ACTA ORIENTALIA
ACTA ORIENTALIA, một tạp chí định kỳ thường được trích dẫn dành cho nghiên cứu phương Đông và được phát hành từ các nhà xuất bản ở lục địa châu Âu. Nó bắt nguồn từ mong muốn của các thành viên của một số hội học thuật ở Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan để có một tờ báo chung cho những nghiên cứu của họ. Tạp chí được phát hành lần đầu tiên vào năm 1923 ở mục báo chí của nhà xuất bản E. J. Brill (Leiden, Hà Lan). Ban biên tập đầu tiên bao gồm F. Buhl, C. Snouck, Hurgronje, Sten Konow và Ph. S. van Ronkel, những người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ Ai Cập, Hồi giáo, ngôn ngữ Ấn-âu và Đông Á. Người đứng đầu biên tập viên là Sten Konow. Các bài báo của họ được in bằng ba ngôn ngữ châu Âu phổ biến nhất hiện nay, cụ thể là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức.
Một số chứa các bài báo chuyên về chủ đề Phật giáo, còn một số khác thì gồm các tài liệu tham khảo có giá trị về Phật giáo. Ví dụ, trong tập III, J. Rahder có một bài báo dài nói về Kinh Thập địa (Daśabhūmika Sūtra) và một biên tập viên khác là P.Tuxen có bài báo nói về vị thế của triết học Ấn Độ, trong đây là tác giả đã làm một nghiên cứu so sánh giữa Phật giáo và triết học Ấn Độ; J. J. L. Duyvendak đã viết về ‘Các lễ hội Phật giáo của người dân Trung Quốc và Nhật Bản (tập V), và E. Obermiller (tập IX) đã dịch các tác phẩm của Bồ tát Di lặc (Ārya Maitreya) với tựa đề ‘Luận Phật Tính’.
Trong tập XI Jos. Pederson tham gia vào ban biên tập và chính trong tập này Obermiller viết hai bài báo rất dài về ‘Học thuyết Bát Nhã Ba La Mật’ và Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (Abhisamayālaṅkāra) của Bồ tát Di Lặc (Maitreya). Ba tổng biên tập chịu trách nhiệm các tập XV-XX. Tập XV chứa một bản dịch (của E. H. Johnston) tám khổ thơ (Nos. 15-22) của ngài Vô Trước (Aśvaghoṣa) nói về Công Hạnh của Đức Phật (Buddhacarita), còn tập XVII đã có một bài viết rất giá trị của Rabder về Đại thừa (Mahāyāna). Sau tập XVIII (1940) và XIX (1943) thì có chút trục trặc, mãi đến 5 năm sau, vào năm 1948 mới phát hành tập XX. Sau khi người cuối cùng của ban biên là Sten Konow qua đời, K. Gronbech trở thành tổng biên tập. Một ban biên tập mới bao gồm C. C. Berg, Georg Morgen-stierne, H. S. Nyberg và Johs. Pederson, đã phát hành tập XXI vào năm 1953. Từ số báo này, tạp chí được xuất bản dưới sự in ấn của công ty Copenhagen, Ejnar Munksgaard. Tập XXII phát hành năm 1955 và từ XXIII
(1959) C. E. Sander-Hansen kế thừa vị trí tổng biên tập, sau cái chết của Gronbech. Trong tập cuối cùng khi Gronbech còn làm tổng biên tập xuất hiện một bài viết từ ngòi bút của Eric Haarh có tựa đề ‘Những đóng góp cho việc nghiên cứu Mudrā và Maṇḍala’; bài viết này vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu Mật tông. Tập XXIV-XXVI lần lượt được xuất bản vào các năm 1959, 1960 và 1961.
Acta Orientalia, ngay từ số đầu tiên, đã được coi là một tạp chí có giá trị học thuật cao và được nhiều tác giả viết về chủ đề Phật giáo tham khảo.
S. K. NANAYAKKARA.