ACCOMPLISHMENT
ACCOMPLISHMENT. Khi nói về thành tựu (sampadā) của một người trong việc thực hành giáo pháp, là nói đến sự thành tựu giới pháp của vị ấy (sīla-sampadā) việc thấu hiểu toàn bộ giới uẩn (sīlakhanda), là chuẩn mực đầu tiên để đạt được mọi thành tựu, gồm những giới cần phải tuân thủ và phải tránh né, dù là tạm thời hoặc suốt đời, dù là phàm tục hay xuất thế, giới của một vị thánh đệ tử, một vị cư sĩ hay một bậc vô
học (asekha), cho đến giới của tu sĩ, giới để chế ngự các căn, để sống đời thanh tịnh hay để diệt trừ cấu nhiễm ở những mức khác nhau. (Xem chi tiết ở phần SĪLA).
Thành tựu định (Samādhi-sampadā), dù được định nghĩa là một trạng thái nhất tâm (cittassa ekaggatā), kết hợp với việc bảo hộ các căn, làm chủ thân tâm, tinh thần an ổn, thoát khỏi năm triền cái và đạt được bốn trạng thái định. ( Xem chi tiết ở JHĀNA, NIVĀRAṆA, SAMĀDHI).
Thành tựu tuệ (Paññā-sampadā) là một loại lạc thọ do trí tuệ đem lại, là yếu tố chính trong việc thực hành để đạt đến nhận thức cao nhất, liên kết với khả năng thần thông, đưa đến quả vị A-la-hán và cũng là mục đích giải thoát sau cùng, đồng thời đoạn tuyệt mọi nguyên nhân đưa đến tái sinh. (Xem chi tiết ở s.v. IDDHI, NIRODHA, PAÑÑĀ).
Thành tựu giải thoát (vimutti-sampadā) là đạt được sự giải thoát của tâm và tuệ, hay còn gọi là tâm giải thoát và tuệ giải thoát (ceto-vimutti, pañña-vimutti), chính là là vị A-la-hán ngay trong kiếp sống hiện tại.
Và cuối cùng là thành tựu tri kiến giải thoát (vimutti-ñāṇa-dassana-sampadā:A.III,118).
Nếu không thành tựu tri kiến giải thoát thì có lẽ những thành tựu kia không thể được gọi là đạt được trí tuệ rốt ráo. Nói về tôn giáo sự thành công có lẽ chính xác hơn dù không mấy phổ biến, nhưng sự thành tựu lại biểu đạt đúng đắn về việc nỗ lực của tự thân để giải thoát hay cứu rỗi cho chính mình. (cp. appamādena sampādetha).
Những bộ thành tựu khác nhau được đề cập trong nhiều bản kinh, nhưng cũng ít biểu đạt nghĩa thành tựu như đạt được một sự ích lợi hay phúc lạc: trí tuệ, sự chứng thực, sức khỏe, giới đức và chánh kiến (ñāti, bhoga, ārogya, sīla, diṭṭhi: D. III. 235;A. III, 147). Những chánh kiến này (ditthi) thường được thay thế cho trí tuệ (pañña) trong bộ nguyên thủy, trái lại định (samādhi) đôi khi được thay thế bằng tâm (citta:A. I, 269), kết quả là chúng ta có hai bộ thành tựu song song: giới, định, tuệ và giới, tâm, chánh kiến. Nhóm khác gồm có tín, giới, tuệ (saddhā, sīla, pañña: A. I, 287) và tạo thành một bộ thành tựu lớn hơn bao gồm năm yếu tố: tín, giới, văn, thí và tuệ (saddhā, sīla, suta, cāga, pañña: A. III, 118); và khi một bộ tám sự thành tựu gồm đầy đủ sự tháo vát, đầy đủ sự cẩn trọng, có bạn bè tốt, có cuộc sống cân bằng, có đủ lòng tin, có đủ giới hạnh, có đủ sự rộng lượng (bố thí) và có đủ trí tuệ (uṭṭhāna, ārakkha, kalyāṇamittatā, sammā-jivitā, saddhā, sīla, cāga, pañña), bốn điều đầu tiên sẽ đem lại phúc lợi cho cuộc sống thế tục và bốn điều còn lại sẽ đem lại phúc lợi cho đời sống tâm linh.
Trong phần chú giải kinh Pháp Cú (Dhammapada, DhpA. III, 93-4) ngài Buddhaghosa nói đến bốn sự thành tựu (sampadā) là nền tảng của mọi công đức (vatthu-s), của các phương tiện giải thoát (paccaya-s), của các thiện tư (hay như lý tác ý) (cetana-s) và của một dạng đệ nhất về giới hạnh (Guṇātireka). Và một bộ hoàn toàn khác gồm bảy điều được tìm thấy trong phần giới thiệu của truyện tiền thân Juṇha (Juṇha Jātaka –Số.456), trong đó ngài Ānanda được cho là
đã thành tựu được bảy phúc lạc nhờ vào việc liên tục hầu hạ đức Phật: Phúc lạc về Ðạo pháp, phúc lạc về sự giáo hóa, phúc lạc về sự tuệ tri các nhân duyên, phúc lạc về sự quán sát công đức của mình, phúc lạc vì được ở trong một Thánh chúng, phúc lạc về nhiệt tâm tinh cần được khai sáng, và phúc lạc về khả năng đạt giác ngộ.
Do đây mà nếu dựa vào ngữ cảnh thì thuật ngữ sampadā, thường mang nghĩa gốc là được (Skt. Prāpti), đạt được, kiếm được, phải được diễn tả như là thành tựu, chứng ngộ, lợi ích, công đức, phúc lợi, kết quả, có đức hạnh.
Vì vậy, chúng tôi tìm thấy một loạt những bài kinh nói về giới thành tựu (sīla-sampadā), về mong muốn phát triển những thiện pháp (chanda-s), sự định tĩnh (atta-s), chánh tư duy (diṭṭhi-s), sự tinh cần (appamāda), như lý tác ý (đặt tâm đúng hướng – yonoso-manasikāra-s) được cho là những người sắp đi vào Bát Chánh Đạo, như ánh bình minh lóe lên báo hiệu mặt trời mọc (S. V, pp. 30-8). Với những ai được thiện tri thức hay bạn lành (kalyāṇamittatā) chỉ dẫn, cộng với việc thành tựu những điều này, có thể đi vào con đường Bát Chánh Đạo, bằng việc sống độc cư, ly dục, diệt trừ bản ngã, chấm dứt sự chi phối của tham dục, sân hận và vô minh.
H. G. A. v. Z.