ACALĀGRA VIDYĀRĀJA

Từ “Mik-kyo-bi-jutsu-ron” của Rynken Sawa

ACALĀGRA VIDYĀRĀJA: Tượng của Kwaikei (1203 A.C.) ở chùa Daigoji, Kyoto, Nhật Bản vào thế kỷ 14 Gaḍalādeṇiya, dài 30 in. (~0.762m).[1] Điều này cũng đúng với một thế kỷ trước đó khi câu chuyện được viết ra, trừ khi nó được thay thế bởi số liệu còn sớm hơn nữa. Nếu đơn vị cubit (Legge) có đúng độ dài như vậy, thì 400 cubit sẽ tương đương 1.000 ft. (~304.8m), điều này khá khó tin. Cũng khó chấp nhận con số 470 ft. (~143.26m), vì sẽ khiến bảo tháp có chiều cao mà các sử gia địa phương hay truyền thống đề xuất. Tuy nhiên, có thông tin trong Đảo sử về một “đại bảo tháp” của vua Gajabāhuka-gāmaṇi. Biên niên sử này được viết vào cùng thời điểm với chuyến viếng thăm của Pháp Hiển, và với tham khảo về kích thước từ ông, có thể cho rằng bảo tháp có kích thước lớn. Tuy nhiên, con số thực chỉ dựa trên số liệu duy nhất của Pháp Hiển. Điều này là một thách thức, trừ khi cách đo của ông được thực hiện rất khác so với đơn vị đo lường được sử dụng ở Tích Lan, như đã chỉ ra.

Thông tin hiện có tới lúc này chỉ ra khả năng cao nhất rằng bảo tháp khổng lồ ở phía bắc là của Vô Uý Sơn. Việc xác định bảo tháp phía đông thuộc Kỳ Viên Tự hiện nay chủ yếu dựa vào việc loại trừ hơn là căn cứ vào một hay hai điểm đã đề cập ở trên.[2]

Trước khi kết thúc thảo luận vấn đề này, ta có thể đề cập một tài liệu tham khảo quan trọng hơn về Vô Úy Sơn bảo tháp. Cuốn Saddharmaratnākaraya[3] (hoàn thành năm 1417[4]) đã ghi lại chiều cao lên đến 140 cubit của tháp bởi một trong những vị vua tên là Ca-diếp. Ngài cũng được cho là đã cất giữ tập dharmadhātu (Pháp giới) trong đó. Ngày nay tập Pháp giới này được gợi ý là tên cuốn sách.[5] Nhưng nếu coi vị vua Ca-diếp là vua Ca-diếp V, thì ta có đoạn văn sau được dịch từ bản khắc: “Bằng (cách biểu dương) các lễ hội di vật, ngài đã tôn vinh Phật bảo. Để hoàn thành quyết tâm (thể hiện trong lời nói của ngài) ‘làm sao để tôn vinh Pháp bảo’, vua đã cho khắc những bài giảng Thắng Pháp trên những bảng vàng (và sau đó) tổ chức đại cúng dường.”[6] Có khả năng là một phần trong số đó đã được tặng cho Vô Úy Sơn , nơi ngài đã xây dựng một số công trình. Nếu vậy, có thể những bảng vàng này được cất giữ trong bảo tháp và sẽ không quá viển vông nếu cho rằng việc trân tàng tấm bảng Thắng Pháp là Pháp giới.

Dù Vô Úy Sơn Tự giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử Tăng đoàn, nhưng nếu chỉ với tư cách là kình địch của Đại Tự Viện, thì bản thân bảo tháp không được xem là nơi lưu giữ của bất kỳ thánh tích nào. Do đó, thực chất nó có vẻ không được tôn kính theo cách của các tháp lưu trữ xá lợi khác như Thūpārāma (Tháp Viên), Đại Bảo Tháp, Mahiyaṅgaṇa, v.v… Dường như nó chỉ được ghi nhận về kích thước khổng lồ – sánh ngang với Kỳ Viên bảo tháp, có thể là công trình xây dựng lớn nhất thuộc loại này trong thế giới Phật giáo. Khi tập Đại sử được biên soạn, địa điểm này rõ ràng đã được thần thánh hóa dưới con mắt của biên niên sử gia và lời kể của Pháp Hiển. Đối với tu sĩ-biên niên sử gia chính thống của Đại Tự Viện, Vô Úy Sơn Tự không phải là ngôi nhà dị giáo đáng ghét bỏ.

(Cái tên Vô Úy Sơn Tự đã được sử dụng ít nhất là vào năm 1870 cho một ngôi nhà thờ tượng ở Quadrangle, Polonnaruwa, và đổi thành Thūpārama vào năm 1886, cả hai đều không có căn cứ nào. ASCAR năm 1903, p. 32).

D. T. DEVENDRA



[1] CJSc. (G), II, p. 109. Vẫn chưa giải thích được liệu bia khắc có phải thuộc về thế kỷ 14 hay không.

[2] Cần lưu ý rằng toàn bộ ASCAREZ. có liên quan tới năm 1913 đã lưu lại các định danh mà ngày nay các  học giả cho là không chính xác (ASCAR. từ 1910-11, p. 16 ft. nt.).

[3] Ch. 13.

[4] C. E. Godakumbura: Văn học Sinhala, p. 97.

[5] Chủ nghĩa Đại Tự Viện ở Tích Lan, p. 46.

[6] EZ. I, p. 52.