ACALĀGRA VIDYĀRĀJA (FUDŌ-MYŌ-Ō)

ACALĀGRA VIDYĀRĀJA (FUDŌ-MYŌ-Ō).  Từ Fudō được dịch từ từ tiếng Phạn Acala.  Từ tiếng Tây Tạng là Mi-gyo-ba.  Bất Động Minh Vương là vị đứng đầu trong 5 hoặc 8 Đại Minh Vương (Myō-ō), và được thành lập theo lệnh của Đức Đại Nhật Như Lai.  Tượng Bất Động Minh Vương được đặt ở góc phía nam của Jimyō-in trong mạn-đà-la Garbhakośadhātu.  Tên thần bí của vị thần này là Jōju-kong, Kim cang vĩnh cửu, và jigo kongō, Kim cang bảo hộ từ bi.  Bất Động Minh Vương cũng được đặt trong mạn-đà-la Sonshō, được đề cập trong Jên-wang-ching, và trong mạn-đà-la Di Lặc, được đề cập trong Rokuji-kyō.  Vị thần này có nguồn gốc từ thần Śiva của Ấn Độ và đại diện cho 1 trong 7 vị thần.  Tên đầy đủ của Ngài là Acalanatha-vidyārāja, và được dịch sang tiếng Nhật là Fudō-inu-myō-ō và Fudō-myō-ō là dạng viết tắt của tên đầy đủ tiếng Nhật.  Ngài còn có tên là Fudō-son, Mudō-son, Mudoson bodhisattva, Fudō-shisha và Mudō-shisha.  Theo lệnh của Đức Đại Nhật Như Lai, vị thần này biểu lộ vẻ giận dữ.  Ngồi trong định sinh hỏa, đốt sạch mọi phiền não và chướng ngại.  Ngài cũng tiêu diệt tất cả kẻ thù và những kẻ cám dỗ, và phụng sự Đức Đại Nhật Như Lai bằng cách thực hiện các nhiệm vụ hỗn tạp của mình.  Ngài luôn canh giữ và bảo vệ hành giả và ban cho anh ta cuộc sống trường thọ, phục hồi sức khỏe cho anh ta, như cúng dường, thức ăn thừa.


Ngài là vị thần hoàn thành Bồ-đề cho hành giả. Việc chia sẻ thức ăn thừa của Ngài biểu thị sự đoạn trừ mọi phiền não. Hình thức Acala biểu thị tâm bồ đề mạnh mẽ và bất động tồn tại bên trong trí tuệ vĩ đại của Đức Phật, không bị lay chuyển ngay cả bởi tính tương đối của hiện hữu và tánh Không. Ngài được gọi là Minh Vương vì Ngài đã đoạn trừ mọi phiền não như chấp trước (dính mắc), đồng thời bảo vệ giáo lý của Đức Như Lai. Ngài được gọi là Shisha (thị giả) vì Ngài phụng sự Đức Như Lai.  Mặc dù được thể hiện như một thị giả, nhưng Ngài đã là một Bậc giác ngộ.  Ngài là Minh Vương đứng đầu của tất cả các Minh Vương, thống lĩnh 8 đại thị giả và 48 thị giả khác.

 

Bổn Phật của Bất Động Minh Vương. Có bốn giả thuyết liên quan đến Bổn Phật của Bất Động Minh Vương.

(1) Bổn Phật thân của Bất Động Minh Vương là Đức Đại Nhật Như Lai. Đây là giả thuyết đầu tiên.

Trong quyển I của Ti-li-san-mei-ya-pu-lung-tsun-shéng-chê-nien-sung-pi-mi-fa có nói rằng Bất Động Minh Vương là Thân trí phân biệt của Đức Đại Nhật Như Lai. Shêng-wu-tung-tsun-an-chên-chia-kuo-têng-fa nói: để cứu độ tất cả chúng sinh, Ta hiện thân vô lượng công đức trong tam giới với tên Fudō-kongō-myō-ō.  Trong trích dẫn này, “Ta” ám chỉ Đức Đại Nhật Như Lai. Một lần nữa trong Shêng-shun-pu-tung-ming-wang-ssu-shih-pa-shih-chê-pi-mi-ch’êng-chiu-ỉ-kuei có nói rằng 5 Minh Vương được tạo ra từ tâm Đức Đại Nhật Như Lai và do đó là cả 5 vị Minh Vương: Fudō, Gssanze, Gundari, Daiitoku và Kongōyasha đều là hóa thân của Đức Đại Nhật Như Lai.  Trong 3 chú giải đề cập ở trên, có bằng chứng rõ ràng rằng Đức Đại Nhật Như Lai là bổn thân của Bất Động Minh Vương.

(2) Bổn Phật của Bất Động Minh Vương là Đức Phật Thích-ca-mâu-ni.  Giả thuyết này bắt nguồn từ Ti-li-san- mei-ya-pu-tung-tsun-wei-nu-wang-shih-chê-nien-sung-fa.

(3) Bổn thân của Bất Động Minh Vương là Bồ tát Kim Cương Tát Đỏa.  Giả thuyết này được cho là của Chin-kang-shou-kuang-ming-kuan-ting-ching-tsui-shêng-li-yin-shêng-wu-lung-tsun-ta-wei-nu-wang-nten-suni-i-fa-p’in.

(4) Bổn thân của Bất Động Minh Vương là bồ tát Jogaisha. Giả thuyết này bắt nguồn từ nội dung của Ta-miao-chin-kang-ta-kan-lu-chun-na-li-yen-man-ch’ih-shêng-fo-ting-ching.  Trong số 4 giả thuyết kể trên, giả thuyết đầu là phổ biến nhất, tức là cho rằng bổn thân của Bất Động Minh Vương là Đức Đại Nhật Như Lai.

 

Thể hiện và tượng Bất Động Minh Vương. Có nhiều cách thể hiện tượng Bất Động Minh Vương. Bản IV là một trong số chúng.

(A) Có một hình người với một khuôn mặt và hai tay.  Một số loại tượng này đã được tìm thấy.


(1) Hình dáng của một đứa trẻ, để lộ thân hình mập mạp và khuôn mặt giận dữ.  Thân có màu vàng đỏ hoặc đen hơi xanh, và bộ y phục có màu đỏ và màu đất sét. Một ngọn lửa rực cháy xung quanh tượng tay phải cầm kiếm và tay trái cầm thòng lọng. Trên đầu có bảy lọn tóc tết, một lọn xõa xuống vai trái.  Mắt trái liếc về một bên; nhân vật dùng răng dưới cắn nhẹ vào mép phải của môi trên và đưa nửa trái môi dưới ra ngoài.  Trên trán có biểu tượng một làn sóng.  Mô tả này của Bất Động Minh Vương phổ biến nhất trong số các tượng Bất Động Minh Vương được thờ kính và và tôn thờ.  Mô tả của Bất Động Minh Vương như đã đề cập ở trên được nhắc đến trong Kinh Đại Nhật, chương 1, Taizō-shibu-giki, chương 5 của chú giải Kinh Đại Nhật, và những tài liệu khác. Trong một số mô tả, các biểu tượng mang trên tay được hoán đổi cho nhau. Một số tượng mở mắt, như trường hợp Bất Động Minh Vương của năm Đại Minh Vương vẫn còn lưu giữ trong chùa Kyō-ō-gokoku ở Kyōto, cũng như trong tượng Bất Động Minh Vương được Enchin mang từ Trung Quốc.  Trong Taizō-hakkan-shidai, có nói bức tượng mở mắt là sự mô tả tốt hơn bức tượng nhắm mắt.  Một số tượng đội vương miện hoa sen trên đầu.  Đề cập đến những bông hoa sen này được tìm thấy trong cụm từ “tám lá sen trên tóc” trong Shê-wu-ai-ta-pei-hsin-ta-t’o-lo-ni-ching-chi-i-fa -chung-ch’u-wu-liang-i-nan-fang-man-yuan-pu-t’o-lo-hei-hui-wu-pu-chu-tsun-têng-hung-shih-li-fang-wei-chi-wei-i-hsing-shih-chih-ch’in-san-mo-ya-p’iao-ch’ih-man-t’u-lo-i-kuei.  Vì Bất Động Minh Vương đoạn trừ phiền não và ái dục của tất cả chúng sinh, nên một tay Ngài cầm kiếm và tay còn lại cầm một chiếc thòng lọng, để bắt và trói những người không thể đoạn trừ và rất khó giáo hóa. Cái thòng lọng ở đây biểu thị phương tiện, của bồ đề tâm và thanh gươm cắt đứt đời sống nghiệp quả bằng Phật trí, nhờ đó đưa họ vào Tánh Không bao la.  Khi chủng tử của đời sống nghiệp quả được diệt trừ, các hư ngôn sẽ không còn, và vì vậy, Bất Động Minh Vương luôn ngậm miệng. Để quan sát tất cả chúng sinh một cách bình đẳng, Ngài khẽ nhắm một mắt và quan sát chúng sinh bằng mắt còn lại, đồng thời biểu lộ hình tượng giận dữ của mình, nhằm làm những kẻ khó giáo hóa phải khiếp sợ.  Bảy lọn tóc tượng trưng cho thất giác chi và một lọn tóc xõa xuống vai biểu thị cho lòng từ bi.  Ngài ngồi trên tảng đá lớn tượng trưng cho sự bất động hay kiên định trong việc diệt trừ những phiền não lớn; và tảng đá lớn, hành động ngồi an trú trong bồ đề tâm. Đá tạo ra tất cả các loại đá quý.  Vì vậy, tảng đá lớn hay tảng đá ở đây tượng trưng cho bồ đề tâm, là kho chứa vô số Phật đức. Ngài ngồi nhập định sinh hỏa. Một ngọn lửa bao trùm toàn thân.  Lửa tượng trưng cho ngọn lửa trí tuệ đốt sạch hết vô minh và phiền não của chúng sinh.  Ngài được thể hiện dưới hình dạng một đứa trẻ để thể hiện sự sẵn sàng phụng sự tất cả chúng sinh.  Màu xanh đen của cơ thể Ngài biểu thị khả năng chế ngự Ma vương, và màu vàng đỏ biểu thị tính bất nhị của trí đức


(trí tuệ và đức hạnh), ‘Đại hỏa’ (mà đỏ) và ‘Đại Thổ’ (màu vàng) là đức hạnh chính.  Những gợn sóng trên trán biểu thị những làn sóng phiền não trong thức thứ bảy. Ý nghĩa sâu xa hơn của dấu hiệu này là giới đàn, hay rưới nước trí tuệ một cách bình đẳng để giúp cho tất cả chúng sinh thành tựu Phật quả.  Răng nanh phải nhô ra ám chỉ sự việc làm Ma vương phải khiếp sợ. Việc cắn môi trên bên trái ngụ ý rằng lòng từ bi của Ngài trùm phủ khắp cả chúng sinh và Ngài sẽ giáo hóa tất cả chúng sinh không trừ một ai.

(2) Trong kiểu tượng này, Ngài Bất Động Minh Vương được mô tả là mặc bộ y phục màu đỏ-đất sét. Tóc Ngài xõa xuống vai phải.  Ngài nheo mắt, tay trái cầm kiếm, tay phải cầm thòng lọng, ngồi trên tòa sen báu; lông mày Ngài nhíu lại và khuôn mặt lộ rõ ​​sự giận dữ. Loại tượng này chỉ khác với loại thứ nhất được mô tả ở trên ở một điểm.  Ở đây, Ngài Bất Động Minh Vương ngồi trên tòa sen báu, trong khi ở loại thứ nhất, Ngài ngồi trên một tảng đá lớn.  Kiểu tượng này được mô tả trong Ti-li-san-mei-ya-pu-tung-tsun-wei-nu-wang-shih-chê-nien-sung-fa.

(3) Trong kiểu tượng này, Ngài Bất Động Minh Vương mặc bộ y phục màu đỏ-đất sét, tóc xõa xuống vai trái, mắt nheo lại và mang hình dáng của đứa trẻ.  Tay phải Ngài cầm một chiếc chày kim cương gần tim và tay trái cầm một cây gậy nạm ngọc. Ngài ngồi trên một tòa sen. Đôi mắt có màu đỏ nhạt, khuôn mặt lộ vẻ giận dữ.  Một ngọn lửa cháy rực bao quanh thân Ngài.  Các biểu tượng trên tay và vật mà Ngài ngồi ở trên khác với những biểu tượng và vật được đề cập trong kiểu tượng đầu tiên.  Kiểu tượng này được mô tả trong Ti-li-san-mei-yā-pu- tung-tsun-wei-nu-wang-shih-chê-nien-sung-fa.

(4) Trong kiểu tượng này, Ngài Bất Động Minh Vương mặc bộ y phục màu đỏ-đất sét.  Tóc Ngài xõa xuống vai trái.  Mắt Ngài nheo lại.  Mang hình dáng của một đứa trẻ.  Ngài cầm trên tay một chiếc chày kim cương và một chiếc gậy nạm ngọc, và ngồi trên một tảng đá. Đôi mắt có màu đỏ nhạt, khuôn mặt lộ vẻ giận dữ, ngọn lửa cháy rực bao quanh thân Ngài.  Vật mà Ngài ngồi lên ở ở đây khác với vật của kiểu tượng thứ ba. Chú giải ở đây không nói rõ về các vật mà Ngài cầm trên tay.  Kiểu tượng này được mô tả trong Ti-li-san-me-ya-pu-tung-tsun-shêng-chê-nien-sung-pi-mi-fa (quyển II).

(5) Thân của kiểu tượng này có màu vàng đỏ.  Ngài Bất Động Minh Vương mặc áo màu xanh lam và váy màu đỏ. Mái tóc màu đen tuyền xõa xuống vai trái. Mang hình dáng của một đứa trẻ. Ngài cầm một chiếc chày kim cương ở tay phải và một chiếc thòng lọng ở bên trái. Răng nanh của Ngài hơi nhô ra từ hai mép.  Đôi mắt Ngài đỏ ngầu lộ vẻ giận dữ, và Ngài ngồi trên một tảng đá có lửa chảy xung quanh.  Kiểu tượng được mô tả trong Pu-tung-shih-chê-t’o-lo-ni-pi-mi-fa. Chú giải này cũng mô tả một bức tượng tay phải cầm kiếm.


(6) Kiểu tượng này có màu xanh lam-đen. Trong tượng này, Ngài Bất Động Minh Vương mặc y phục màu lam, tóc xõa xuống vai trái, mắt đỏ nhạt, mang dáng người của một đứa trẻ.  Một tay Ngài cầm cây śakti (giáo ngắn), tay còn lại cầm vajra (chày kim cương) và ngồi trên núi đá.  Kiểu tượng được mô tả trong Chin-hang-shou-kuan-ming-kuan-ting-ching-tsui-shêng-li-yin-shêng-wu-tung-tsun-ta-wei-nu-wang-nien-sung-i-kuei-fa-p’in.

(7) Tượng này tay phải cầm chày kim cương và tay trái cầm thòng lọng

kim cương một nhánh ở tay phải và một thòng lọng ở tay trái và ngồi kiết già trên một tảng đá. Tượng này được mô tả trong Kakuzenshō, nhưng không được đề cập trong kinh điển hay chú giải.

(8) Những tượng kể trên đều là những tượng ngồi.  Tuy nhiên, nhìn chung, tượng đứng được thờ phổ biến hơn tượng ngồi. Ở loại tượng này, Ngài Bất Động Minh Vương đứng trên một tảng đá, hình dáng và các biểu tượng giống như ở kiểu tượng đầu tiên. Theo Besson-zōki, tượng này đứng trên một viên ngọc tròn được đặt trên tảng đá.  Tượng đứng không được xác định rõ ràng trong kinh điển hoặc trong các bài chú giải.

(9) Trong chú giải Kinh Đại Nhật (chương 9) nói rằng theo lệnh của Đức Đại Nhật Như Lai, Ngài Bất Động Minh Vương đã khuất phục Đại Thiên, vị vua vĩ đại nhất trong tam giới.  Câu chuyện tương tự được kể trong Ti-li-san-mei-ya-pu-tung-tsun-shêng-chê-nien-sung-pi-mi-fa (quyển I).  Trong Kakuzenshō có đề cập rằng trong loại tượng náy, chân trái Ngài Bất Động Minh Vương giẫm lên đầu Đại Thiên và chân phải giẫm lên vợ ông ta là Umā. Kiểu tượng này cũng được đề cập trong Besson-zōki.  Nói chung, vị thần giẫm lên Đại Thiên và Umā, vợ ông ta là Minh Vương Gōsanze; và do đó, những đoạn từ chú giải của Kinh Đại Nhật (chương 10) và chương 5 của Dainichikyō-gishyaku, một chú giải khác của Kinh Đại Nhật được trích dẫn trong Kakuzenshō, như bằng chứng cho thấy Bất Động Minh Vương và Minh Vương Gōsanze là cùng một Minh Vương. Tuy nhiên, Bất Động Minh Vương và Gōsanze thường được coi là hai Minh Vương khác nhau. Theo truyền thống cổ xưa, có một số kiểu tượng Ngài Bất Động Minh Vương ở tư thế đứng, trong đó Ngài có một mặt và hai tay. (cp. Taishō-shinshū-daizōkyō zuzō, Quyển 6.)

(B) Kiểu tượng này có một mặt, bốn tay và hai chân.  Ngài cầm một thanh kiếm ở tay dưới bên phải và một thanh kiếm ở tay dưới bên trái, hai tay trên đặt ở hai mép.  Sự tức giận được thể hiện trên khuôn mặt. Thân Ngài có màu xanh lam đậm. Những chiếc răng nanh sắc nhọn nhô ra khỏi miệng. Kiểu tượng này được đề cập trong Shêng-wu-tung-tsun-an-chên-chia-kuo-têng-fa. Theo chú giải này, Ngài Bất Động Minh Vương xuất hiện trong hình dạng đặc biệt này với tư cách là thủ lĩnh của các vị thần. Trong Kakuzenshō cũng có đề cập rằng Ngài Bất Động Minh Vương với bốn tay là thủ lĩnh của các vị thần, và Ngài Bất Động Minh Vương với hai tay là hầu cận của Đức Như Lai Đại Nhật.

(C) Kiểu tượng này có bốn mặt, bốn tay và hai chân.  Tượng này được mô tả trong Ti-li-san-mei-ya-pu-tung-tsun-shêng-chê-nien-sung-pi-mi-fa (quyển I) và trong Ti-li-san-mei-ya-pu- tung-tsun-wei-nu-wang-shih-che-nien-sung-fa, nhưng những chú giải này không đề cập đến những biểu tượng mà Ngài cầm trên tay.  Thân Ngài có màu vàng, răng nanh nhô ra khỏi miêng, khuôn mặt thể hiện sự giận dữ cực độ và ngọn lửa cháy xung quanh thân thể.  Theo hình minh họa trong Kakuzenshō, ba mặt cắt được vẽ trên khuôn mặt gốc, và các biểu tượng mà Ngài cầm trên tay giống với các biểu tượng được mô tả ở trên (B). Theo các chú giải, kiểu tượng này được vẽ trên các biểu ngữ được sử dụng để kiểm tra chuyển động của Ma vương.

(D) Kiểu tượng này có bốn mặt, bốn tay và bốn chân.  Tượng này cũng được mô tả trong Kakuzenshō. Ngài khoác lên mình bộ da và bộ xương của Aśra dùng làm phụ kiện.  Tóc rủ xuống vai trái và mắt có màu đỏ. Răng nanh nhô ra và miệng há rộng.  Ngài duỗi thẳng hai tay trên, cầm một thanh kiếm ở tay dưới bên phải và một chiếc thòng lọng ở tay dưới bên trái, và ngồi trên một tảng đá với hai chân bắt chéo trong khi hai chân còn lại buông thõng xuống. Các lỗ chân lông trên da Ngài phát ra vô số tia sáng.

(E) Kiểu tượng này có ba mặt và sáu tay. Trong chương 2 của Kinh Māyā-jāla-mahā-tantra-rāja có đề cập rằng tượng này đội vương miện trên đầu, có ba mặt và sáu tay. Mỗi mặt có ba mắt, khuôn mặt ở chính giữa nở nụ cười, khuôn mặt bên phải màu vàng lộ vẻ giận dữ và miệng phát ra ngọn lửa đỏ, khuôn mặt bên trái cắn môi với hàm răng trắng toát thể hiện sự giận dữ cùng cực. Tay phải trên cùng cầm kiếm, tay phải ở giữa cầm chày kim cương, tay phải dưới cùng cầm mũi tên. Tay trái trên cùng cầm thòng lọng, tay trái ở giữa cầm cuốn Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa và tay trái dưới cùng cầm cung.  Ngài và ngồi trên một tòa sen với một chân buông thõng và thân phát ra ánh sáng đỏ. Dưới chỗ ngồi của ngài có núi báu lớn. Mô tả tương tự được đưa ra trong Huan-hua-wang-ta-yu-ch’ieh-chiao-shih-fên-nu-ming-wang-ta-ming-kuan-hsiang-i-kuei-ching; cp. Quyển 6 của Taishō-zōkyō-zuzō).

(F) Loại này có bốn mặt và sáu tay. Nó được đề cập trong Kakuzenshō, trích dẫn từ Shugo-kokkai-hō nhưng không có trong Kinh điển và chú giải.  Ở đây, khuôn mặt Ngài Bất Động Minh Vương lộ rõ sự tức giận, thân màu đỏ rực như tia nắng mặt trời, tóc dựng ngược, tay phải trên cùng cầm một thanh kiếm sắc bén, tay phải ở giữa cầm mũi tên kim cương, tay phải dưới cùng cầm nhẫn vàng.  Tay trái trên cùng cầm một chiếc thòng lọng, tay trái ở giữa là cây cung nạm ngọc và tay trái dưới cùng là chiếc chày kim cương. Ngài cưỡi trên lưng một con sư tử vàng, và có tám thị giả vĩ đại bao quanh bức tượng.

(G) Loại này có một mặt, sáu tay và sáu chân.  Nó được nhắc đến trong Kakuzenshō, trích dẫn một đoạn trong Shêng-wu-tunq-tsun-kuei. Trong Ashabashō có nói rằng tượng này bắt nguồn từ Shêng-wu-tung-tsun-nien-sung-i-kuei. Tuy nhiên, không thể tìm được mô tả về tượng này trong các chú giải hiện có. Theo đoạn văn được trích dẫn trong Kakuzenshō, khuôn mặt của tượng này biểu lộ sự tức giận, thân của nó có màu đen đục, một trong bảy lọn tóc rủ xuống vai trái.  Tay phải trên cùng cầm một con dao thanh kiếm sắc bén, tay phải ở giữa cầm cây gậy nạm ngọc, và tay phải dưới cùng cầm rìu sắt.  Tay trái trên cùng cầm thòng lọng, tay trái ở giữa cầm mũi tên kim cương, tay trái dưới cùng cầm một cây gậy mỏng và nhân vật ngồi trên tảng đá.  Trong Kakuzenshō còn đề cập rằng, theo truyền thống truyền miệng của Kaimyō-bõ, có một tượng khác có ba mặt, sáu tay và sáu chân. Và tay trái ở giữa của tượng này cầm nhẫn thay vì mũi tên kim cương. 

Như đã đề cập, có một số kiểu tượng Bất Động Minh Vương. Cp. Besson-zōki, Kakuzenshō, Shikeshō-zuzō, Daiso-jibon-fudō-myō-ō-zuzō, Tõjibon-fudō-myō-ō-zuzō, tất cả đều được đề cập trong Zuzō của Taishō-shinshū-daizōkyō.

Có rất nhiều tượng điêu khắc, tượng đúc và tượng sơn của Ngài Bất Động Minh Vương ở Nhật Bản.  Trong số đó, những tượng nổi tiếng được thờ ở các ngôi chùa sau, cụ thể là tượng sơn Ki-Fudō trong Onjō-ji, tượng sơn Aka-fudō trong Myō-ō-in ở Kōyasan, và tượng điêu khắc của Ngài Bất Động Minh Vương ở Shōgo-in, Hanju-in, Sanzen-in, Kyō-ō-gokokuji, Kdryuji, Henshōji ở Kyoto, Tōshōdaiji, Hasedera ở Yamato, Ishiyama-dera, Enryakuji ở Ōmi, Kongoji, Kanshinji ở Kawachi, Kongõbuji, Shōchi-in, Renjo-in, Nan-in ở Kōyasan, và Denjōji ở Bimgo.  Ngoài ra, còn có những cuốn sách chứa tuyển tập các tượng sơn của Ngài Bất Động Minh Vương ở Daigoji và Kanchi-in của Toji ở Kyōto.

Mạn-đà-la của Bất Động Minh Vương. Có hai loại mạn-đà-la của Ngài Bất Động Minh Vương, một (A) là mạn-đà-la bắt nguồn từ Kinh Đại Nhật, và loại còn lại (B) là mạn-đà-la bắt nguồn từ các chú giải.

(A) Mạn-đà-la bắt nguồn từ Kinh Đại Nhật. Theo lời giải thích được đưa ra trong AshabashōGyōrinshō, có một số cách mô tả mạn-đà-la này: (1) Ngài Bất Động Minh Vương được đặt ở phần tây nam của Đại mạn-đà-la Garbhakośadhātu. Ở đây, Ngài Bất Động Minh Vương không phải là hình chính. (2) Ngài Bất Động Minh Vương là hình trung tâm. Ở đây Đức Đại Nhật Như Lai chiếm chỗ của Ngài Bất Động Minh Vương trong mạn-đà-la Garbhakośadhātu. (3) Ngài Bất Động Minh Vương là hình trung tâm; nhiều vị thánh khác nhau được đặt trong vòng thứ hai, và các vị thần nằm trong vòng thứ ba. (4) Ngài Bất Động Minh Vương là hình trung tâm, các chày kim cương khác nhau được đặt trong vòng tròn thứ hai và các vị thần nằm trong vòng tròn thứ ba. (5) Bắt nguồn từ Kinh Đại Nhật (chương 2) và chú giải của nó (chương 9). Các chày kim cương trong vòng thứ hai của mạn-đà-la này được lấy từ những mạn-đà-la được đề cập trong Kinh Đại Nhật.

        (B) Mạn-đà-la bắt nguồn từ các chú giải. Có một số kiểu mạn-đà-la trong số này; (1) Ngài Bất Động Minh Vương được thờ ở trung tâm và tám đại thị giả vây quanh. Tám đại thị giả là Ekh, Eki, Anokudatsu (Anavatapta), Shitoku, Ukubhaga, Tỳ-kheo Shōjo, Kinkara và Ceịaka.  Các vị này được thờ lần lượt ở phía đông, nam, tây, bắc, đông nam, tây nam, tây bắc và đông bắc của Ngài Bất Động Minh Vương.  Bốn vị đầu tiên là biểu hiện của bốn loại trí tuệ, bốn vị còn lại là biểu hiện của bốn Ba-la-mật. Mạn-đà-la này được đề cập trong Shêng-wu-tung-tsun-i-tzū-ch’u-shêng-pa-ta-t’ung-tzũ-
pi-yao-fa-p’in
. (2) Mạn-đà-la được thờ như đối tượng thờ cúng chính. Theo truyền thống của Tō-mitsu (Mật tông Shingon), Ngài Bất Động Minh Vương có một mặt và bốn tay được đặt ở trung tâm của mạn-đà-la này, và các tầng trời thuộc tám hướng được đặt ở vòng tròn thứ hai. Do đó, đây là một mạn-đà-la kép. Ngược lại, trong Tai-mitsu (Mật tông Tendai), hình Bất Động Minh Vương màu vàng có một mặt và hai tay được đặt ở trung tâm của mạn-đà-la, tám hình Bất Động Minh Vương màu xanh lam-đen, có một mặt và bốn tay được đặt ở giữa vòng tròn thứ hai, và các tầng trời của tám hướng được vẽ trong vòng tròn thứ ba.  Do đó, đây là một mạn-đà-la gấp ba.  Nó bắt nguồn từ Shêng-wu-tung-tsun-an-chên-chia-kuo-têng-fa. (3) Trong vòng tròn trung tâm của mạn-đà-la này được đặt hình Bất Động Minh Vương màu vàng nhạt có hai tay (tay phải cầm kiếm và tay trái cầm thòng lọng) và tám hình Bất Động Minh Vương với một mặt và bốn tay được đặt được đặt trong tám vòng tròn bao quanh vòng tròn trung tâm. Bốn bình ngọc được đặt ở các góc của mạn-đà-la.  Mạn-đà-la này được minh họa trong Fudō-maṇḍala-shū (tuyển tập mạn-đà-la của Bất Động Minh Vương) được tìm thấy ở Kanchi-in của Tō-ji và nằm trong quyển 6, của Taishō-shinshū-daizōkyō-zūzō. (4) Hình Bất Động Minh Vương có hai tay (tay phải cầm kiếm và tay trái cầm thòng lọng) ở trung tâm. Tám hình Minh Vương, có khuôn mặt lộ vẻ giận dữ, được vẽ theo tám hướng hoặc tám góc, tỏa ra từ vòng tròn trung tâm.  Hình này cũng được thể hiện trong Fudō-maṇḍala-shū, đã đề cập ở trên. (5) Ở trung tâm của mạn-đà-la này thờ một hình Bất Động Minh Vương hai tay, ngồi trên một tòa sen tám lá.  Ngài cầm một thanh kiếm sắc bén ở tay phải và một chiếc thòng lọng ở tay trái.  Ở bốn góc của mạn-đà-la này được vẽ nhiều hình dáng Bất Động Minh Vương khác nhau.  Căn cứ của mạn-đà-la này không rõ ràng, nhưng nó cũng được thể hiện trong Fudō-maṇḍala-shū.  (6) Trong hình trung tâm của mạn-đà-la này là tượng Bất Động Minh Vương cầm một thanh kiếm sắc bén ở tay phải và một chiếc thòng lọng ở tay trái. Ngài ngồi trên một tảng đá vàng, hai chân buông thõng xuống. Hình Kinkara và Cetaka được vẽ ở hai bên của Ngài Bất Động Minh Vương, và bốn vị thiên vương được vẽ ở bốn góc.  Căn cứ cho mạn-đà-la này không được cung cấp, mặc dù mạn-đà-la này được thể hiện trong Kakuzenshō. (7) Bất Động Minh Vương hay 5 Đại Minh Vương được vẽ ở phần trong của mạn-đà-la này và 12 vị thần ở phần ngoài.  Mạn-đà-la này thường được gọi là Jũni-ten-mandala (mạn-đà-la 12 vị thần), nhưng đôi khi được gọi là mạn-đà-la của Ngài Bất Động Minh Vương vì hình trung tâm của mạn-đà-la này là Bất Động Minh Vương. (8) Trong mạn-đà-la này, Phật Thích-ca-mâu-ni được vẽ ở trung tâm, Bồ tát Manjusri ở bên trái, và Bồ tát Kim Cương Tát Đỏa ở bên phải.  Tượng Bất Động Minh Vương không bao giờ được vẽ bên dưới hình Bồ tát Kim Cương Tát Đỏa.  Hình này bắt nguồn từ nội dung của Ti-li-san-mei-ya-pu-tung-t’sun-wei-nu-wang-shih-chê-nien-sung-faPu-tung-shih-chê-t’o-lo-ni-pi-mi-fa; nhưng nói đúng ra hình này không thể được thừa nhận là một mạn-đà-la.


Đệ tử và thị giả của ngài Bất Động Minh Vương. (1) tám đại Dōji (thị giả đồng tử).  Trong Shêng-wu-tung-tsun-i-tzū-ch’u-shêng-pa-ta-t’ung-tzū-pi-yao-fa-p’in có đề cập rằng 4 vị Bồ-tát, Ekō, Eki, Anokudatsu và Shitoku và 4 vị thị giả, Ukubhaga, Tỳ-kheo Shōjō, Kinkara và Ceṭaka, là các đệ tử và thị giả của ngài Bất Động Minh Vương.  Họ được vẽ trong Tōjibon-fudō-myō-ō-zuzō (đề cập ở trên) và Kakuzenshō. (2) 48 đệ tử và thị giả của ngài Bất Động Minh Vương.  24 vị trong số này, long vương Kurikara và những vị còn lại đứng bên trái ngài Bất Động Minh Vương, 24 vị còn lại, ví dụ như vua Vajra Aśra, đứng bên phải ngài.  Tên của 48 vị này được liệt kê chi tiết trong Shêng-chūn-pu-tung-ming-wang-szū-shih-pa-shih-chê-pi-mi-chêng-chin-i-kuei.  Họ là những chư thiên và các vị vua khác nhau được cung cấp bởi ngài Bất Động Minh Vương để bảo hộ cho hành giả cả ngày lẫn đêm.

Các công cụ biểu tượng của ngài Bất Động Minh Vương. (1) thòng lọng và thanh kiếm.  Chúng được lý giải trong chương 13 của chú giải Kinh Đại Nhật. Chúng giống như các biểu tượng được mang bởi hai tay của ngài Bất Động Minh Vương.  Thanh kiếm được mô tả ở đây là một thanh kiếm sắc hai lưỡi. (2) Kulika.  Một thanh kiếm sắc bén có một con rồng đen cuộn tròn xung quanh. Trong Chū-li-chia-lo-ta- lunq-shêng-wai-tao-fu-t’o-lo-ni-ching có đề cập rằng ngài Bất Động Minh Vương đã biến hóa thành vua rồng kulika khi ngài tranh biện với 95 kẻ ngoại đạo để đập tan những ý tưởng ngoại đạo.  Vua rồng kulika này được thờ kính phổ biến. Ngài có bốn chân và theo bài kinh trên, bốn chân là biểu hiện của bốn đại minh vương: Gōsanze, Gundari, Dai-itoku và Kongō-yasha.  Một quan điểm khác cho rằng con rồng cuộn quanh thanh kiếm tượng trưng cho chiếc thòng lọng và, do đó, kulika này tượng trưng cho tính bất nhị của các biểu tượng, gươm và thòng lọng.  Tuy nhiên, một ý kiến khác cho rằng con rồng là bao kiếm của thanh kiếm và do đó, biểu tượng của ngài Bất Động Minh Vương là thanh kiếm. Hoặc, thanh kiếm là biểu hiện trí tuệ của Đức Phật, và con rồng là biểu hiện của ba phiền não lớn và do đó, kulika này cho thấy trí tuệ của Đức Phật và phiền não không tách rời nhau. (3) Thanh kiếm. (4) Cái chày một chân. Điều này cũng biểu thị trí tuệ vững chắc và âm thanh có thể loại bỏ mọi loại chướng ngại.

Chủng tử gốc của ngài Bất Động Minh Vương. (1) Hmmāṃ. Từ này là từ ghép của Hāṃ và Māṃ.  Theo lý giải được đưa ra trong chú giải Kinh Đại Nhật (chương 10), chủng tự này sở hữu phẩm chất xua đuổi phiền não nhờ sự thực hành và bản chất bất động, thanh tịnh và mạnh mẽ của nó.  (2) Hāṃ.  Chủng tự này bắt nguồn từ các đoạn “một chân ngôn là chủng tử của ngài Bất Động Minh Vương” và “Hāṃ là tánh của ngài Bất Động Minh Vương” ở trong Kinh Đại Nhật (chương 2).  Trong Shêng-wu-tung-tsun-i-tzū-ch’u-shêng-pa-ta-t’ung-tzū-pi-yao-fa-p’in, Hāṃ này cũng được coi là chủng tự của ngài Bất Động Minh Vương. (3) Hūṃ.  Từ này mang nghĩa là khả năng phá hủy, và tương ứng với khả năng khuất phục của ngài Bất Động Minh Vương.  Do đó, nó được coi là chủng tự của ngài Bất Động Minh Vương.  Chủng tự này bắt nguồn từ đoạn “Nếu hành giả tụng âm Hūṃ, biểu thị sự giận dữ và bắt ấn trong tâm trí mình, thì mọi bóng đen xấu ác đều tan biến” (Ti-li-san-mei-ya-pu-tung-tsun-shêng-chê-nien-sung-pi-mi-fa).


biểu lộ sự giận dữ và kết ấn trong tâm, thì tất cả những đám mây xấu ác đều bị loại bỏ” (Ti-li-san-me-ya-pu-tung-tsun-shêng-chê-nien-sung-pi-mi-fa).

 

Thủ ấn (Cử chỉ tượng trưng) của Ngài Bất Động Minh Vương. 14 loại dấu hiệu tượng trưng của Ngài Bất Động Minh Vương được giải thích trong các bài Kinh và chú giải sau đây, cụ thể là, Chin-kang-shou-kuang-ming-kuan-ting-ching-tsui-shêng-li-yin-shêng-wu-tung-tsun-ta-wei-nu-wang-nien-sung-t-kuei-fa-p’in, Ti-li-san-mei-ya-pu-tung-tsun-wei-nu-wang-shih-che-nien-sung-fa, Ti-li-san-mei-ya-pu-tung-tsun-shêng-chê-nien-sung-pi-mi-fa và Pu-tung-shih-chê-t’o-lo-ni-pi-mi-fa.

14 loại cử chỉ tượng trưng này thường được gọi là 14 thủ ấn thiết yếu của Ngài Bất Động Minh Vương. Thứ tự thực hiện và phương pháp hình thành những thủ ấn này không phải lúc nào cũng giống nhau.  Trong phần tiếp theo, mỗi thủ ấn (trong tổng số 14) sẽ được giải thích theo thứ tự và phương pháp hình thành được quy định trong Li-yin-kuei. (1) Thủ ấn thần bí thiết yếu.  Thủ ấn này còn được gọi là dấu hiệu kim, dấu hiệu một chân, cử chỉ cơ thể thiết yếu, thủ ấn samaya (‘kết hợp với nhau’) thiết yếu hoặc thủ ấn tâm thiết yếu. Phương pháp hình thành dấu hiệu này như sau:  Nắm hai tay lại, ngón cái chạm vào mặt trong của ngón nhẫn, gập đầu ngón giữa vào ngón cái và giơ ngón trỏ lên ấn chúng vào nhau.  (2) Thủ ấn núi châu báu: Nằm hai tay lại và đặt ngón cái vào hõm giữa hai bàn tay. (3) Thủ ấn đầu: Nắm chặt tay lại, xoay nắm tay phải lên và lấy nắm tay trái che lại. (4) Thủ ấn mắt: Nắm hai tay lại, đặt ngón cái vào hõm bàn tay, giơ hai ngón trỏ lên và đặt chúng lên mắt hoặc lông mày.  (5) Thủ ấn miệng: Bắt chéo các ngón út với hai lòng bàn tay hướng vào nhau; chạm vào các ngón út vào các ngón nhẫn; giơ các ngón giữa lên, chạm các ngón cái vào mu các ngón đeo nhẫn; chạm các ngón trỏ vào mu của các ngón giữa và đặt chúng lên miệng. (6) Biểu tượng tâm: Nắm hai tay lại; và tạo các vòng tròn bằng ngón trỏ và ngón cái. Dấu hiệu này là huyền bí nhất trong 14 cử chỉ tượng trưng và có nhiều ý nghĩa sâu xa.  (7) Tên của thủ ấn thứ bảy không được đề cập trong Li-yin-kuei, nhưng thường được gọi là Shisho-kaji-in (thủ ấn bảo hộ bốn nơi) hoặc Kō-in (thủ ấn phía sau): Nắm hai tay lại, giơ ngón giữa lên; dùng các đầu ngón trỏ chạm vào khớp đầu tiên của các ngón giữa, tạo hình châu báu bằng cách nối các ngón nhẫn lại với nhau; giơ các ngón út và ngón cái lên mà không để các đầu ngón chạm vào nhau.  Dùng dấu hiệu này để chạm vào miệng, hai vai và cổ họng.  Phương pháp tạo thủ ấn sau như sau: Đặt ngón trỏ và ngón đeo nhẫn vào hõm do 2 bàn tay tạo thành và nâng sáu ngón còn lại lên sao cho các đầu ngón chạm vào nhau, (8) Thủ ấn Shishi-funjin giống như một sư tử ở vịnh: Để tạo thành thủ ấn này, vung ngón trỏ bên phải ra mà không làm thay đổi hình dạng của thủ ấn thứ 7.


(9) Thủ ấn ngọn lửa: Dùng ngón cái bên phải chạm vào mặt sau của ngón giữa và ngón đeo nhẫn bên phải, giơ ngón trỏ bên phải lên và dùng bàn tay trái để nắm ngón trỏ bên phải lại. (10) Thủ ấn Kaen-rinshi tượng trưng cho việc dập tắt ngọn lửa: Nắm chặt hai tay lại, đưa đầu các ngón cái ra giữa các ngón trỏ và các ngón giữa, và chụm 2 mu bàn tay lại với nhau. (11) Thủ ấn Saṅkha: Dùng ngón cái bên trái chạm vào ngón nhẫn bên trái, dùng ngón cái bên phải chạm vào ngón út bên phải, giơ lên và chụm 2 ngón giữa lại với nhau, dùng ngón trỏ bên phải chạm vào khớp của ngón giữa bên phải và giơ ngón trỏ bên trái lên mà không chụm các đầu với nhau.  (12) Thủ ấn Khaḍga (kiếm): Còn được gọi là thủ ấn tiêu trừ tai họa. Để tạo thủ ấn này, hãy duỗi ngón trỏ và ngón giữa bên trái; dùng ngón cái bên trái chạm vào mu ngón nhẫn và mu ngón út bên trái; thực hiện tương tự đối với tay phải.  Lúc này, tay trái là bao kiếm và tay phải là kiếm. Sau đó, xoay bàn tay trái lên trên và cho ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải vào chỗ hõm tạo bởi các ngón của bàn tay trái. (Xem S. Toganoo, Studies in Esoteric Practices, trang 320, Hình minh họa số 31.)  (13) Thủ ấn thòng lọng: Dùng ngón cái bên phải chạm vào mu của ngón giữa, ngón áp út và ngón út bên phải, duỗi và đặt ngón trỏ bên phải vào hõm của nắm tay trái, dùng ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út bên trái để nắm lấy ngón trỏ phải, đồng thời tạo thành một vòng tròn bằng ngón cái và ngón trỏ trái.  Thủ ấn này tượng trưng cho chiếc thòng lọng mà Ngài Acalogra cầm trên tay. (14) Thủ ấn hình kim cương ba chân: Dùng ngón cái phải chạm vào mu ngón trỏ phải, đưa ra ba ngón phải còn lại và tạo thành hình giống chiếc chày ba chân.

Bên cạnh những cử chỉ biểu tượng đã đề cập ở trên, còn có nhiều thủ ấn khác được đề cập trong các chú giải, và nhiều thủ ấn huyền bí được lưu truyền ở Nhật Bản.

 

Shingon (‘Chân Ngôn’ hay từ tiếng Phạn: Mantra) của Ngài Bất Động Minh Vương. Nhiều loại chân ngôn của Ngài Bất Động Minh Vương được trình bày trong các chú giải nhưng có 4 shingon chính sau đây; (1) Ichiji-shingon (chân ngôn một từ).  Shingon này được giải thích trong chương Futsū-shingon-zō của Kinh Đại Nhật.  Namaḥ samanta vajrāṇām hāṃ là ‘chân ngôn’ này.  Từ hāṃ ở cuối là cốt tủy của mantra này, còn những từ khác giải thích về việc nương tựa vào Ngài Bất Động Minh Vương. Do đó, shingon này được gọi là ‘shingon một từ’.  Mantra này sở hữu khả năng hoàn thành mọi loại thành tựu và do đó, nó có thể được sử dụng với mọi thủ ấn. (2) Jikyū-ju (‘chân ngôn’ hay mantra huyền bí từ bi và cứu độ).  Chân ngôn này cũng được giải thích trong chương Futsū-shingon-zō của Kinh Đại Nhật. Namaḥ samanta vajrāṇām caṇḍa mahāroṣaṇa sphaṭaya hūṃ toraka hāṃ māṃ là ‘chân ngôn’ hay shingon này. ‘Chân ngôn’ sở hữu năng lực loại bỏ mọi loại chướng ngại đối với những người trì tụng shingon.  Trong Kinh Đại Nhật có đề cập rằng ‘chân ngôn’ này được tụng tạo thủ ấn


 thứ 12, cụ thể là thủ ấn Khanḍa.  (3) Kakai-ju (‘chân ngôn’ thế giới lửa huyền bí).  Chân ngôn này được đề cập trong Li-yin-kuei, Genpōji-gikiSeiryūji-giki và được đọc như sau: Namaḥ sarvatathagatebhyaḥ sarva mukhebhyaḥ sarvathā traṭ caṇḍa mahāroṣaṇa khaṃ khahi sarva vighnām hūṃ trat hāṃ māṃ.  Nó sở hữu năng lực thiêu đốt mọi loại phiền não và chướng ngại, và được tụng khi tạo thủ ấn ba chân thiết yếu, (4) ‘Chân ngôn’ Se-zanjiki (chân ngôn cúng dường thức ăn dư).  Chân ngôn này được giải thích trong Ti-li-san-mei-ya-pu-tung-tsun-wei-nu-wang-shih-chê-nien-sung-fa.  Trong một số chú giải, một số từ được thêm vào ‘chân ngôn’ hay chân ngôn này.  Shingon này là namaḥ samanta vajrāṇām traṭ amoghacaṇḍa mahāroṣaṇa sphaṭaya hūṃ tramaya hūṃ traṭ hāṃ māṃ.  ‘Chân ngôn’ này có nghĩa là Ngài Bất Động Minh Vương diệt trừ mọi phiền não trong định đại sân.  Ngài bảo hệ mọi hành giả, kể cả những hành giả trú tại nơi bất tịnh và ăn những mẩu thức ăn thừa.  Bản thân Ngài được dâng cúng thức ăn thừa, và bằng cách chia sẻ chúng, Ngài thể hiện sự bất nhị của thanh tịnh và bất tịnh.

Fujikan (sự tập trung ban đầu thông qua các chữ cái tượng trưng được đặt trên các bộ phận khác nhau của thân Ngài Bất Động Minh Vương). Đây là cách tập trung trực giác mà theo đó hành giả nhận thức rằng, sau khi hoàn thành các dấu hiệu ở thân trên của Ngài Bất Động Minh Vương, hành giả sẽ đồng nhất mình với Ngài Bất Động Minh Vương bằng cách áp dụng từng chữ trong số 19 chữ cái lên các bộ phận khác nhau trên cơ thể mình. Đây là hình thức tập trung trực giác quan trọng nhất của các tập trung khác nhau trên Ngài Bất Động Minh Vương.  Việc sử dụng 19 chữ cái trong sự tập trung này được cho là có nguồn gốc từ 19 chày kim cương. Điều này được đề cập trong chương Jūshinbon của Kinh Đại Nhật.  Phương pháp tập trung trực giác này được mô tả trong Li-yin-kuei là “sự tập trung hay trạng thái tâm trong đó tất cả các vị chư thiên và a-tu-la, và thậm chí cả các vị bồ tát thập địa không thể di chuyển”.  Theo nội dung của Li-yin-kuei, 19 chữ cái và các bộ phận khác nhau của cơ thể mà chúng được áp dụng như sau: khãṃ, đỉnh đầu; khiṃ, toàn bộ tóc trên đầu; khi, tóc buộc; khāṃ, lọn tóc trên trán; , tai kim cương; traṭ, mắt (mắt phải được biểu thị bằng tra và mắt trái được biểu thị bằng ); hūm, mũi ; ho, miệng ; haṃ, lưỡi kim cương; , vai; maṃ, họng; taṃ, vú; maṃ, tâm; ṭam, rốn; ṭom, hai bên ngực; ṭa, eo; haḥ, hai đùi ; haṃ, đầu gối; hāṃ, cả hai chân. Trong Li-yin-kuei cũng đề cập rằng trong ‘chân ngôn’ hay shingon, một số chữ nhất định, ‘chữ nương tựa’, được thêm vào mỗi chữ trong số 19 chữ và những công thức này được đọc tụng khi áp dụng các chữ này vào các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Tập trung trực giác của 19 dấu hiệu nổi bật. Chủ đề về sự tập trung trực giác được đề cập trong Denju-shū mà đoạn tương ứng được trích dẫn.  Đây là phương pháp nhận thức 19 đặc điểm của Ngài Bất Động Minh Vương, hình tướng, thanh kiếm, 16 thị giả, Kiṅkara và Ceṭaka và những người khác.


Đức hạnh và Hiệu lực của Bất Động Minh Vương. Sự giác ngộ bên trong của Ngài Bất Động Minh Vương được sinh ra từ tâm bồ đề thanh tịnh bất động vững chắc. Do đó, Ngài có thể thành tựu và hoàn thành các lời nguyện của hành giả.  Hơn nữa, vì là thị giả của Đức Như Lai Đại Nhật, nên Ngài có thể hóa giải tai họa do bệnh tật, độc dược và hỏa hoạn, Ngài có thể khuất phục Ma vương, làm cho mọi người sung túc và mang đến sự bình an cho gia đình họ.

Do đó, có bốn hình thức thờ cúng, phương pháp thờ cúng khác nhau tùy theo mục đích mà việc khẩn cầu được thực hiện, tức là để giải trừ tai họa, phát tài phát lộc, tỏ lòng tôn kính hoặc chiến thắng kẻ thù.  Trong bốn hình thức thờ cúng này, hình thức phổ biến nhất là cầu xin chấm dứt hoặc ngăn chặn tai họa.  Do đó, trong tất cả các vị thần của Phật giáo, Bất Động Minh Vương được coi là vị thần hộ mệnh quan trọng nhất. Thân Bất Động Minh Vương được chế tạo theo lệnh của Đức Như Lai Đại Nhật.  Do đó, Ngài thường được thờ cúng ở Nhật Bản để đảm bảo hạnh phúc cho gia đình hoàng gia cũng như các gia đình quý tộc khác. Ngay cả dân thường cũng rất tín ngưỡng vào Ngài. Ví dụ, hiện nay tượng Bất Động Minh Vương tại chùa Shinshō ở Naritasan, tỉnh Chiba, thu hút một số lượng tín đồ rất lớn từ mọi miền đất nước. Bên cạnh bức tượng này, còn có những tượng Bất Động Minh Vương khác ở nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản.  Chúng được một lượng lớn tín đồ tôn thờ và kính ngưỡng. Phương pháp thờ cúng Bất Động Minh Vương được quy định trong Kakuzenshō, Ashabashō và các tác phẩm khác.  Một lần nữa, trong Fudō-myō-ō-reiō-ki, 4 quyển được viết và biên soạn bởi Sōsan của chùa Kakujō ở Sanuki, gồm 49 câu chuyện bí ẩn và hỗn tạp về Bất Động Minh Vương.

Kinh và Chú giải liên quan đến Bất Động Minh Vương. Mahāvairocanābhisambodhi-vikru-vitādhisthāna-vaipulya-sũtredra-rāja-nāma-dharma-paryāya-sūtra, Chin-kang-shou-kuang-ming-kuan-ting-ching-tsui-shêng-li-yin-shên-wu-tung-tsun-ta-wei-nu-wang-nien-sung-i-kuei-fa-p’in, một quyển, do Amoghavajra dịch; Ti-li-san-mei-ya-pu-tung-tsun-wei-ni-wang-shih-che-nien-sung-fa, một quyên, do Amoghavajra dịch, Ti-li-san- mei-ya-pu-tung-tsun-shêng-che-nien-sung-pi-mi-fa, ba quyển, do Amoghavajra dịch; Pu-tung-shih-chê-t’o-lo-ni-pi-mi-fa, một quyển, do Vajraprajna dịch; Shêng-wu-tung-tsun-an-chên-chia-kuo-têng-fa, một quyển; Shêng-wu-tung-tsun-i-zū-ch’u-shêng-pa-ta-t’ung-tzū-pi-yao-fa-p’in, một quyển; Shêng-chun-pu-tung-ming-ranq-szũ-shih-pa-shih-chê-pi-mi-ch’êng-chiu-i-kuei, một quyển; Chu-li-chia-lo-ta-lung-shêng-wai-tao-fu-t’o-lo-ni-ching, một quyển; Shuo-chũ-li-chia-lung-wang-hsiang-fa, một quyển; Chu-li-chia-lo-lung-wang-i-kuei, một quyển, được dịch bởi Vajraprajñā và những dịch giả khác.


Sách tham khảo liên quan đến Bất Động Minh Vương. Các chương 5, 9 và 16 của chú giải Kinh Đại Nhật, Taizō-shibu-aiki, Shosetsu-fudō-ki, (Không nhìn rõ), Besson-zōki, Kakuzensko, Hakusõketsu, Hishō-mondō, Ashaba-shō, Gyōrin-sho, Keiran-shūyō-shu           và các tác phẩm khác.

JISHŪ ODA.