ACIRAVATĪ

ACIRAVATĪ, một trong năm con sông lớn được nói đến trong kinh điển, các con sông còn lại là Gaṅgā, Yamunā, Sarabhū Mahī (Vin. II, 237). Trong tăng chi bộ kinh (Aṅguttara Nikāya), những con sông này đều bắt nguồn từ năm cái hồ lớn tạo thành nguồn chung của chúng. (AA. IV. 107, ff.). Từ dãy núi Hy mã lạp sơn (Himālaya) những con sông này chảy theo hướng tây rồi đổ ra biển (S. V, 39). Nhà chiêm bái người Trung Quốc Huyền Trang nói đến Aciravatī như là A-chi-lo và cho rằng nó nằm ở phía đông nam của thành cổ Xá Vệ (Śravatī)  (Watters, On Yuan Chwang, I, 398 f.). Từ sân cung điện của vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) nước Kosala có thể nhìn thấy con sông này (Vin.  IV, 111 f.).  Ở Xá Vệ (Sāvatthi) một cây sung hoặc còn gọi là cây ưu đàm (udumbara) mọc bên bờ sông (SnA. I, 19) và về hướng bắc của làng Kosalan của Manasākaṭa có một cây xoài, nơi đức Phật giảng Kinh Tam Minh (Tevijja Sutta) nói về sự vô ích của kiến thức sáo rỗng. Con sông Aciravatī được dùng trong bài kinh để đưa ra ba sự so sánh rằng sự điên rồ trong việc đi sai đường mà mong đạt đến đích, dẫn chứng về các vị chư Thiên ở cuối bài kinh nhằm chỉ ra sự vô ích cũng ví như một người muốn qua sông Aciravatī mà cứ đứng bên bờ này và gọi với qua bờ kia để mong qua sông (D. I, 235 ff.). Một lần khi vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) đến để thỉnh pháp với ngài Ānanda bên bờ sông Aciravatī (Kinh Bāhitika, M. II, 113 ff.).  Trên đường đến núi Himālaya với năm trăm Tỳ kheo ngài Sīvali được cho là đã dừng bên bờ sông này (AA. I, 248).

Theo như Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta Nikāya) là một con sông cực kỳ lớn, không dễ đo lường (S. V, 401). Lịch sử được tạo ra bên bờ sông khi vua Tỳ Lưu Ly (Vḍūḍabha), con trai vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) đưa quân đi chinh phạt tộc Thích Ca (Sakya (DhpA. I, 359 f.). Một thảm họa ập đến khi nước sông dâng cao, không lâu sau khi giết sạch tộc Thích Ca, Vḍūḍabha và tùy tùng đều bị nước cuốn đi (loc. cit.). Dù biết có thể gây ra thảm họa, người ta vẫn có thói quen chôn của cải bên bờ sông này. Một lần nọ, vị thí chủ lớn của đức Phật là ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) đã mất 18 triệu tài sản mà ông đã chôn bên bờ sông (DhpA. III, p 10).

Có nhiều nơi dành cho việc tắm rửa mà các Tỳ kheo và các Bà la môn thường tắm (Vin. IV, 161). Một trường hợp được ghi lại là ngài Xá lợi Phất (Sāriputta) đã tắm ở đó (AA. II, 127). Trong lúc ở làng Kosalan của vùng Daṇḍakappa nằm gần bờ sông, ngài Ānanda cùng với các Tỳ kheo khác đã tắm ở đây (A. III, 402). Cũng có nhiều nơi khác mà các kỹ nữ thường tắm tiên, và vài Tỳ kheo ni bao gồm cả nhóm Lục Quần ni (Chabbaggiya) cũng đều tắm tiên cho đến khi đức Phật chế giới cấm tắm trần truồng (Vin. I, 293; IV, 259 f., 278).  Cũng trên con sông này nhóm Lục Quần tăng đã đến nô đùa với việc nắm sừng, tai, cổ và đuôi bò để qua sông, hoặc ngồi trên lưng chúng (Vin. I, 190 f). Nhóm sáu vị Tỳ kheo này (Sattarasa-vaggiya) thường đến các chỗ vui chơi trên sông cho đến khi Phật chế giới (Vin. IV, 111 f).

Người dân bên bờ sông giăng lưới đánh cá (UdA. 366). Họ có thói quen thả bè tự làm trên sông này (Vin. III, 63). Một con voi đã được chế ngự trên bờ sông (DhpA. IV, 5). Cũng tại bờ sông Aciravatī con trai của Paṭācārā đã bị chết đuối (DhpA. II, 264). Có hai trường hợp được ghi lại trong  kinh là có hai vị Tỳ kheo đã phạm lỗi đánh vào mắt bầy ngỗng khi chúng bay ngang qua sông (J. I, 418; II, 366). Ngoại đạo Kapila bị tái sinh làm một con cá ở sông vì những ác nghiệp của mình (DhpA. IV, 41, SnA. I, 308). Trong kinh kể rằng vào thời đức Phật Ca Diếp (Kassapa Buddha) con sông Aciravatī chảy quanh thành Xá vệ (Sāvatthi) và chảy vào một cái hồ lớn nơi phân chia những khu vực tắm rửa của vua, dân chúng, đức Phật và tăng chúng (MA. II, 166).

Hiện nay con sông này chính là Rāpti ở Oudh (Luật: Lịch Sử Địa Lý Của Ấn Độ Cổ Đại, trang 61). Chữ Aciravatī theo nghĩa đen là ‘đoản thọ’ hay ‘không sống lâu’. Trong Soạn Tập Bá Duyên (Avadāna Śataka, I, 63; ii, 69) tên Aciravatī và I-tsing                      mang nghĩa là con sông của Aji (rồng: I-tsing, Travels, p. 156). Dù mang ý nghĩa gì và rộng lớn bao nhiêu thì con sông này vẫn còn tồn tại, theo như Tăng Chi Bộ Kinh (Aṅguttara Nikāya, IV, 101) cho đến khi mặt trời thứ ba xuất hiện thì nước của nó cùng với các con sông kia sẽ cạn khô và không còn tồn tại nữa.