cho là thức thứ 7 và hoàn toàn phân biệt với thức thứ 8 là ālaya-vịñāna thức. Đại sư Vô Trước (Asaṅga), người sáng lập Duy Thức Tông (Vijñānavāda) đã khẳng định điều này trong (Vidyāpravatana-śāstra) (Nanjio, No. 1214) và trong Hiển thức luận (Vidyānirdeśa-śāstra) (Nanjio, No. 12117). Trong đây điểm khác biệt giữa ādāna ālaya thức là ādāna thì ‘làm suy đồi sự chấp giữ’, còn ālaya thì chỉ là ‘thức lưu giữ). Vậy nên thuật ngữ ādāna thì khó hiểu, còn ālaya thì có vẻ dễ hiểu.

Chính vì có nhiều sự giải thích thuật ngữ này đã dẫn đến  nhiều sự nhầm lẫn và tranh cãi giữa các luận sư Trung Quốc. Sự tranh luận về vấn đề này phần lớn là diễn ra giữa các dịch giả Trung Quốc, họ cũng là những người lập nên tông phái mới ở Trung Quốc. Nói chung, những dịch giả trước kia như ngài Paramārtha, Hui-yuan, Chih-I thuộc về Ti-lun, She-lun và  thiên thai tông, đều lần lượt cho rằng nó là thức thứ 7.

Như đã nói ở trên, thuật ngữ ādāna có nghĩa là chấp giữ, vì vậy nó được cho là thức thứ 7 với nghĩa thức chấp chặt bản ngã. Mặt khác, những dịch giả mới như ngài Huyền Trang (Hsuan-tsang) và ngài Khuy Cơ (K’uei-chi), hai đại sư lập nên Pháp Tướng Tông, đã tạo ra một điểm khác biệt giữa thức thứ 7 và thức thứ 8. Họ xem ādāna thức chỉ là một tên gọi khác của ālaya thức và nó được gọi là mạt na thức (manasvịñāna).

Nhưng nói một cách ngắn gọn thì có lẽ ādānaālaya không khác biệt mấy bởi vì từ nguyên của cả hai đều có nghĩa là ‘nắm giữ’ và ‘chứa đựng’.

S. K.