ACALA (1), tên của một vị Phật tương lai. Những hoàn cảnh dẫn đến sự tiên đoán về việc Ngài xuất hiện trên thế gian để trở thành một Đấng giác ngộ viên mãn được đề cập trong Avadāna Śataka. (I, 47-53 ; AMS. XVIII, 446).

Một thời, khi Đức Phật cùng chúng đệ tử đang trú tại Kỳ-đà viên, trong khu rừng của ông Cấp Cô Độc, có hai thương gia sống ở Xá-vệ.  Một người tin vào Tīrthika Pūraṇa, còn người kia tin vào Đức Phật. Vì vậy, trong cuộc trò chuyện của họ, đệ tử tại gia của Pūraṇa tuyên bố rằng Pūraṇa và 5 đạo sư ngoại đạo khác lỗi lạc hơn Đức Phật; và đệ tử cư sĩ của Đức Phật cho rằng Thầy mình là Bậc xuất chúng hơn.Họ thậm chí còn đặt cược tất cả tài sản của mình để ủng hộ cho các quan quan điểm tương ứng.  Khi nghe nói về điều này, vua Ba-tư-nặc đã ra lệnh cho các quan đại thần điều tra.  Các quan đại thần đã sắp xếp cho một cuộc tranh luận công khai giữa hai người.  Ở đó, đệ tử của Pūraṇa bắt đầu thỉnh cầu chân lý về tín ngưỡng (satyopayācana) của mình, “Nếu quả thật lục sư ngoại đạo như Pūraṇa là bậc tối tôn trên đời, thì nguyện cho những bông hoa, hương nhang và nước này sẽ tự dâng hiến cho những vị đạo sư trên”.  Ngay khi anh ta thốt ra những lời này, những bông hoa rơi xuống đất, lửa tắt và nước rơi trên mặt đất vơi dần và thấm vào lòng đất.  Ngay sau đó, vị đệ tử của Đức Phật đã thỉnh cầu chân lý về tín ngưỡng của mình rằng: “Nếu quả thật Thế Tôn là Bậc tối tôn tối thắng, thì nguyện cho những bông hoa, hương nhang và nước này sẽ tự dâng hiến cho Ngài.” Ngay khi vừa dứt lời, điều ước của anh chàng đã được thành tựu, dân chúng chứng kiến điều kỳ diệu này đã tập trung quanh Đức Phật.  Ngài thuyết lên một bài kinh có tựa đề là Ba Tuyên Bố Cao Thượng, bản tánh của nó là của vạn hữu, bất kể điều gì, Như Lai được coi là Đấng tối tôn tối thắng.

Trong tất cả các pháp, dù hữu vi hay vô vi, pháp không chấp trước (virāga-dharma) là tối thắng.  Trong các hội chúng, dù là saṅgha, gaṇa, pūha hay pariśad, chúng đệ tử của Như Lai là tối thắng.  Những ai tin vào Phật, (virāga-) Pháp, Tăng có thể đạt được phúc báo thù thắng.

Khi kết thúc bài pháp này, đệ tử của Pūraṇa đã phát khởi tín tâm vào Đức Phật, và quỳ xuống đảnh lễ Ngài, phát nguyện sẽ trở thành một vị Phật trong tương lai.  Lúc này, Đức Thế Tôn mỉm cười, và để trả lời câu hỏi của tôn giả A-Nan, Ngài thọ ký cho hành giả này, sau khi đạt được trí giác (bodhi), sẽ trải qua 3 a-tăng-kỳ kiếp và trở thành một Đấng toàn giác tên là Acala.

 

ACALA (2), tên của một định, xuất hiện trong chương 10 và chương 18 của Kinh Đại Phẩm Bát Nhã (Nanjio, Số 3) với tư cách là 1 trong 108 loại định của nó (Śspp. 1421. 19 & Mhvyut. 580).  Nó được dịch sang tiếng Hán là pu-tung, pu-pien-i hoặc pu-pien-tung, cả 3 đều có nghĩa là ‘bất động’, ‘bất biến’.

Nó tượng trưng cho trạng thái tĩnh lặng và bất động của những người thực hành mức định này, là sự chứng ngộ giáo lý thiết yếu của Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

 

ACALA (3), một trong 10 krodha (hất-đà-la).  Nó được viện dẫn trong Siddhaikavīra Sādhana (Sãdh. 137) cùng với krodha Ṭakkirāja. Tuy nhiên, Dharmasaṅgraha (v. 11), trong khi liệt kê 10 Krodha, lại lấy Acaraṭarkirāja (cho Acalaṭakkirāja) làm tên của một krodha duy nhất; và Edgerton (BBS. s.v.) chỉ ra Āryoṣṇīṣa-vijayā-sādhana về sự xuất hiện của một cái tên như vậy. Tuy nhiên, có thể chỉ ra rằng từ ghép xuất hiện ở đó cũng có thể được giải quyết để đọc: Acala, Ṭakkirāja, Nīladaṇḍa và Mahābala lần lượt ở phía đông, nam, tây và bắc (tataḥ pūrvadakṣiṇapaścimottareṣu acataṭakkirājanīladaṇḍamahāblāḥ :Sãdh. trang 418. 6-7).

 ACALA (4), một trong những trưởng lão nổi tiếng đã tập hợp tại buổi lễ thành lập Suvannamali cetiya (Dpv. xix, 8; MhvA. II, 526). Theo Thūpavaṃsa (trang 73) vào dịp này trưởng lão Acala cùng 10 trưởng lão khác vây quanh trưởng lão Tất-đạt-đa, vị đứng trước bình nước đầy (puṇṇaghata), quay mặt về hướng đông.  Thūpavaṃsaya tiếng Sinhala có một phiên bản hơi khác: trưởng lão Acala cùng 10 trưởng lão khác được cho là đã đứng tại chỗ này và xung quanh là các tỳ-kheo đệ tử của họ (trang 85).

 ACALA (5), được đề cập trong Vaṃsatthappakāsinī (MdhvA. II, trang 535) với tư cách là phụ tá cho công trình sư Sirivaḍḍhaka, người đã làm việc ở Suvannamãli cetiya.  Mahāvaṃsa không đề cập đến ông, nhưng Mahāvaṃsa mở rộng gọi ông là Bhaddaka (xxx, 26).

 ACALĀ (1), tiếng Tây Tạng: mi-gyo-ba (bất động, kiên định), tiếng Hán: pu-tung, là tên được đặt cho Bồ tát bát địa[1] hoặc giai đoạn trong sự phát triển tu tập thăng tiến một vị Bồ tát. Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh giải thích rằng địa này được gọi như vậy bởi vì ở đây một vị bồ-tát không thể bị nhiễu loạn bởi hai ý niệm nhân và vô nhân (dvayasaṃjñavicalanād acalā ca nirucyate, dvābhyāṃ saṃjñābhyāṃ avicalanāt. Nimittasaṃjñayā animittābhogasamjñayā ca).[2] Tuy nhiên, theo Kinh Thập Địa, địa này còn được gọi là Avivartya hay Giai đoạn Bất lai; Durāsāda hay Giai đoạn khó thành tựu; Kurnāra hoặc Giai đoạn Hoàng tử; Janma (cp. Janmanideśa bên dưới); Pariniṣpanna hay Giai đoạn Viên mãn; Pariniṣṭhita hay Giai đoạn Thành tựu; Nirmāṇa hay Niết-bàn vì vị Bồ-tát ở đây thực sự đạt được bản nguyện của mình; Adhisthāna hay Giai đoạn Đặt Nền móng và Anābhoga hay Giai đoạn Tự phát.[3]

 Cần 8 công cụ (parikarma) để thành tựu giai đoạn này, đó là, sarvasattvcitta-jñāna, abhijñākrīḍana, buddhakṣetraniṣpatti, buddhasevā, divyacakṣuṣoniṣpatti, jinakṣetraparisuddhi, māyopamāvasthāna và saṃcintyabhavādānā.[4] Những công cụ này tương ứng với các phẩm chất đặc trưng mà, theo Bát thiên tụng bát-nhã-ba-la-mật-đa, một vị bồ tát phải chứng được khi ở địa thứ tám (không ấn định tên). Một vị bồ tát trong địa này có thể đọc được tâm niệm của tất cả chúng sinh, chứng đạt thần thông (abhijñā), thấy được tất cả các cõi Phật, cúng dường chư Phật bằng cách phụng sự tất cả chúng sinh, và chứng đạt tuệ nhãn hiểu đúng về bản chất của Pháp thân.  Vị ấy có được chủ quyền của vũ trụ và sau đó từ bỏ nó.  Vị ấy biết các thần lực cao hơn và thấp hơn của tất cả, trang nghiêm các cõi Phật và thực hiện mọi hành động mà không dính mắc vào bất cứ điều gì. Bây giờ vị ấy thành tựu kṣānti (hạnh nhẫn), được gọi là anutpattika-dharma-kṣānti (vô sanh pháp nhẫn) (tức là, chấp nhận sự bất sanh của vạn pháp). Chư Phật khai thị cho Vị ấy vô lượng tri kiến; nếu không, Vị ấy sẽ nhập Niết bàn thay vì kiên trì nỗ lực để chứng đạt bodhi vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Vị ấy hiểu quá trình tiến hóa, và thoái trào của thế gian.  Vị ấy biết chính xác số lượng nguyên tử (vi trần) trong các nguyên tố khác nhau cấu tạo nên pháp giới.  Vị ấy hóa thân thành các thân phận khác nhau và dùng thân phận này để tiếp cận những người mà vị ấy cho là phù hợp (svakāyavibhaktim ādarśayati).  Vị ấy chứng đạt thập lực (vaśitā). Vị ấy đặc biệt huân tập viên mãn các nguyện (praṇidhāna)   mà không bỏ qua những nguyện khác, và lòng từ tràn ngập khắp pháp giới.[5]

Tuy nhiên, Mahāvastu gọi địa này là Janmanideśa hay chứng thực về sanh và đưa ra các chi tiết của nó trong phần đề cập đến địa thứ tư.[6]  Ở đây nói rằng, vị Bồ tát đã đạt đến đầu địa thứ 8 thì sẽ không phạm lỗi lầm.  Các vị dứt khoát huân tập thiện nghiệp và lòng từ phủ trùm khắp pháp giới.  Vì không thể phạm sai lầm nên các vị không bị đọa vào địa ngục hay súc sinh (tiryagyoni). Chính từ địa thứ 8, các vị bồ tát bắt đầu từ bỏ mọi sở hữu và thực hiện những hy sinh không tưởng.  Các vị được xem như Đức Phật toàn giác.  Từ đó trở đi, các vị là những bậc thầy về thiền định thâm sâu.  Các vị chán ghét các lạc thú và ca ngợi sự giải thoát.  Được chư Phật chỉ dạy, các vị giáo hóa nhiều chúng sinh chứng đắc A-la-hán; nhiều chúng sinh đủ điều kiện trở thành đệ tử. Từ đó trở đi, các chư thiên, a-tu-la, và phạm thiên bị cuốn hút bởi đức hạnh của các Vị và chắp tay cung kính các vị.[7]

Địa này đặc biệt gắn liền với trí tuệ của Thiền Phật A-súc-bệ.

Anābhoga-nirnimitta-vihāra hay vô vi trú xứ không có sự nỗ lực hay tư tưởng của Bồ tát-địa được cho là tương ứng với bát địa, Acalā, của Kinh Thập Địa. Trong tịnh xá này, hành
động của bồ tát là hoàn toàn thanh tịnh, trong khi các Vị không như vậy ở các trú xứ trước. Vị ấy hoàn toàn thấu rõ về quá khứ, hiện tại và vị lai.  Vị ấy hiểu rằng vạn pháp sự không thể định nghĩa hay diễn tả được.  Không thể có sanh và không có nguyên nhân. Vì vậy, Vị ấy chứng đạt kṣānti có tên là anutpattika-dharma-kṣānti. Lúc này, vị ấy được chư Phật khuyến giáo và chứng được thập lực (vaśitā).  Vị ấy có thể an trú những tầng thiền mà mình muốn trải nghiệm.  Vị ấy có thể có được những vật dụng như đồ ăn thức uống chỉ bằng cách nghĩ đến chúng. Tất cả những mong muốn của Vị ấy đều tự động được đáp ứng.  Vị ấy có thể biết mọi thứ mà mình muốn biết.  Vị ấy không bao giờ mất liên thông với chư Phật.[8]

T. RAJAPATIRANA.

 ACALĀ (2), 1 trong 11 la sát nữ, theo Kinh Pháp Hoa (trang 400), đã xuất hiện trước Đức Như Lai cùng với con cái và họ hàng của mình và tuyên bố rằng họ sẽ bảo hộ những giảng sư nào tuân giữ Dharmaparyāya (q.v.) của Kinh Pháp Hoa. Cô cũng được đề cập trong Mahāmāyūrī như một la sát nữ. Xem thêm KUNTῙ.

 ACALĀ (3), một từ tiếng Phạn, nghĩa đen là ‘bất động’. Từ này xuất hiện ở dạng tên của phụ nữ trong một số bài kinh.  Một trong số đó là ở Gaṇḍavyūha, nơi cô ấy xuất hiện với tư cách là 1 trong 55 cố vấn thông thái.  Sudhanaśreṭhi-dāraka, một cậu bé đã đến thăm từng vị thầy trong số 55 vị này để được hướng dẫn đúng đắn về lối sống của Phật giáo, đã đến gặp cô vào lần viếng thăm thứ 20. Theo cách giải thích của nhà chú giải người Trung Quốc, cô đã dạy cậu bé những lời dạy đặc biệt liên quan đến thập nghiệp của Bồ tát.  Ở đây tên của cô được dịch sang tiếng Hán là Pu-tung (bất động) và sang tiếng Tây Tạng là Mi-gyo-ba (Gvyū. 173. 13, 178. 1 ff.).

Trong Kinh Pháp Hoa, từ này cũng xuất hiện dưới dạng tên của một phụ nữ là. Acalā là một trong mười la sát nữ hay nữ hộ pháp của Phật giáo, được cho là con gái (đôi khi là đồng đạo) của Hãritĩ (Pl. XXVI), nữ hộ pháp nổi tiếng nhất của Phật giáo. Cô được đề cập là người thứ bảy trong số họ và nhiệm vụ đặc biệt của cô là bảo vệ kinh điển Phật giáo khỏi ngoại đạo.  Cô mang vẻ ngoài của một thiên nữ xinh đẹp; y phục màu màu xanh lá nhạt. (Tất cả những nữ hộ pháp khác đều có màu sắc y phục cố định cho riêng mình.)  Theo Nichiren, tu sĩ nổi tiếng  người Nhật Bản hành trì kinh này, những linh hồn này là những ác quỷ thuộc đẳng cấp cao nhất.  Loại quỷ cao nhất lấy linh hồn của con người, quỷ đẳng cấp thấp hơn lấy nội tạng, trong khi quỷ đẳng cấp thấp nhất lấy phân hoặc nước tiểu của con người (Sdmp. trang 336). Từ tương đương của tên này trong tiếng Hán có nghĩa là ‘không mệt mỏi’ và trong tiếng Tây Tạng là Me (nghĩa là không),

S. K.


[1] Dbhg. 5; Dhsṃg. 64; Mhvyut. 893; Laṅk.15.5; Bbh. 353.3.

[2] Trang 182. Cp. Bbh. trang 23, trong Phụ lục của Dbhg. Tad yathācalāyām bhūmau pūrvakābhisamskārāpagamãd anābhogam niscalavāhimargasamārūdham tac cittaim tasyām bhūmau pravartate.  Tasmāt sã bhūmir acalety ucyate. Dbhg. trang 71 : . . . acalety ucyate ‘samhāryatvat. Māhāyana-Sutrālankāra 78b 4 : nimitta-ābhoga akampatvād acalā bhūmih, trích dẫn bởi E. Obermiller trong “The Doctrine of Prajñāpāmitā”, Acta Orientalia, XI, trang 56.

[3] Dbhg. 71 ; cp. và ERE. II, 747-748.

[4] Prajñāpāmitās, I, QOS. LXII, trang 99.

[5] Śspp. trang 1457-1458; Dbhg. trang 63-73; Har Dayal, The Bodhisattava Doctrine, vi.

[6] I, 76. 17 ; cp. Dbhg. trang 71: Janma-yathibhiprāya vaśavartitvāt.

[7] Mhvu. I,102, 105-107.

[8] Bbh. trang 21-23, trong Phụ lục của Dbhg.