ABRUPT DOCTRINE
ABRUPT DOCTRINE, (đốn giáo) 頓教, là một giáo lý của Đại Thừa, ở đây có nghĩa là ‘sự tu tập không cần đi qua ngôn ngữ hoặc trình tự, mà đánh thẳng vào trí huệ xuyên thấu của bản thân, mà theo đó hành giả có thể đạt được sự giác ngộ viên mãn, tức khắc một cách bất ngờ.”[1] Nói một cách khác ‘đốn giáo’ dạy người hành giả cách đạt được sự tỏ ngộ thình lình, nghĩa là, để chứng đắc Quả Vị Phật ngay lập tức, mà không cần phải đi qua một giáo lý hoặc cách thức tu tập chỉ dạy theo cách tăng dần lên kéo dài qua vô lượng kalpas (kiếp).
Giáo lý này thuộc về vài trường phái Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng sự trình bày sớm nhất của giáo lý này dựa trên triết lý của bộ Gaṇḍavyūha (Kinh Hoa Nghiêm). Tuệ Quan (慧観) (383-453)[2], người giải thích Gaṇḍavyūha Sūtra (Kinh Hoa Nghiêm), trong quá trình phân loại những giáo lý pha tạp của Phật Giáo thành những giáo lý cao hơn và những giáo lý thấp hơn, đã tập hợp những giáo lý của Gaṇḍavyūha Sūtra và cho là giáo lý trong Gaṇḍavyūha Sūtra là giáo lý cao nhất trong Phật Giáo. Theo ngài Tuệ Quan, chỉ có Kinh Hoa Nghiêm giải thích con đường đốn ngộ để chứng đắc Quả Vị Phật, trong khi tất cả những sūtras còn lại tán thành với con đường chứng ngộ từ từ. Nhưng theo ngài Thiện Đạo (善導) (613-681), người thành lập ra phái Tịnh Độ Tông ở Trung Quốc, chỉ có giáo lý Tịnh Độ (Sukhāvatī) mới dạy cách để
đốn ngộ Quả Vị Phật. Ở trong phái Thiền Trung Quốc, phái “Nam Tông” được thành lập bởi ngài Huệ Năng (638-713), một đệ tử nổi tiếng của ngài Hoằng Nhẫn (643-716), được dựa trên giáo lý đốn ngộ, trong khi “Bắc Tông” được thành lập bởi ngài Thần Tú (605-706), cũng là một đệ tử nổi tiếng của ngài Hoằng Nhẫn, tuân thủ theo con đường tiệm ngộ, chứng ngộ từ từ. Mặc dù tất cả những bộ phái của Phật Giáo Nhật Bản thuộc dòng Nam Tông[3] trong dòng Thiền Nhật Bản, phái Rinzai (Rinzai-shū) được thành lập ở Nhật Bản bởi vị tu sĩ người Nhật tên Eisa (1141-1215) và vị này đặt tên phái theo tên của vị tăng nổi tiếng Rinzai (Lâm Tế) ở Trung Quốc, thì ủng hộ quan điểm “đốn giáo”, trong khi phái Sōtō (Sōtō-shū) được thành lập bởi Dōgen thì tán thành quan điểm “tiệm giáo.” Sự khác biệt ở đây là đốn giáo không tin vào suy xét trong khi thiền, trong khi tiệm ngộ thì có.
Cho dù việc một số giáo lý đại diện cho một số trường phái riêng biệt còn một số khác thì tương đồng giữa tất cả những trường phái, có thể là do giáo lý là sản phẩm từ khả năng trí thức của những cá nhân tạo ra nó và truyền cảm hứng đến những bộ phái, nhưng chưa bao giờ có bộ phái hoặc cá nhân nào tự cho mình là độc đáo và sáng tạo. Đúng hơn, tất cả đều đã xác nhận rằng giáo lý của họ là giáo lý từ Đức Phật, và đó là giáo lý được diễn giải xuyêt suốt. Nếu mà được chỉ ra là những bài thuyết giảng của Đức Phật chứa đựng một một giáo lý khác, thì họ sẽ giải thích rằng đó là giáo lý dành cho những người trí tuệ thấp kém và thiên tư kém cỏi. Theo đó cách giải thích đó, những trường phái tán thành ‘đốn giáo’ cho rằng họ đang giải nghĩa của giáo lý Đức Phật.
Hoàng tử Siddhārtha Gautama đã trở thành Đức Phật, Đấng Giác Ngộ Viên Mãn, khi Ngài trải qua một trải nghiệm tâm linh sâu sắc, một sự đốn ngộ trí tuệ về Chân Thật, mà Ngài đã đạt được dưới Cây Bồ Đề gần Gayā ở Bắc Ấn Độ. Trí tuệ này, vì không thể diễn tả được, không bao giờ thể truyền đạt bằng lời; và tất cả những giáo lý được thuyết giảng bởi Đức Phật chỉ là sự biểu hiện hoặc là sự gợi ý về bản chất của chúng, một phương tiện (upāya) để làm cho chúng sanh tỉnh ngộ để phát sinh được trí huệ. Tuy nhiên, kiến thức cao siêu này đã được truyền xuống cho ngài Mahākāśyapa (Đại Ca Diếp), là đại đệ tử của Đức Phật, một cách trực tiếp và bí ẩn, rồi tiếp tục truyền xuống lần lượt qua những vị tổ sư xuống đến ngài Bodhidharma (Bồ đề đạt ma), tổ sư thứ hai mươi tám từ Ấn Độ, người đã đem giáo lý sang Trung Quốc.
Ngài Bodhidharma (470-534) , theo hệ thống tổ sư của Trung Quốc, là tổ sư đầu tiên. Người kế nhiệm sau ngài là ngài Huệ Khả (487-593). Vị tổ sư thứ ba của dòng Thiền này là ngài Tăng Xán (?-606) được kế nhiệm bởi ngài Đạo Tín (580-651), tổ sư thứ tư. Tổ sư thứ năm Hoằng Nhẫn (643-716) có hai người học trò giỏi giang, đó là ngài Huệ Năng và ngài Thần Tú. Dòng Thiền được tiếp diễn với ngài Huệ Năng (638-713), tổ sư thứ sáu, người thành lập ra trường phái Đốn Ngộ của Thiền Nam Tông, và phái Đốn Ngộ đã sinh ra tất cả bộ phái ở Nhật Bản.
Phái của ngài Huệ Năng được biết với danh hiệu là ‘Nam Tông’ trong khi phái của ngài Thần Tú được gọi là ‘Bắc Tông,’ vì phái ngài Huệ Năng đã hưng thịnh ở phía nam trong khi phái ngài Thần Tú thì phát triển ở phía bắc. Phái của ngài Huệ Năng còn được biết với cái tên là Đốn Giáo trái ngược với Tiệm Giáo của ngài Thần Tú, vì giáo lý đầu chống đỡ chức năng trực giác của prajñā (trí huệ), và cơ chế của nó là nó hoạt động bất thình lình, nghĩa là, ngay lập tức, không có chỗ cho sự suy luận, trong khi giaos lý thứ hai chú trọng sự học hỏi và thực hành kỷ luật. Điều đó nói lên sự phân biệt thực sự giữa hai phái, vì sự khác biệt thật sự giữa chúng không chỉ đơn thuần về địa lý, mà còn về lịch sử và thời gian.
Đốn Giáo, “là Tối thượng thừa” của Đại Thừa, như ngài Huệ Năng nói trong Pháp Bảo Đàn Kinh, “vì những người đại trí mà nói, vì những người thượng căn mà nói. Những người tiểu căn tiểu trí nghe pháp này, tâm sanh không tin…Vì do tà kiến chướng nặng, cội gốc phiền não sâu.”[4]
“…vì tất cả chúng sanh tự tâm mê ngộ không đồng, tâm mê bên ngoài thấy có tu hành tìm Phật, chưa ngộ được tự tánh.”[5]
“Người thật sự hiểu đạo,” theo lời của Lin-chi, “không có khác để làm ngoài việc cứ tiếp tục cuộc sống như người đó tìm thấy trong những hoàn cảnh khác nhau trong thế gian. Người ấy thức dậy lặng lẽ, mặc y phục và đi ra ngoài làm việc. Khi người ấy muốn đi, người ấy đi; khi người ấy muốn ngồi người ấy ngồi. Người đó không mong cầu thành Phật, không một chút nào nghĩ về việc đó”[6] vì người đó biết, như là một ông lão khôn ngoan từng nói rằng, nếu người ấy cứ đi tìm Phật bằng sự khéo léo kỹ xảo, thì Phật của người ấy chính là nguồn của sự tái sanh vô tận.
Do đó, “Nếu khai ngộ đốn giáo không thể tu ở bên ngoài, chỉ nơi tâm mình thường khởi chánh kiến, phiền não trần lao thường không bị nhiễm tức là thấy tánh.”[7]
“Khi tâm thức xuyên thấu qua Hiện Tại,” như Daishu một trong những đại để tử của ngài Huệ Năng nói, “cái gì tới trước và cái gì đến sau đều hiện ra cùng một lúc trong tâm; như là tất cả Phật quá khứ đều đối mặt với những Phật tương lai; vạn vật đều cùng xuất hiện. Ở nơi tất cả mọi thứ đều được biết ở trong một niệm thức, đó là từ trường tâm, vì tất cả trí tuệ đều chứng đắc tại đây.”[8]
Tất cả những điều này chỉ có thể xảy ra khi tâm của hành được đánh thức để thấy được Hiện Tại Tuyệt Đối-vì quá khứ chỉ có thực ở khoảnh khắc hiện tại và tương lai chỉ có thực khi hiện tại trở thành nó-đây không phải kết luận của lý trí, mà là satori (ngộ) tới tức thì khi tư duy được từ bỏ như là vô hiệu lực, và, trên phương diện tâm lý, khi sự tác ý được chấm dứt.
Prajñā (trí huệ) hoạt động một cách trực giác, và những gì nó nhận thức nó nhận thức mồn một, và không có một quá trình trung gian hoặc suy tính hoặc gián đoạn. “Không có sự phân biệt giữa Dhyāna (Định) và Prajñā (Huệ)”; như ngài Huệ Năng nói, “ Dhyāna là chất của Prajñā, Prajñā là dụng của Dhyāna. Khi một người có Prajñā, Dhyāna nằm trong Prajñā; khi một người có Prajñā, Dhyāna nằm trong Prajñā.”[9]
Đốn giáo, theo cách hiểu của ngài Huệ Năng, được xây dựng trên nền tảng của sự không ý thức (vô niệm), không hình tướng (vô tướng) là thân và không bám trụ vào đâu (vô trụ) là rễ. (Ở đây vô niệm có nghĩa là một thái độ hồn nhiên đối với tâm thức thấy sự tương đối của mọi thứ; vô tướng có nghĩa là không chấp vào hình tướng, nhưng vẫn công nhận nó; và vô trụ có nghĩa là bản chất nguyên căn của tất cả chúng sanh). Nên ngài mới nói, “Người nào hiểu giáo lý Vô Niệm có một trí tuệ nhìn xuyên vạn vật. Người nào hiểu giáo lý Vô Niệm nhìn thấy được cõi tâm thức của Phật Tánh. Người nào hiểu được ‘đốn’ giáo của vô niệm đạt được Phật Tánh.[10]
E. HECTOR PERERA.
[1] J. Takakusu: The Essentials of Buddhist Philosophy (1949), trang 116.
[2] Không phải là Hui-kuan (Ekwan), người đệ tử người Hàn Quốc của Chi-tsang, người đi qua Nhật Bản vào năm 625 A.C. và đã dạy học thuyết Sanron tại tu viện Gwangōli tại Nara.
[3] J. Takakusu: op. cit. trang 160.
[4] Được dịch D. T. Suzuki: Manual of Zen Buddhism (1956), trang 84-85.
[5] ibid. trang 85.
[6] Được dịch D. T. Suzuki: Manual of Zen Buddhism (1956), II, trang 260.
[7] Manual of Zen Buddhism, op. cit. trang 85-86.
[8] Được dịch D. T. Suzuki: Living by Zen, trang 67.
[9] Essays in Zen Buddhism, op. cit. II, trang 33.
[10] ibid, trang 36.